Hôm ấy, là những ngày đầu mùa bão lũ của tháng 10/2002 ở miền Trung, giữa cơn mưa giông kèm theo từng cơn sét như muốn xé toạc bầu trời thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Dẫu vậy, trong căn nhà lợp tôn tồi tàn, dựng sơ sài của vợ chồng anh Nguyễn Thành Ôn (44 tuổi) và chị Lê Thị Nga (42 tuổi) lại ấm cúm lạ thường. Còn cụ Hồ Thị Quy (bà ngoại chị Nga), đã ngoài 70 tuổi với đôi chân đau nhức từng cơn vì trái gió trở trời, vẫn lụm khụm ôm gói quà sang thăm thằng chắt ngoại mới sinh. Rồi tai họa do trời bỗng đâu ập đến giữa lúc gia đình nhỏ ấy đang sum họp trong một bữa cơm chiều...
Sau nhiều ngày tỉnh dậy ở Khoa Bỏng của Bệnh viện Đà Nẵng, với nửa người bên trái tê buốt, loang lổ, cháy xém do luồng sét cực mạnh đánh phải, anh Ôn càng đau đớn hơn, chỉ còn biết kêu trời khi nghe các y bác sĩ cho biết: Chị Nga vợ anh và đứa con trai vừa tròn 15 ngày tuổi vẫn đang nằm trong phòng cấp cứu chưa biết sống chết ra sao. Còn cụ Quy do tuổi cao, sức yếu và bị bỏng nặng đến 60% nên đã ra đi vĩnh viễn…
Suốt mấy tháng liền vật vã với đớn đau anh cùng vợ con được ra viện với chỉ một cánh tay còn lành lặn. Cùng với những vết thương trên khắp cơ thể vẫn tiếp tục lở loét, bị nhiễm trùng bất cứ khi nào, thì đôi mắt của cả 2 vợ chồng bị nhiễm bức xạ đang cứ mờ dần, mờ dần. Vậy mà anh lại cứng giọng, động viên vợ: "Mình à, dẫu trời đánh nhưng mình đã không thể chết. Dẫu thể xác đau đớn trăm phần, nhưng vợ chồng vẫn còn được ở bên nhau. Thôi, cố sức* mà vì 2 đứa con thơ dại. Cố đừng để "số trời" cướp đi thêm một sinh mạng nào nữa, mình nhé…"!. Nghe chồng nói, chị Nga chỉ còn biết ôm con, tựa vào chồng nước mắt lưng tròng, chị cũng biết rằng, gia đình chị giờ đây phía trước là gian truân, bệnh tật, đau đớn và khó khăn.
"Bây giờ gia đình tui vẫn luôn ước mơ, dẫu ước mơ đó chỉ còn một nửa", câu nói chát lòng của chị Nga khi tâm sự khiến tôi không thể cầm lòng. Cả hai vợ chồng giờ chỉ còn một nửa cơ thể là "tồn tại", với 45% cơ thể gồm chân trái, tay trái và nửa đầu bị chứng máu không tuần hoàn, khô xương và co rút. Riêng cậu bé Nguyễn Thành Tâm do di chứng của trận sét kinh hoàng hôm nào để lại, nay đã hơn 10 tuổi nhưng cơ thể teo tóp, cả ngày chỉ biết ra vào la hét vô thần, vô định. Và cho đến tận bây giờ, cứ hễ thấy trời đổ mưa, hoặc có tiếng nổ đì đùng, là em lại hoảng hốt nằm lăn dưới nền nhà hoặc chui xuống gầm giường vì "sợ sét đánh". Căn nhà cấp bốn lợp tôn nhỏ qua bao năm dành dụm, tằn tiện từ nghề thợ nề của anh và tiệm may quần áo của chị chỉ trong một phút chốc cũng đã bị "trời" thiêu rụi.
Mẹ con chị Lê Thị Nga và bé Nguyễn Thành Tâm với những di chứng nặng nề vì bị sét đánh
Vậy là, vừa đau đớn thể xác, thiếu thốn trăm bề, gồng gánh nuôi 2 con thơ dại, nợ nần chồng chất vì không có tiền chạy chữa thuốc thang cho cả 3 người trong gia đình, trong khi 2 anh chị không thể làm được bất cứ việc gì. Chị Nga đã không dưới ít lần nghĩ cạn, bi quan cố tìm đến cái chết. Nhưng có lẽ sau lần thập tử nhất sinh mà trời giáng xuống ấy, thì dẫu chị có tìm đủ phương cách như thế nào thì trời vẫn bắt chị phải tiếp tục sống. Còn anh Ôn, từ một tay thợ lành nghề, với thu nhập hàng tháng ngót nghét 4 triệu đồng, nay cơ thể đau đớn và đầy thương tật không thể theo nghề được nữa, nhưng dẫu thế nào anh vẫn cố làm chỗ dựa cho cả gia đình.
