NGUYENTHANHLAM
New Member
Một cô gái trẻ hời hợt, thiếu nghiêm túc trong tình yêu. Một chàng trai mang nặng mặc cảm tật nguyền để rồi trở nên ích kỷ, tàn ác. Họ đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình
Bị cáo Nguyễn Hữu Mạnh Tường sau phiên tòa phúc thẩm với bản án tử hình
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Hữu Mạnh Tường (SN 1984, ngụ tỉnh Long An) khó nhọc đứng trên đôi chân tật nguyền. Phía dưới ghế dự khán, hai người phụ nữ, cũng là hai người mẹ trong vụ án nắm chặt tay nhau, cùng chia sẻ nỗi đau đớn, mất mát.
Tình yêu ngang trái
Cơn sốt ác tính khi còn bé đã cướp đi đôi chân lành lặn và cả khát vọng sống của Tường.Kể từ đó, Tường sống khép kín trong nỗi mặc cảm, tự ti vềthân phận tật nguyền và nghèo khó của mình. Đến khi tình cờ gặp và có được tình yêu của Đ.N.K.T, con tim của người thợ sửa đồng hồ mới “vui trở lại”. Trân trọng và cảbiết ơn cô gái đã không chê hoàn cảnh của mình, Tường chắt chiu, tích cóp từng đồng tiền khó nhọc làm ra để chiều theo mọi đòi hỏi của người yêu.Nhưng K.T không hiểu hết tìnhcảm chân thành của Tường, thỉnh thoảng Tường không đáp ứng được yêu cầu, K.T tỏ thái độ khó chịu, cả hai lại xảyra cãi vã.
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 24-5-2012, K.T đến nhà Tường chơi và ngủ lại. Đến sáng hôm sau, cô kêu Tường cho 5,5 triệu đồng để đóng tiền thi lại và mua xe máy. Không thể có một lúc số tiền này, Tường hứa cho K.T 2 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ đưa sau. Cho rằng Tường bất tài, K.T lớn tiếng đòi chia tay, quen người khác để có tiền tiêu xài.
Năn nỉ người yêu không được,lại bị người yêu day đi day lại vào nỗi đau tật nguyền, Tường mất hết lý trí, dùng dao đâm nạn nhân đến chết, sau đó lấy điện thoại của T. cất giữ “làm kỷ niệm”. Trong lúc chạy trốn, Tường bị bắt giữ.
TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm đã tuyên tử hình bị cáo về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Tường làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Nỗi đau đấng sinh thành
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tường nghẹn ngào trần tình: “Bị cáo không muốn đâm K.T, không muốn làm K.T chết... Bị cáo thật sự muốn dừng tay nhưng cái tay bị cáo không chịu dừng. Bị cáo không biết tại sao mình lại làm vậy, bị cáokhông biết…”. Đôi vai run lên, ánh mắt thất thần, khuôn mặt Tường co lại đau đớn khi kể lại tội ác mình đã làm.
Lý giải cho hành vi “Cướp tài sản” mà VKSND truy tố, Tường bối rối, cúi đầu nói: “Bịcáo và K.T xài chung tiền, điện thoại... Bị cáo giữ điện thoại của K.T làm kỷ niệm thôi...Bị cáo không có cướp... Bị cáo bán điện thoại của mình, khôngphải bán điện thoại của K.T...”.
Giờ nghị án, bà N.T.Đ, mẹ của Tường, đau đớn cho biết: “Tường là con út trong gia đình nhưng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Tôi bán xôi, chẳngđược bao tiền. Trong khi đó, thằng anh đầu của nó bị tâm thần, chị gái lấy chồng xa, Tường sớm nghỉ học, làm nghề sửa đồng hồ để phụ mẹ lo cho gia đình…”. Đưa tay lau vội dòng nước mắt, bà nói tiếp: “Khi Tường gặp và yêu K.T, tôi rất mừng. Đó là khoảng thời gian tôi thấy con mình hạnh phúc, vui vẻ nhất. Tôi biết ơn K.T nhiều lắm, nhờcó con bé mà con tôi thoát khỏinỗi mặc cảm tật nguyền. Tôi tính khi K.T học xong sẽ tổ chức đám cưới. Ngờ đâu…”.
Cạnh bên, bà N.T.H, mẹ của người bị hại, nhẹ nhàng vỗ vai an ủi người mẹ của kẻ đã giết con gái mình. Chia sẻ cùngchúng tôi, bà cho hay: “Là người mẹ, tôi hiểu nỗi lòng bà ấy. Chuyện đã như vậy, tôi có trách, có mắng, con tôi cũng không thể sống lại được. Tôi đau đớn vì mất con nhưng tôi biết bà ấy cũng đau đớn không thua gì tôi…”.
Án tuyên, Tường ngoái đầu về phía hai người phụ nữ, khóc thét: “Mẹ ơi, mẹ đừng buồn con. Mẹ ráng giữ sức khỏe, đừng khóc… Bác ơi, tha lỗi cho con, tha lỗi cho con…”. Phiên tòa khép lại với cái dángliêu xiêu của hai người mẹ. Người mẹ mất con gái đỡ người mẹ của kẻ tử tù sắp ngãquỵ…
Y án tử hình
Mặc dù đại diện hợp pháp của người bị hại tha thiết xincho bị cáo cơ hội được sống;bị cáo cũng tỏ ra ăn năn, hốihận, bản thân tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn; gia đìnhbị cáo đã khắc phục một phần hậu quả..., tuy nhiên, HĐXX nhận định hành vi phạm tội của bị cáo mang tính côn đồ, mất hết nhân tính, phạm một tội khác sau khi đã phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cần giữ nguyên mức án tử hình mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Bị cáo Nguyễn Hữu Mạnh Tường sau phiên tòa phúc thẩm với bản án tử hình
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Hữu Mạnh Tường (SN 1984, ngụ tỉnh Long An) khó nhọc đứng trên đôi chân tật nguyền. Phía dưới ghế dự khán, hai người phụ nữ, cũng là hai người mẹ trong vụ án nắm chặt tay nhau, cùng chia sẻ nỗi đau đớn, mất mát.
