7 lần đưa con đi thi
Một chiếc xe đạp cũ, một chiếc điện thoại có chức năng radio, đó là những “bạn đồng hành” của anh Phạm Văn Điểm (48 tuổi, Tứ Kỳ, Hải Dương) trong lúc chờ cô con gái út bên ngoài khu vực thi trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
“Tôi có ba cháu, một trai, hai gái. Đứa nào tôi cũng nuôi cho ăn học hết cỡ. Các cháu nhà tôi đều chăm chỉ, chịu khó nhưng không được xuất sắc như người ta, cho nên đường thi cử cũng lận đận” - anh mở đầu câu chuyện.
Anh Điểm cho biết, con gái đầu của anh sinh năm 1988. Hai năm liên tiếp cháu thi vào khoa Toán - ĐH Sư Phạm Hà Nội, cả hai lần anh đều đưa con đi thi nhưng rất tiếc cháu thi không đỗ.
“Đến năm thứ 3, tôi hỏi con có muốn thi nữa không thì cháu lắc đầu” - anh kể.
Năm cô con gái lớn từ chối thi tiếp, cũng là năm cậu con trai thứ 2, sinh năm 1990 của anh bước vào kỳ thi đại học. Cũng từ đây, anh mất thêm 4 lần lặn lội đưa con trai đi thi.
Ngậm ngùi anh Điểm kể tiếp: “Hai năm đầu cháu đều thi ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội nhưng không đỗ. Thấy con dù trượt nhưng tỏ ý vẫn muốn vào đại học, tôi động viên cháu vào Sài Gòn ôn thi vào Trường ĐH Cảnh sát TP.HCM. Hai năm ấy cháu vừa làm, vừa ôn, quyết tâm thi nhưng rồi lại không đậu...”.
Năm nay đến lượt cô con gái út của anh - cháu Phạm Thị Tơ, tiếp tục giấc mơ đại học mà chị gái và anh trai còn dang dở.
“Trước ngày thi, tôi chỉ biết nói với con rằng hãy giữ tâm lý thật vững. May mắn chỉ là hãn hữu, còn lại tất cả thành công phải do nghị lực của mình mà nên, con cứ cố gắng hết sức, đỗ đạt thì bố mẹ mừng, mà chẳng may trượt thì lại học tiếp, thi tiếp. Cho đến khi nào con không học, không thi được nữa thì thôi!” - anh tâm sự.
Trong những lời gan ruột bộc bạch về mong ước con vào đại Học, anh Điểm còn kể về niềm khát khao được đi học mà thời trẻ anh không thể thực hiện: “Tôi mồ côi cha từ lúc chưa lọt lòng, được học hết *****, nhưng nhà nghèo, mẹ yếu, không có điều kiện học lên đại học mà phải sớm ra đời bươn chải. Chính vì thế, tôi chỉ mong các con được vào đại học, dù vất vả mấy tôi cũng sẽ cố gắng”.
Sẵn sàng bán ruộng đất cho con đi học
Không phải tự nhiên mà cả hai cô con gái của anh đều thi vào Khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội. Anh Điểm chia sẻ, ngay từ nhỏ, anh đã “hướng” cho các con vào ngành này.
Anh nói: “Nhà tôi cả hai vợ chồng đều làm nông. Chỉ có cho con học Sư phạm là đỡ được gánh nặng học phí. Hơn nữa nếu cháu học ngành Toán, thì “đầu ra” cũng đỡ hơn các ngành khác.
Ra trường cho dù không xin được vào công lập, thì đi dạy thêm ở trường quê, trường làng cũng đủ sống. Mà như thế trong gia đình có người làm nghề giáo, bố mẹ cũng được nở mày nở mặt”.
Nhà chỉ có 7 sào ruộng, anh Điểm phải xoay sở đi xây, đi phụ hồ để có thêm thu nhập. Xòe đôi bàn tay sần sùi, chỉ vào đôi bàn chân với những móng chân ố vàng vì lội bùn đất quanh năm, anh tự hào nói: “Tôi nông dân đặc sệt, tiền của không có, nhưng dù phải bán ruộng, bán đất cho con đi học tôi cũng sẵn sàng”.
Anh kể lại, suốt thời gian cậu con trai anh ôn thi lại vào ĐH Mỏ là giai đoạn kinh tế gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn nhất. Hàng ngày con trai anh phải đạp xe đi về hơn 18 cây số từ nhà lên trường CĐ Sư phạm ôn thi. Anh phải đi làm thuê mãi tối mịt mới về. Hôm nào 20, 21h mà chưa thấy con hoặc khi mưa gió bão bùng, anh lại tất tả đi xe máy soi đèn ngược đường đón con...
Lúc đó nhà vẫn còn phải chạy ăn.. Ấy vậy mà những khó khăn cũng qua đi, các con anh dẫu chưa được đỗ đạt, nhưng đứa nào cũng hiểu, cũng thương và hiếu thuận với bố mẹ.
Với anh, đầu tư về tri thức cho con cái thì không bao giờ thua thiệt. Cho dù đường công danh, tiền tài chưa được như mong mỏi nhưng khi trưởng thành, các con vẫn hơn người vì được ăn học, hiểu biết.