Để duy trì cuộc sống và có tiền thuốc thang chữa bệnh, anh đành phải chọn cái nghề "vừa sức" để mưu sinh. Mỗi ngày dù nắng gắt hay mưa dầm, anh cũng cố lê từng bước khó nhọc, đi bán vé số để* kiếm tiền mua gạo, mua rau. Có một điều lạ, tuy cực nhọc, đau đớn là vậy nhưng anh Ôn lại tỏ ra rất lạc quan, yêu đời. Anh bảo, chỉ có một lần duy nhất, đó là cái ngày trong nhà không còn lấy một hạt gạo, vợ anh vì thiếu dinh dưỡng lại thương tích đầy mình nên không có sữa cho con bú. Lòng đau quặn thắt, anh lầm lũi ôm con trong nước mắt tìm lên chùa xin cháo cho đứa trẻ cầm hơi…
Nguyễn Huy Thành - con trai cả của vợ chồng anh Ôn - chị Nga
Nhưng chỉ một thoáng buồn khi kể lại câu chuyện của vợ chồng mình. Rồi anh cười khoe: Nay cuộc sống của gia đình đã đỡ hơn phần nào, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chăm sóc tận tình của các cán bộ y tế xã nên tình trạng bệnh tật của vợ chồng con cái anh chị đã dần tạm ổn định. Người dân trong thôn rất cảm phục vợ chồng anh hiền lành và đầy nghị lực. Họ đã cảm kích vô cùng khi chứng kiến cái gia đình bị trời đánh năm nào, đã cùng nhau sẻ chia, dắt dìu nhau vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Gia đình anh chị không vì cái bệnh, cái khổ mà bấu víu lấy lòng thương hại của những người xung quanh, mà anh chị đã tự bươn chải, tự duy trì một gia đình đầm ấm. May mắn cho anh chị, vừa rồi có* một tổ chức từ thiện của nước ngoài khi hay tin về hoàn cảnh gia đình đã hỗ trợ xây lại cho anh chị một căn nhà cấp 4 trên phần đất của cha anh để lại.
Tôi biết, anh Ôn - chị Nga còn có một niềm tự hào khác đó là cậu con trai cả Nguyễn Huy Thành. Thành là người duy nhất trong gia đình may mắn thoát nạn trong thảm họa sét đánh năm nào vì hôm đó cậu đang học ở trường. Năm nay Thành mới bước qua tuổi 15, nhưng trông em như một người đàn ông trưởng thành thực thụ, thay cha gánh vác công việc trong gia đình.
Ngoài giờ học,* Thành đi bán vé số phụ cha, kiếm tiền đong gạo. Cậu còn nhặt nhạnh cây gỗ đóng cho mẹ Nga cái chuồng gà nho nhỏ để mẹ nuôi gà bán lấy trứng, cải thiện cuộc sống. Thành còn đem đến cho cha mẹ niềm vui, khi liên tục nhiều năm liền là học sinh khá giỏi của Trường trung học cơ sở Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngoài ra, cậu còn có một ước mơ cháy bỏng là thi đỗ vào Đại học Bách khoa. Nhưng cậu biết, ước mơ ấy của cậu cũng sẽ là một nỗi lo lớn của gia đình... cho dù năm nay cậu mới 15 tuổi.
Gia đình anh Ôn - chị Nga hiện giờ
Tiễn tôi ra tận đầu cổng, anh Ôn nửa đùa nửa thật kể cho tôi nghe câu chuyện. Tuy không mê tín, nhưng ròng rã nhiều năm qua bán vé số mưu sinh, anh đã đem đến vận may cho nhiều người. Anh biết rằng: Biết đâu có một ngày ông trời sẽ bù đắp lại những tổn thất và khổ đau mà ổng đã gây ra cho gia đình tui mà cho tui được một lần trúng số để đổi đời"...!. Riêng tôi thì nghĩ khác, chính anh chị mới là người đã tự tạo nên phép màu cho cuộc sống của mình chứ không phải là ông trời hay bất cứ ai khác. Vì tương lai các con, vì cuộc sống vẫn phải luôn tồn tại mà anh chị đã cố gắng sống và nuôi dạy các con.