Tình yêu ngang trái
Cơn sốt ác tính khi còn bé đã cướp đi đôi chân lành lặn và cả khát vọng sống của Tường.Kể từ đó, Tường sống khép kín trong nỗi mặc cảm, tự ti vềthân phận tật nguyền và nghèo khó của mình. Đến khi tình cờ gặp và có được tình yêu của Đ.N.K.T, con tim của người thợ sửa đồng hồ mới “vui trở lại”. Trân trọng và cảbiết ơn cô gái đã không chê hoàn cảnh của mình, Tường chắt chiu, tích cóp từng đồng tiền khó nhọc làm ra để chiều theo mọi đòi hỏi của người yêu.Nhưng K.T không hiểu hết tìnhcảm chân thành của Tường, thỉnh thoảng Tường không đáp ứng được yêu cầu, K.T tỏ thái độ khó chịu, cả hai lại xảyra cãi vã.
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 24-5-2012, K.T đến nhà Tường chơi và ngủ lại. Đến sáng hôm sau, cô kêu Tường cho 5,5 triệu đồng để đóng tiền thi lại và mua xe máy. Không thể có một lúc số tiền này, Tường hứa cho K.T 2 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ đưa sau. Cho rằng Tường bất tài, K.T lớn tiếng đòi chia tay, quen người khác để có tiền tiêu xài.
Năn nỉ người yêu không được,lại bị người yêu day đi day lại vào nỗi đau tật nguyền, Tường mất hết lý trí, dùng dao đâm nạn nhân đến chết, sau đó lấy điện thoại của T. cất giữ “làm kỷ niệm”. Trong lúc chạy trốn, Tường bị bắt giữ.
TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm đã tuyên tử hình bị cáo về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Tường làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Nỗi đau đấng sinh thành
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tường nghẹn ngào trần tình: “Bị cáo không muốn đâm K.T, không muốn làm K.T chết... Bị cáo thật sự muốn dừng tay nhưng cái tay bị cáo không chịu dừng. Bị cáo không biết tại sao mình lại làm vậy, bị cáokhông biết…”. Đôi vai run lên, ánh mắt thất thần, khuôn mặt Tường co lại đau đớn khi kể lại tội ác mình đã làm.
Lý giải cho hành vi “Cướp tài sản” mà VKSND truy tố, Tường bối rối, cúi đầu nói: “Bịcáo và K.T xài chung tiền, điện thoại... Bị cáo giữ điện thoại của K.T làm kỷ niệm thôi...Bị cáo không có cướp... Bị cáo bán điện thoại của mình, khôngphải bán điện thoại của K.T...”.
Giờ nghị án, bà N.T.Đ, mẹ của Tường, đau đớn cho biết: “Tường là con út trong gia đình nhưng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Tôi bán xôi, chẳngđược bao tiền. Trong khi đó, thằng anh đầu của nó bị tâm thần, chị gái lấy chồng xa, Tường sớm nghỉ học, làm nghề sửa đồng hồ để phụ mẹ lo cho gia đình…”. Đưa tay lau vội dòng nước mắt, bà nói tiếp: “Khi Tường gặp và yêu K.T, tôi rất mừng. Đó là khoảng thời gian tôi thấy con mình hạnh phúc, vui vẻ nhất. Tôi biết ơn K.T nhiều lắm, nhờcó con bé mà con tôi thoát khỏinỗi mặc cảm tật nguyền. Tôi tính khi K.T học xong sẽ tổ chức đám cưới. Ngờ đâu…”.
Cạnh bên, bà N.T.H, mẹ của người bị hại, nhẹ nhàng vỗ vai an ủi người mẹ của kẻ đã giết con gái mình. Chia sẻ cùngchúng tôi, bà cho hay: “Là người mẹ, tôi hiểu nỗi lòng bà ấy. Chuyện đã như vậy, tôi có trách, có mắng, con tôi cũng không thể sống lại được. Tôi đau đớn vì mất con nhưng tôi biết bà ấy cũng đau đớn không thua gì tôi…”.
Án tuyên, Tường ngoái đầu về phía hai người phụ nữ, khóc thét: “Mẹ ơi, mẹ đừng buồn con. Mẹ ráng giữ sức khỏe, đừng khóc… Bác ơi, tha lỗi cho con, tha lỗi cho con…”. Phiên tòa khép lại với cái dángliêu xiêu của hai người mẹ. Người mẹ mất con gái đỡ người mẹ của kẻ tử tù sắp ngãquỵ…
Y án tử hình
Mặc dù đại diện hợp pháp của người bị hại tha thiết xincho bị cáo cơ hội được sống;bị cáo cũng tỏ ra ăn năn, hốihận, bản thân tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn; gia đìnhbị cáo đã khắc phục một phần hậu quả..., tuy nhiên, HĐXX nhận định hành vi phạm tội của bị cáo mang tính côn đồ, mất hết nhân tính, phạm một tội khác sau khi đã phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cần giữ nguyên mức án tử hình mà cấp sơ thẩm đã tuyên.