Đó là những người trong gia tộc của ông Võ Văn Cống - ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Có nhiều ngón hơn người, họ cũng có nhiều tài vặt, tài giỏi hơn người...
Sáu ngón tay sạch đều...
Chuyện vui kể rằng, khi đứa bé trong gia tộc của ông Võ Văn Cống (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đi học mẫu giáo, cô giáo dạy bài hát “Đếm ngón tay”, trong ấy có câu cuối “Năm ngón tay sạch đều”. Đứa bé cứ đếm đi đếm lại và nói: “Thưa cô em có tới 6 ngón...”.
Ban đầu cô giáo không tin, nhưng đến khi thấy rõ bàn tay có 6 ngón, cô giáo giật mình. Không chỉ vậy, khi cô giáo đếm bàn tay còn lại, rồi 2 bàn chân, tổng số ngón bằng 24.
Bàn tay, bàn chân mỗi người đều có 6 ngón
Ông Cống là người vui tính, hiếu khách. Ông xòe hai bàn tay cho khách coi, rồi chụp hình thoải mái. Không chỉ vậy, khi chúng tôi yêu cầu, ông kêu hết con cháu lên cùng chụp hình.
Chúng tôi thấy các ngón tay, chân bố trí rất đều, nếu nhìn sơ qua không thấy điều gì khác thường. Các ngón chân, tay thứ sáu cũng bình thường như các ngón khác, thậm chí không biết ngón nào là “ngoài biên chế”.
Chuyện thừa ngón của gia tộc ông Võ Văn Cống có từ lâu đời, di truyền qua nhiều thế hệ, cả con trai, con gái đều thừa ngón. Ông Cống (năm nay 73 tuổi) cho biết, dòng họ bên ngoại ông có nhiều người thừa ngón như vậy.
Ông ngoại của ông có 24 ngón, còn bà ngoại tay chân bình thường, họ sinh hơn chục người con, nhưng chỉ có má của ông Cống là 24 ngón.
Gia đình ông Cống có 9 anh em trai, trong đó chỉ có người thứ ba là Võ Văn Chẩn và người thứ chín - Võ Văn Cống là có 24 ngón. Ông Chẩn năm nay đã 85 tuổi, có một người con và một đứa cháu thừa ngón giống như ông.
Ông Cống có tổng cộng 12 người con, trong đó có đến 4 người có 24 ngón giống như ông. Đó là cô con gái thứ hai, cậu con trai thứ sáu, rồi con trai thứ bảy và cô con gái thứ chín.
Khi cô con gái thứ hai lấy chồng, lại sinh ra đứa con gái có 24 ngón. Còn anh con trai thứ sáu khi lấy vợ sinh được hai đứa con: Một trai, một gái, nhưng chỉ có đứa con trai có 24 ngón. Chỉ tính từ đời ông ngoại của ông Cống đến giờ, gia tộc này có 14 người có 24 ngón tay, chân.
Thừa ngón vẫn tài hoa
Hồi trẻ ông Cống tham gia đội banh của làng, thường tranh giải cấp huyện và luôn là “vua phá lưới”, từ đó mà chết danh “tiền đạo 6 ngón”. Mà ông chuyên đá chân không, vì không đôi giày nào vừa chân ông. Ông chạy nhanh, tranh bóng giỏi và sức bền hơn người.
Ông Cống kể: “Có lần tranh giải huyện, ban tổ chức bắt buộc cầu thủ phải mang giày. Tui phải lội khắp chợ, lựa mua giày số lớn nhất mang mới vừa. Nhưng cũng không thể mang lâu vì khó chịu, đau chân dữ lắm, nên tui lén bỏ giày đá chân không”. Từ đó, ông Cống trở nên nổi tiếng, nhiều người hiếu kỳ từ xa lặn lội đến nhà ông xem cho biết. Cũng từ đó, cây cầu bêtông trước nhà ông được người ta kêu là “cầu ông Chín Cống”.
Không chỉ mình ông, hầu hết những người “thừa ngón” trong gia tộc đều thích đi chân đất, không quen mang dép. Chỉ những lúc phải đi đám tiệc, cần sự trịnh trọng thì họ mới buộc phải mang giày, dép. Chỉ riêng trường hợp người con gái thứ chín của ông hiện đang còn trẻ nên có phần ngại ngùng về hai bàn chân thừa ngón của mình, vì không thể mang giày dép đẹp như chị em bạn gái, nên cô đã xin phép gia đình được cắt bỏ những ngón chân thừa.
Vợ chồng ông Cống thương con gái, sợ gia đình nhà trai e ngại với ngón chân thừa của cô dâu, nên đã đồng ý cho con đi phẫu thuật cắt bỏ mỗi bên bàn chân 1 ngón thừa, còn tay thì vẫn giữ nguyên.
Trường hợp người con trai thứ sáu của ông Cống - anh Võ Tấn Đức - mãi tới năm 23 tuổi, khi đi hỏi vợ anh mới tập mang dép, vì đi làm rể phải cho tươm tất. Nhưng chuyện chọn mua được đôi giày hoặc đôi dép cho bàn chân 6 ngón to bè của anh luôn là vấn đề nan giải!