Chính nhờ sự sẻ chia, luôn đồng cam cộng khổ, trong hoạn nạn, cùng nghị lực vượt qua khó khăn của cả hai vợ chồng, đó mới chính là một sự may mắn diệu kỳ mà anh chị đã có được... Duy nhất, tôi chỉ mong có một phép nhiệm màu, đó là gia đình họ sẽ có đủ điều kiện để ước mơ của cậu bé Nguyễn Huy Thành con trai cả của anh chị được trở thành hiện thực, Thành sẽ được vào đại học.
Sau nhiều ngày tỉnh dậy ở Khoa Bỏng của Bệnh viện Đà Nẵng, với nửa người bên trái tê buốt, loang lổ, cháy xém do luồng sét cực mạnh đánh phải, anh Ôn càng đau đớn hơn, chỉ còn biết kêu trời khi nghe các y bác sĩ cho biết: Chị Nga vợ anh và đứa con trai vừa tròn 15 ngày tuổi vẫn đang nằm trong phòng cấp cứu chưa biết sống chết ra sao. Còn cụ Quy do tuổi cao, sức yếu và bị bỏng nặng đến 60% nên đã ra đi vĩnh viễn…
Suốt mấy tháng liền vật vã với đớn đau anh cùng vợ con được ra viện với chỉ một cánh tay còn lành lặn. Cùng với những vết thương trên khắp cơ thể vẫn tiếp tục lở loét, bị nhiễm trùng bất cứ khi nào, thì đôi mắt của cả 2 vợ chồng bị nhiễm bức xạ đang cứ mờ dần, mờ dần. Vậy mà anh lại cứng giọng, động viên vợ: "Mình à, dẫu trời đánh nhưng mình đã không thể chết. Dẫu thể xác đau đớn trăm phần, nhưng vợ chồng vẫn còn được ở bên nhau. Thôi, cố sức* mà vì 2 đứa con thơ dại. Cố đừng để "số trời" cướp đi thêm một sinh mạng nào nữa, mình nhé…"!. Nghe chồng nói, chị Nga chỉ còn biết ôm con, tựa vào chồng nước mắt lưng tròng, chị cũng biết rằng, gia đình chị giờ đây phía trước là gian truân, bệnh tật, đau đớn và khó khăn.
"Bây giờ gia đình tui vẫn luôn ước mơ, dẫu ước mơ đó chỉ còn một nửa", câu nói chát lòng của chị Nga khi tâm sự khiến tôi không thể cầm lòng. Cả hai vợ chồng giờ chỉ còn một nửa cơ thể là "tồn tại", với 45% cơ thể gồm chân trái, tay trái và nửa đầu bị chứng máu không tuần hoàn, khô xương và co rút. Riêng cậu bé Nguyễn Thành Tâm do di chứng của trận sét kinh hoàng hôm nào để lại, nay đã hơn 10 tuổi nhưng cơ thể teo tóp, cả ngày chỉ biết ra vào la hét vô thần, vô định. Và cho đến tận bây giờ, cứ hễ thấy trời đổ mưa, hoặc có tiếng nổ đì đùng, là em lại hoảng hốt nằm lăn dưới nền nhà hoặc chui xuống gầm giường vì "sợ sét đánh". Căn nhà cấp bốn lợp tôn nhỏ qua bao năm dành dụm, tằn tiện từ nghề thợ nề của anh và tiệm may quần áo của chị chỉ trong một phút chốc cũng đã bị "trời" thiêu rụi.
Mẹ con chị Lê Thị Nga và bé Nguyễn Thành Tâm với những di chứng nặng nề vì bị sét đánh
Vậy là, vừa đau đớn thể xác, thiếu thốn trăm bề, gồng gánh nuôi 2 con thơ dại, nợ nần chồng chất vì không có tiền chạy chữa thuốc thang cho cả 3 người trong gia đình, trong khi 2 anh chị không thể làm được bất cứ việc gì. Chị Nga đã không dưới ít lần nghĩ cạn, bi quan cố tìm đến cái chết. Nhưng có lẽ sau lần thập tử nhất sinh mà trời giáng xuống ấy, thì dẫu chị có tìm đủ phương cách như thế nào thì trời vẫn bắt chị phải tiếp tục sống. Còn anh Ôn, từ một tay thợ lành nghề, với thu nhập hàng tháng ngót nghét 4 triệu đồng, nay cơ thể đau đớn và đầy thương tật không thể theo nghề được nữa, nhưng dẫu thế nào anh vẫn cố làm chỗ dựa cho cả gia đình.
