Đây là số liệu được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn công bố ngày 1/11 tại TP.HCM. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, trước khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở Việt Nam, loại gà này sau khi bị thải loại chỉ dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc với giá rẻ hơn nhiều. Nguồn gà này chủ yếu từ các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn và tại Móng Cái (Quảng Ninh). Qua được cửa khẩu Móng Cái giá là 30.000 - 35.000đồng/kg và về tới Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có thể bán được với giá 65.000 - 70.000đồng/kg, mức lời trung bình gấp khoảng 4 lần giá gốc.
Chính vì khoản lời kếch xù này mà các chủ nậu tìm mọi cách đưa gà thải loại về Việt Nam. Nhờ tiêu thụ tốt nên nếu như trước đây gà thải loại Trung Quốc khai thác trứng trên 55 tuần tuổi thì nay, nhiều chủ trại tại Trung Quốc chỉ khai thác khoảng 52 - 53 tuần tuổi họ đã tìm cách thanh lý cho các đầu nậu mua gom đưa về Việt Nam.
*Gà thải Trung Quốc giá gốc chỉ chưa đến một cân rau muống bán tại TP.HCM
*Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, năm nay có khoảng từ 70.000 - 100.000 tấn gà thải loại Trung Quốc, tương đương với 40.000 - 45.000 tấn thịt gà tuồn vào nước ta. Đó còn chưa kể tới hơn 6.000 tấn gà giá rẻ nhập từ Hàn Quốc.
Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, do bị siết chặt việc vận chuyển, buôn bán gà thải loại, gần đây các đầu nậu chuyển hướng giết mổ gà thải loại từ Trung Quốc rồi đóng thùng xốp vừa dễ ngụy trang để vượt biên lại có thể đưa được về TP.HCM và các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Trong sáng nay (1/11), 20 cán bộ quản lý thị trường tại Bắc Giang bắt giữ được một xe lạnh vận chuyển gà thải loại Trung Quốc đã giết mổ đang trên đường đưa vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Chi cục Thú y TP.HCM cũng xác nhận, gần đây tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (nơi kiểm soát nguồn sản phẩm động vật từ miền Trung và miền Bắc vào thành phố tiêu thụ) liên tục phát hiện ra những lô hàng gà thịt làm sẵn được đóng trong các thùng xốp, gửi theo những xe chở khách nhằm tránh sự kiểm soát của nhân viên thú y. Nhiều lô hàng được khai báo có nguồn gốc từ biên giới phía Bắc được thuê chở vào TP.HCM tiêu thụ. Điều kiện vận chuyển không đảm bảo, nhiều lô hàng khi bị bắt giữ đã bốc mùi hôi thối.
Với cách nhập khẩu như hiện nay ông Sơn cho rằng không thể kiểm soát được dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Đó còn chưa kể tới các chủ trại gà tại Trung Quốc sử dụng vắc xin vô tội vạ, thậm chí trước giờ gà được bắt để bán sang Việt Nam vẫn không ngừng tiêm. Ông Sơn khẳng định cho đến thời điểm này vẫn không thể kiểm soát được an toàn vệ sinh đối với loại gà này, nhất là trong việc đánh giá được các chất tồn dư trong đó. Điều này liên quan đến lý do vì sao người Trung Quốc không hoặc rất ít sử dụng gà thải loại.
Dù biết rõ ngành chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước đang chịu ảnh hưởng xuất từ nguồn gà thải loại nhập lậu, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chế tài xử phạt các đầu nậu hiện vẫn chưa đủ sức răn đe. “Trong khi ở Thái Lan có thế truy cứu trách nhiệm hình sự thì chúng ta mới xử phạt hành chính nhẹ đến mức chủ hàng sẵn sàng bỏ cả xe gà để những xe khác trót lọt vẫn dư tiền lời…”, ông Sơn than phiền.
Chính vì khoản lời kếch xù này mà các chủ nậu tìm mọi cách đưa gà thải loại về Việt Nam. Nhờ tiêu thụ tốt nên nếu như trước đây gà thải loại Trung Quốc khai thác trứng trên 55 tuần tuổi thì nay, nhiều chủ trại tại Trung Quốc chỉ khai thác khoảng 52 - 53 tuần tuổi họ đã tìm cách thanh lý cho các đầu nậu mua gom đưa về Việt Nam.
*Gà thải Trung Quốc giá gốc chỉ chưa đến một cân rau muống bán tại TP.HCM
*Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, năm nay có khoảng từ 70.000 - 100.000 tấn gà thải loại Trung Quốc, tương đương với 40.000 - 45.000 tấn thịt gà tuồn vào nước ta. Đó còn chưa kể tới hơn 6.000 tấn gà giá rẻ nhập từ Hàn Quốc.
Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, do bị siết chặt việc vận chuyển, buôn bán gà thải loại, gần đây các đầu nậu chuyển hướng giết mổ gà thải loại từ Trung Quốc rồi đóng thùng xốp vừa dễ ngụy trang để vượt biên lại có thể đưa được về TP.HCM và các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Trong sáng nay (1/11), 20 cán bộ quản lý thị trường tại Bắc Giang bắt giữ được một xe lạnh vận chuyển gà thải loại Trung Quốc đã giết mổ đang trên đường đưa vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Chi cục Thú y TP.HCM cũng xác nhận, gần đây tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (nơi kiểm soát nguồn sản phẩm động vật từ miền Trung và miền Bắc vào thành phố tiêu thụ) liên tục phát hiện ra những lô hàng gà thịt làm sẵn được đóng trong các thùng xốp, gửi theo những xe chở khách nhằm tránh sự kiểm soát của nhân viên thú y. Nhiều lô hàng được khai báo có nguồn gốc từ biên giới phía Bắc được thuê chở vào TP.HCM tiêu thụ. Điều kiện vận chuyển không đảm bảo, nhiều lô hàng khi bị bắt giữ đã bốc mùi hôi thối.
Với cách nhập khẩu như hiện nay ông Sơn cho rằng không thể kiểm soát được dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Đó còn chưa kể tới các chủ trại gà tại Trung Quốc sử dụng vắc xin vô tội vạ, thậm chí trước giờ gà được bắt để bán sang Việt Nam vẫn không ngừng tiêm. Ông Sơn khẳng định cho đến thời điểm này vẫn không thể kiểm soát được an toàn vệ sinh đối với loại gà này, nhất là trong việc đánh giá được các chất tồn dư trong đó. Điều này liên quan đến lý do vì sao người Trung Quốc không hoặc rất ít sử dụng gà thải loại.
Dù biết rõ ngành chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước đang chịu ảnh hưởng xuất từ nguồn gà thải loại nhập lậu, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chế tài xử phạt các đầu nậu hiện vẫn chưa đủ sức răn đe. “Trong khi ở Thái Lan có thế truy cứu trách nhiệm hình sự thì chúng ta mới xử phạt hành chính nhẹ đến mức chủ hàng sẵn sàng bỏ cả xe gà để những xe khác trót lọt vẫn dư tiền lời…”, ông Sơn than phiền.