Nhiều độc giả đang sống và làm việc tại các tòa nhà cạnh đường cao tốc trên cao (vành đai 3) Hà Nội phản ánh với PV về những tiếng ồn và sự rung nhẹ ở các tòa nhà.
Để xác thực thông tin, chúng tôi đã khảo sát ở một số tòa nhà cao tầng hai bên đường. Chị Nguyễn Thị Hà, sống trong căn hộ chung cư tầng 5, Khu đô thị thuộc địa phận thôn Mễ Trì Hạ (huyện Từ Liêm, Hà Nội) bên cạnh đường trên cao vừa khánh thành. Căn hộ nhà hướng ra phía đường Phạm Hùng, chị Hà thường mở cửa sổ ngắm cảnh đường phố. Tuy nhiên, kể từ khi tuyến đường cao tốc trên cao thông xe, cửa kính nhà chị luôn đóng kín để tránh tiếng ồn. Nhất là vào thời điểm ban đêm, các xe trọng tải lớn hoạt động phát ra tiếng "ầm ầm" kèm theo sự cảm nhận của chị về một rung động nhỏ ở cửa kính.
Anh Ngô Xuân Vinh hiện đang làm việc trong tòa nhà Vinaconex và CEO ở đường Phạm Hùng phản ánh thời gian gần đây, anh có cảm nhận thấy tiếng ồn nhiều hơn. Thỉnh thoảng, anh Vinh cảm giác như có một rung động nhỏ, chóng mặt, buồn nôn khi mở cửa kính nhìn xuống đường. "Khi làm việc chúng tôi thường đóng kín các cửa kính lại, thậm chí kéo rèm kín để tránh tiếng ồn".
Những người trong các tòa nhà cao tầng cạnh đường trên cao có cảm giác rung động khi xe qua (Ảnh: Hồng Phú)
Có mặt tại tầng 7 của tòa nhà CEO đường Phạm Hùng, thời điểm 17h chiều ngày 3/11, đúng giờ tan tầm, chúng tôi quan sát thấy số lượng xe đổ về tuyến đường này càng lúc càng đông. Càng tiến sát về phía cửa kính hướng ra* đường Phạm Hùng, chúng tôi có cảm nhận tiếng ồn rõ hơn. Mỗi khi xe có trọng tải lớn qua đường trên cao vành đai 3, phát ra những tiếng “ầm ầm”. Cùng với đó, chúng tôi cảm nhận sự ù tai, chóng mặt, nhìn tấm kính tòa nhà có cảm giác bị rung nhẹ.
Tuy nhiên, càng lên đến các tầng cao hơn, tiếng ồn càng giảm hơn so với các tầng phía dưới. Trên tầng 21 tòa nhà CEO, tiếng ồn giảm rõ rệt, sự rung động cũng khó cảm nhận hơn. Tuy nhiên, đó là khi cửa kính luôn luôn đóng kín, chỉ cần hé một tấm cửa kính nhỏ ngay lập tức những tiếng “ù ù” lọt vào trong phòng. Xuống bên dưới đường Phạm Hùng, chúng tôi không còn cảm nhận rung động.
Cùng chung cảm nhận, anh Mạnh Hà, nhân viên văn phòng tại tầng 6 tòa nhà văn phòng khu đô thị thuộc xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội cho biết, nhiều lúc đang làm việc cũng thấy “rung rinh” khi có xe trọng tải lớn đi qua. Anh Hà kể: "Lần đầu tiên cảm nhận rung động, chúng tôi tưởng có động đất ở Hà Nội. Về sau, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn". Theo các nhân viên tòa nhà nơi anh Hà làm việc, sự rung động rõ nhất có thể cảm nhận từ tầng 5 đến tầng 10 tòa nhà.
Tại tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, một số cư dân cũng phản ánh với phóng viên về tình trạng tiếng ồn gia tăng những ngày gần đây. Ông Nguyễn Văn Trạch, sống trong tòa nhà này cho biết, lượng tiếng ồn thời gian gần đây gia tăng hơn. Vào giờ cao điểm hay ban đêm là thời điểm tiếng ồn lớn nhất. Khi nghe tiếng ồn lớn, có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, ông Trạch* không có cảm giác tòa nhà rung lắc.