Để duy trì cuộc sống và có tiền thuốc thang chữa bệnh, anh đành phải chọn cái nghề "vừa sức" để mưu sinh. Mỗi ngày dù nắng gắt hay mưa dầm, anh cũng cố lê từng bước khó nhọc, đi bán vé số để* kiếm tiền mua gạo, mua rau. Có một điều lạ, tuy cực nhọc, đau đớn là vậy nhưng anh Ôn lại tỏ ra rất lạc quan, yêu đời. Anh bảo, chỉ có một lần duy nhất, đó là cái ngày trong nhà không còn lấy một hạt gạo, vợ anh vì thiếu dinh dưỡng lại thương tích đầy mình nên không có sữa cho con bú. Lòng đau quặn thắt, anh lầm lũi ôm con trong nước mắt tìm lên chùa xin cháo cho đứa trẻ cầm hơi…
Nguyễn Huy Thành - con trai cả của vợ chồng anh Ôn - chị Nga
Nhưng chỉ một thoáng buồn khi kể lại câu chuyện của vợ chồng mình. Rồi anh cười khoe: Nay cuộc sống của gia đình đã đỡ hơn phần nào, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chăm sóc tận tình của các cán bộ y tế xã nên tình trạng bệnh tật của vợ chồng con cái anh chị đã dần tạm ổn định. Người dân trong thôn rất cảm phục vợ chồng anh hiền lành và đầy nghị lực. Họ đã cảm kích vô cùng khi chứng kiến cái gia đình bị trời đánh năm nào, đã cùng nhau sẻ chia, dắt dìu nhau vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Gia đình anh chị không vì cái bệnh, cái khổ mà bấu víu lấy lòng thương hại của những người xung quanh, mà anh chị đã tự bươn chải, tự duy trì một gia đình đầm ấm. May mắn cho anh chị, vừa rồi có* một tổ chức từ thiện của nước ngoài khi hay tin về hoàn cảnh gia đình đã hỗ trợ xây lại cho anh chị một căn nhà cấp 4 trên phần đất của cha anh để lại.
Tôi biết, anh Ôn - chị Nga còn có một niềm tự hào khác đó là cậu con trai cả Nguyễn Huy Thành. Thành là người duy nhất trong gia đình may mắn thoát nạn trong thảm họa sét đánh năm nào vì hôm đó cậu đang học ở trường. Năm nay Thành mới bước qua tuổi 15, nhưng trông em như một người đàn ông trưởng thành thực thụ, thay cha gánh vác công việc trong gia đình.
Ngoài giờ học,* Thành đi bán vé số phụ cha, kiếm tiền đong gạo. Cậu còn nhặt nhạnh cây gỗ đóng cho mẹ Nga cái chuồng gà nho nhỏ để mẹ nuôi gà bán lấy trứng, cải thiện cuộc sống. Thành còn đem đến cho cha mẹ niềm vui, khi liên tục nhiều năm liền là học sinh khá giỏi của Trường trung học cơ sở Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngoài ra, cậu còn có một ước mơ cháy bỏng là thi đỗ vào Đại học Bách khoa. Nhưng cậu biết, ước mơ ấy của cậu cũng sẽ là một nỗi lo lớn của gia đình... cho dù năm nay cậu mới 15 tuổi.
Gia đình anh Ôn - chị Nga hiện giờ
Tiễn tôi ra tận đầu cổng, anh Ôn nửa đùa nửa thật kể cho tôi nghe câu chuyện. Tuy không mê tín, nhưng ròng rã nhiều năm qua bán vé số mưu sinh, anh đã đem đến vận may cho nhiều người. Anh biết rằng: Biết đâu có một ngày ông trời sẽ bù đắp lại những tổn thất và khổ đau mà ổng đã gây ra cho gia đình tui mà cho tui được một lần trúng số để đổi đời"...!. Riêng tôi thì nghĩ khác, chính anh chị mới là người đã tự tạo nên phép màu cho cuộc sống của mình chứ không phải là ông trời hay bất cứ ai khác. Vì tương lai các con, vì cuộc sống vẫn phải luôn tồn tại mà anh chị đã cố gắng sống và nuôi dạy các con.
Chính nhờ sự sẻ chia, luôn đồng cam cộng khổ, trong hoạn nạn, cùng nghị lực vượt qua khó khăn của cả hai vợ chồng, đó mới chính là một sự may mắn diệu kỳ mà anh chị đã có được... Duy nhất, tôi chỉ mong có một phép nhiệm màu, đó là gia đình họ sẽ có đủ điều kiện để ước mơ của cậu bé Nguyễn Huy Thành con trai cả của anh chị được trở thành hiện thực, Thành sẽ được vào đại học.