Sáu ngón tay sạch đều...
Chuyện vui kể rằng, khi đứa bé trong gia tộc của ông Võ Văn Cống (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đi học mẫu giáo, cô giáo dạy bài hát “Đếm ngón tay”, trong ấy có câu cuối “Năm ngón tay sạch đều”. Đứa bé cứ đếm đi đếm lại và nói: “Thưa cô em có tới 6 ngón...”.
Ban đầu cô giáo không tin, nhưng đến khi thấy rõ bàn tay có 6 ngón, cô giáo giật mình. Không chỉ vậy, khi cô giáo đếm bàn tay còn lại, rồi 2 bàn chân, tổng số ngón bằng 24.
Bàn tay, bàn chân mỗi người đều có 6 ngón
Ông Cống là người vui tính, hiếu khách. Ông xòe hai bàn tay cho khách coi, rồi chụp hình thoải mái. Không chỉ vậy, khi chúng tôi yêu cầu, ông kêu hết con cháu lên cùng chụp hình.
Chúng tôi thấy các ngón tay, chân bố trí rất đều, nếu nhìn sơ qua không thấy điều gì khác thường. Các ngón chân, tay thứ sáu cũng bình thường như các ngón khác, thậm chí không biết ngón nào là “ngoài biên chế”.
Chuyện thừa ngón của gia tộc ông Võ Văn Cống có từ lâu đời, di truyền qua nhiều thế hệ, cả con trai, con gái đều thừa ngón. Ông Cống (năm nay 73 tuổi) cho biết, dòng họ bên ngoại ông có nhiều người thừa ngón như vậy.
Ông ngoại của ông có 24 ngón, còn bà ngoại tay chân bình thường, họ sinh hơn chục người con, nhưng chỉ có má của ông Cống là 24 ngón.
Gia đình ông Cống có 9 anh em trai, trong đó chỉ có người thứ ba là Võ Văn Chẩn và người thứ chín - Võ Văn Cống là có 24 ngón. Ông Chẩn năm nay đã 85 tuổi, có một người con và một đứa cháu thừa ngón giống như ông.
Ông Cống có tổng cộng 12 người con, trong đó có đến 4 người có 24 ngón giống như ông. Đó là cô con gái thứ hai, cậu con trai thứ sáu, rồi con trai thứ bảy và cô con gái thứ chín.
Khi cô con gái thứ hai lấy chồng, lại sinh ra đứa con gái có 24 ngón. Còn anh con trai thứ sáu khi lấy vợ sinh được hai đứa con: Một trai, một gái, nhưng chỉ có đứa con trai có 24 ngón. Chỉ tính từ đời ông ngoại của ông Cống đến giờ, gia tộc này có 14 người có 24 ngón tay, chân.
Thừa ngón vẫn tài hoa
Hồi trẻ ông Cống tham gia đội banh của làng, thường tranh giải cấp huyện và luôn là “vua phá lưới”, từ đó mà chết danh “tiền đạo 6 ngón”. Mà ông chuyên đá chân không, vì không đôi giày nào vừa chân ông. Ông chạy nhanh, tranh bóng giỏi và sức bền hơn người.
Ông Cống kể: “Có lần tranh giải huyện, ban tổ chức bắt buộc cầu thủ phải mang giày. Tui phải lội khắp chợ, lựa mua giày số lớn nhất mang mới vừa. Nhưng cũng không thể mang lâu vì khó chịu, đau chân dữ lắm, nên tui lén bỏ giày đá chân không”. Từ đó, ông Cống trở nên nổi tiếng, nhiều người hiếu kỳ từ xa lặn lội đến nhà ông xem cho biết. Cũng từ đó, cây cầu bêtông trước nhà ông được người ta kêu là “cầu ông Chín Cống”.
Không chỉ mình ông, hầu hết những người “thừa ngón” trong gia tộc đều thích đi chân đất, không quen mang dép. Chỉ những lúc phải đi đám tiệc, cần sự trịnh trọng thì họ mới buộc phải mang giày, dép. Chỉ riêng trường hợp người con gái thứ chín của ông hiện đang còn trẻ nên có phần ngại ngùng về hai bàn chân thừa ngón của mình, vì không thể mang giày dép đẹp như chị em bạn gái, nên cô đã xin phép gia đình được cắt bỏ những ngón chân thừa.
Vợ chồng ông Cống thương con gái, sợ gia đình nhà trai e ngại với ngón chân thừa của cô dâu, nên đã đồng ý cho con đi phẫu thuật cắt bỏ mỗi bên bàn chân 1 ngón thừa, còn tay thì vẫn giữ nguyên.
Trường hợp người con trai thứ sáu của ông Cống - anh Võ Tấn Đức - mãi tới năm 23 tuổi, khi đi hỏi vợ anh mới tập mang dép, vì đi làm rể phải cho tươm tất. Nhưng chuyện chọn mua được đôi giày hoặc đôi dép cho bàn chân 6 ngón to bè của anh luôn là vấn đề nan giải!