Anh Dương Minh, tài xế xe Bắc Nam xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đến TP.HCM * thường xuyên đi qua đường trên cao, cho hay: "Đường mới rất chắc chắn, lại không bị ùm tắc như đi đường phía dưới. Tuy nhiên, có hạn chế là đi đường trên cao không nhìn thấy được cảnh quan hai bên, tiếng ồn đúng là nhiều và khó chịu hơn trước".
Hai bên đường trên cao đầu tiên của Hà Nội có nhiều nhà cao tầng (Ảnh: Hồng Phú)
Liên quan đến hiện tượng này, kỹ sư xây dựng cầu đường Nguyễn Ngọc Dũng, công tác tại một công ty xây dựng công trình giao thông giải thích, cảm nhận rung động của người dân là điều dễ hiểu. Theo kỹ sư Dũng, trên đường phố lớn, tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau, nhất là những phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra tiếng ồn lớn. Khi những xe có trọng tải lớn lưu thông, phát ra tiếng ồn lớn “ầm ầm” nghe rất khó chịu, có cảm giác ù tai. Chính sóng âm từ xe trọng tải lớn phát ra, dội vào các tòa nhà gây ra hiện tượng va đập âm thanh lớn làm cho con người có cảm giác chóng mặt, ù tai, tường nhà, của kính rung động. Nhất là những người sống trong các tòa nhà cao tầng, cửa sổ làm bằng kính luôn đóng kín nên sự va đập âm thanh càng lớn và cảm nhận sự rung động càng rõ.
Kỹ sư Lê Ngọc Dũng ví dụ, nếu ở trên các tầng cao của tòa nhà, đóng lại các của kính, mở loa với âm thanhg công suất lớn cũng sẽ có cảm giác tường nhà rung bần bật. Trên thực tế, đường trên cao vẫn có rung lắc, nhất là những đường dầm thép. Ví dụ như có thể cảm nhận rõ rung lắc khi đi qua cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, Long Biên...
Để xác thực thông tin, chúng tôi đã khảo sát ở một số tòa nhà cao tầng hai bên đường. Chị Nguyễn Thị Hà, sống trong căn hộ chung cư tầng 5, Khu đô thị thuộc địa phận thôn Mễ Trì Hạ (huyện Từ Liêm, Hà Nội) bên cạnh đường trên cao vừa khánh thành. Căn hộ nhà hướng ra phía đường Phạm Hùng, chị Hà thường mở cửa sổ ngắm cảnh đường phố. Tuy nhiên, kể từ khi tuyến đường cao tốc trên cao thông xe, cửa kính nhà chị luôn đóng kín để tránh tiếng ồn. Nhất là vào thời điểm ban đêm, các xe trọng tải lớn hoạt động phát ra tiếng "ầm ầm" kèm theo sự cảm nhận của chị về một rung động nhỏ ở cửa kính.
Anh Ngô Xuân Vinh hiện đang làm việc trong tòa nhà Vinaconex và CEO ở đường Phạm Hùng phản ánh thời gian gần đây, anh có cảm nhận thấy tiếng ồn nhiều hơn. Thỉnh thoảng, anh Vinh cảm giác như có một rung động nhỏ, chóng mặt, buồn nôn khi mở cửa kính nhìn xuống đường. "Khi làm việc chúng tôi thường đóng kín các cửa kính lại, thậm chí kéo rèm kín để tránh tiếng ồn".
Những người trong các tòa nhà cao tầng cạnh đường trên cao có cảm giác rung động khi xe qua (Ảnh: Hồng Phú)
Có mặt tại tầng 7 của tòa nhà CEO đường Phạm Hùng, thời điểm 17h chiều ngày 3/11, đúng giờ tan tầm, chúng tôi quan sát thấy số lượng xe đổ về tuyến đường này càng lúc càng đông. Càng tiến sát về phía cửa kính hướng ra* đường Phạm Hùng, chúng tôi có cảm nhận tiếng ồn rõ hơn. Mỗi khi xe có trọng tải lớn qua đường trên cao vành đai 3, phát ra những tiếng “ầm ầm”. Cùng với đó, chúng tôi cảm nhận sự ù tai, chóng mặt, nhìn tấm kính tòa nhà có cảm giác bị rung nhẹ.