Một chiếc xe đạp cũ, một chiếc điện thoại có chức năng radio, đó là những “bạn đồng hành” của anh Phạm Văn Điểm (48 tuổi, Tứ Kỳ, Hải Dương) trong lúc chờ cô con gái út bên ngoài khu vực thi trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
“Tôi có ba cháu, một trai, hai gái. Đứa nào tôi cũng nuôi cho ăn học hết cỡ. Các cháu nhà tôi đều chăm chỉ, chịu khó nhưng không được xuất sắc như người ta, cho nên đường thi cử cũng lận đận” - anh mở đầu câu chuyện.
Anh Điểm cho biết, con gái đầu của anh sinh năm 1988. Hai năm liên tiếp cháu thi vào khoa Toán - ĐH Sư Phạm Hà Nội, cả hai lần anh đều đưa con đi thi nhưng rất tiếc cháu thi không đỗ.
“Đến năm thứ 3, tôi hỏi con có muốn thi nữa không thì cháu lắc đầu” - anh kể.
Năm cô con gái lớn từ chối thi tiếp, cũng là năm cậu con trai thứ 2, sinh năm 1990 của anh bước vào kỳ thi đại học. Cũng từ đây, anh mất thêm 4 lần lặn lội đưa con trai đi thi.
Ngậm ngùi anh Điểm kể tiếp: “Hai năm đầu cháu đều thi ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội nhưng không đỗ. Thấy con dù trượt nhưng tỏ ý vẫn muốn vào đại học, tôi động viên cháu vào Sài Gòn ôn thi vào Trường ĐH Cảnh sát TP.HCM. Hai năm ấy cháu vừa làm, vừa ôn, quyết tâm thi nhưng rồi lại không đậu...”.
Năm nay đến lượt cô con gái út của anh - cháu Phạm Thị Tơ, tiếp tục giấc mơ đại học mà chị gái và anh trai còn dang dở.
“Trước ngày thi, tôi chỉ biết nói với con rằng hãy giữ tâm lý thật vững. May mắn chỉ là hãn hữu, còn lại tất cả thành công phải do nghị lực của mình mà nên, con cứ cố gắng hết sức, đỗ đạt thì bố mẹ mừng, mà chẳng may trượt thì lại học tiếp, thi tiếp. Cho đến khi nào con không học, không thi được nữa thì thôi!” - anh tâm sự.
Trong những lời gan ruột bộc bạch về mong ước con vào đại Học, anh Điểm còn kể về niềm khát khao được đi học mà thời trẻ anh không thể thực hiện: “Tôi mồ côi cha từ lúc chưa lọt lòng, được học hết *****, nhưng nhà nghèo, mẹ yếu, không có điều kiện học lên đại học mà phải sớm ra đời bươn chải. Chính vì thế, tôi chỉ mong các con được vào đại học, dù vất vả mấy tôi cũng sẽ cố gắng”.
Sẵn sàng bán ruộng đất cho con đi học
Không phải tự nhiên mà cả hai cô con gái của anh đều thi vào Khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội. Anh Điểm chia sẻ, ngay từ nhỏ, anh đã “hướng” cho các con vào ngành này.
Anh nói: “Nhà tôi cả hai vợ chồng đều làm nông. Chỉ có cho con học Sư phạm là đỡ được gánh nặng học phí. Hơn nữa nếu cháu học ngành Toán, thì “đầu ra” cũng đỡ hơn các ngành khác.
Ra trường cho dù không xin được vào công lập, thì đi dạy thêm ở trường quê, trường làng cũng đủ sống. Mà như thế trong gia đình có người làm nghề giáo, bố mẹ cũng được nở mày nở mặt”.
Nhà chỉ có 7 sào ruộng, anh Điểm phải xoay sở đi xây, đi phụ hồ để có thêm thu nhập. Xòe đôi bàn tay sần sùi, chỉ vào đôi bàn chân với những móng chân ố vàng vì lội bùn đất quanh năm, anh tự hào nói: “Tôi nông dân đặc sệt, tiền của không có, nhưng dù phải bán ruộng, bán đất cho con đi học tôi cũng sẵn sàng”.
Anh kể lại, suốt thời gian cậu con trai anh ôn thi lại vào ĐH Mỏ là giai đoạn kinh tế gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn nhất. Hàng ngày con trai anh phải đạp xe đi về hơn 18 cây số từ nhà lên trường CĐ Sư phạm ôn thi. Anh phải đi làm thuê mãi tối mịt mới về. Hôm nào 20, 21h mà chưa thấy con hoặc khi mưa gió bão bùng, anh lại tất tả đi xe máy soi đèn ngược đường đón con...
Lúc đó nhà vẫn còn phải chạy ăn.. Ấy vậy mà những khó khăn cũng qua đi, các con anh dẫu chưa được đỗ đạt, nhưng đứa nào cũng hiểu, cũng thương và hiếu thuận với bố mẹ.
Với anh, đầu tư về tri thức cho con cái thì không bao giờ thua thiệt. Cho dù đường công danh, tiền tài chưa được như mong mỏi nhưng khi trưởng thành, các con vẫn hơn người vì được ăn học, hiểu biết.