• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Đường trên cao: Ác mộng bụi - tiếng ồn

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Tiếng ồn, bụi tấn công
Từ khi đưa vào sử dụng tuyến đường trên cao đầu tiên ở Thủ đô dài 9km từ Linh Đàm đến Mai Dịch, người dân sống và làm việc trong các tòa nhà cao tầng bị “tra tấn” bởi tiếng ồn và bụi. Làm việc trong tòa nhà Vinaconex trên đường Phạm Hùng, anh Đặng Thìn Giang phàn nàn, những giờ cao điểm nhiều phương tiện giao thông tham gia trên tuyến đường gây tiếng ồn lớn. Anh Giang phải luôn đóng kín các cửa kình tòa nhà, thậm chí nghĩ thêm nhiều cách để cách âm.
Sống trong tòa nhà chung cư Linh Đàm, chị anh Nguyễn Văn Ngôn cho biết, ngay từ khi cầu cạn chạy qua Linh Đàm khu đô thị mất hẳn mỹ quan. Bụi bặm nhiều hơn, âm thanh đủ loại tạp âm, ầm ĩ suốt ngày. Anh Ngôn phàn nàn, nhà mặt đường nhưng cửa kính đóng, không lúc nào dám mở ra. Anh Nguyễn Văn mạnh, cư dân tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, Hà Nội cũng không dám ra ban công ngắm đường phố vì “ồn ào nhức đầu”.
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc làm cầu cạn chẳng qua là bất đắc dĩ, buộc phải làm. Ưu điểm lớn nhất của đường trên cao là biện pháp hữu hiệu giảm ùn tắc giao thông. Các địa điểm xây dựng đường trên cao thường là những điểm đen ùn tắc, khó về quỹ đất giải phóng mặt bằng. Các phương tiện lưu thông được bảo đảm tốc độ đi nhanh, không có các đường ngang cắt qua, không phải dùng đèn xanh đèn đỏ.
Tuy nhiên, đã xây đường trên cao cũng có nhiều hạn chế như mất mỹ quan đô thị, tốn kém tiền của và nhất là ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo ông Phạm Sỹ Liêm, việc tham gia giao thông ở các tầng sẽ gây ồn cho các công trình kiến trúc ở hai bên đường. Do vậy những người dân hai bên đường sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm âm thanh và bụi. Ngoài ra, cũng ảnh hưởng đến sự riêng tư của nhà dân. Thông thường, nhà dân bên đường, tầng 1 làm kinh doanh, tầng 2 để sinh hoạt. “Nếu đi trên cầu cạn, có thể nhìn vào tầng 2, tầng 3 của nhà người ta, làm mất sự riêng tư”, ông Liêm phân tích.
1352101180-duong--vanh--dai-3-01--13-.jpg

Đường vành đai 3 trên cao cần có biện pháp chống ồn (Ảnh: Hồng Phú)
Cùng quan điểm, kỹ sư xây dựng cầu đường Nguyễn Ngọc Dũng, làm việc tại một công ty xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho rằng, vấn đề tiếng ồn và bụi là điều chắc chắn sẽ xảy ra với những nơi có đường trên cao đi qua. Đặc biệt, ở những nơi có nhiều tòa cao ốc, sự dội âm, va đập sóng âm là cho con người có cảm giác chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Thậm chí, người dân còn có cảm giác rung động nhẹ như một số người ở đường Phạm Hùng, Hà Nội phản ánh.
Cần chống ồn

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, việc xây dựng đường trên cao sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, nhưng vẫn phải bảo đảm cuộc sống người dân bên đường không bị ảnh hưởng. Đã không xây thì thôi, xây dựng là phải xác định bị ảnh hưởng ít nhiều. Ở nước ta, đường trên cao thường được xây như một giải pháp chứ không phải quy hoạch ban đầu. Nhà dân, chung cư mọc trước, đường trên cao mọc lên sau do vậy, nhà dân dễ bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, khi xây dựng đường trên cao, Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề cảnh quan đô thị và hạn chế tiếng ồn. Về vấn đề cảnh quan, cần có tính toán giữa hai phương án, nên xây dựng đường trên cao hay đi ngầm. Ở đường vành đai, qua phía ngoại thành có thể xây đường trên cao, nhưng nếu đường đi qua phố cổ phải xây ngầm.
Vấn đề giảm tiếng ồn, khi xây dựng, cần có biện pháp hạn chế điểm yếu này. Ví dụ như cầu cạn vừa khánh thành đoạn Mai Dịch – Linh Đàm, cần thiết xây dựng tường cách âm để bảo đảm không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Tường này là những tấm kim loại có thể hút âm thanh, ngăn chặn âm thanh phát ra hai bên đường. Những con đường trên cao ở Pháp, Trung Quốc... đoạn đi qua khu dân cư họ đều làm tường chống ồn.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dũng cũng cho rằng, thông thường khi xây dựng đường trên cao, chủ đầu tư phải xem xét đến vấn đề chống ồn. Ví dụ như khoảng cách từ nguồn phát ra tiếng ồn đến đầu hồi của các công trình cao tầng phải có tính toán hợp lý theo quy định chống ồn. Tuy nhiên, chúng ta thường không có sự quan tâm cần thiết cho vấn đề này. Thứ hai, nhà đầu tư cần có những biện pháp cách âm cho người dân, nhất là những khu vực nhạy cảm, như tập trung nhiều nhà cao tầng. Về phía người dân, có thể dùng thêm những biện pháp chống ồn như lắp cửa chống ồn làm từ vật liệu cách âm tốt, luôn đóng kín cửa để tạp âm không lọt vào trong tòa nhà.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top