Tuy nhiên, càng lên đến các tầng cao hơn, tiếng ồn càng giảm hơn so với các tầng phía dưới. Trên tầng 21 tòa nhà CEO, tiếng ồn giảm rõ rệt, sự rung động cũng khó cảm nhận hơn. Tuy nhiên, đó là khi cửa kính luôn luôn đóng kín, chỉ cần hé một tấm cửa kính nhỏ ngay lập tức những tiếng “ù ù” lọt vào trong phòng. Xuống bên dưới đường Phạm Hùng, chúng tôi không còn cảm nhận rung động.
Cùng chung cảm nhận, anh Mạnh Hà, nhân viên văn phòng tại tầng 6 tòa nhà văn phòng khu đô thị thuộc xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội cho biết, nhiều lúc đang làm việc cũng thấy “rung rinh” khi có xe trọng tải lớn đi qua. Anh Hà kể: "Lần đầu tiên cảm nhận rung động, chúng tôi tưởng có động đất ở Hà Nội. Về sau, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn". Theo các nhân viên tòa nhà nơi anh Hà làm việc, sự rung động rõ nhất có thể cảm nhận từ tầng 5 đến tầng 10 tòa nhà.
Tại tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, một số cư dân cũng phản ánh với phóng viên về tình trạng tiếng ồn gia tăng những ngày gần đây. Ông Nguyễn Văn Trạch, sống trong tòa nhà này cho biết, lượng tiếng ồn thời gian gần đây gia tăng hơn. Vào giờ cao điểm hay ban đêm là thời điểm tiếng ồn lớn nhất. Khi nghe tiếng ồn lớn, có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, ông Trạch* không có cảm giác tòa nhà rung lắc.
Anh Dương Minh, tài xế xe Bắc Nam xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đến TP.HCM * thường xuyên đi qua đường trên cao, cho hay: "Đường mới rất chắc chắn, lại không bị ùm tắc như đi đường phía dưới. Tuy nhiên, có hạn chế là đi đường trên cao không nhìn thấy được cảnh quan hai bên, tiếng ồn đúng là nhiều và khó chịu hơn trước".
Hai bên đường trên cao đầu tiên của Hà Nội có nhiều nhà cao tầng (Ảnh: Hồng Phú)
Liên quan đến hiện tượng này, kỹ sư xây dựng cầu đường Nguyễn Ngọc Dũng, công tác tại một công ty xây dựng công trình giao thông giải thích, cảm nhận rung động của người dân là điều dễ hiểu. Theo kỹ sư Dũng, trên đường phố lớn, tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau, nhất là những phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra tiếng ồn lớn. Khi những xe có trọng tải lớn lưu thông, phát ra tiếng ồn lớn “ầm ầm” nghe rất khó chịu, có cảm giác ù tai. Chính sóng âm từ xe trọng tải lớn phát ra, dội vào các tòa nhà gây ra hiện tượng va đập âm thanh lớn làm cho con người có cảm giác chóng mặt, ù tai, tường nhà, của kính rung động. Nhất là những người sống trong các tòa nhà cao tầng, cửa sổ làm bằng kính luôn đóng kín nên sự va đập âm thanh càng lớn và cảm nhận sự rung động càng rõ.
Kỹ sư Lê Ngọc Dũng ví dụ, nếu ở trên các tầng cao của tòa nhà, đóng lại các của kính, mở loa với âm thanhg công suất lớn cũng sẽ có cảm giác tường nhà rung bần bật. Trên thực tế, đường trên cao vẫn có rung lắc, nhất là những đường dầm thép. Ví dụ như có thể cảm nhận rõ rung lắc khi đi qua cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, Long Biên...
Tuyến đường vành đai 3, giai đoại 2 đoạn Mai Dịch -Bắc hồ Linh Đàm chính thức được đưa vào khai thác từ ngày 21/10/2012.Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh. Đường vành đai 3 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường sau: đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp. Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc). Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Hiện đường cao tốc trên cao phía Nam cầu Thanh Trì đã hoàn thành đến đoạn đầu đường Nghiêm Xuân Yêm (gần sông Tô Lịch). Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912 km gồm 385 mét đường và 8.527 mét cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đường cao tốc Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng. |