Khó vượt qua
Những trẻ bị lạm dụng ******** khi còn nhỏ, tới giai đoạn trưởng thành, thậm chí ngay trong giai đoạn ấu thơ, đã có các dấu hiệu của sự lệch lạc về mặt nhân cách. Lệch lạc về mặt nhân cách được biểu hiện bằng hành vi lệch lạc về mặt tính dục (đối với trẻ chưa dậy thì) và lệch lạc ******** (đối với người trưởng thành). Các hành vi lệch lạc ******** thường là quan hệ đồng giới, lạm dụng đồ vật (dùng đồ vật để có hành vi ********), lạm dụng nhìn trộm... Những người thực hiện các hành vi này, khi không làm thì cảm thấy lo lắng, bồn chồn, nhưng khi thực hiện được rồi lại có mặc cảm tội lỗi.
Những hành vi lệch lạc ********* ảnh hưởng đến tính cách, cản trở sự phát triển về tâm hồn của những người này, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đối với người khác. Hầu hết những người bị lệch lạc ******** đều mang mặc cảm, tự ti. Ở gia đình thì họ không hoàn thành sự kỳ vọng của người thân. Khi không được gia đình chấp nhận, những đứa trẻ này sẽ cảm thấy cô đơn, không nơi nương tựa.
“Tú ông” Thuận điện thoại cho khách - Ảnh: N.Khải
Những trẻ bị xâm hại sẽ phải đối mặt với sự phê phán, tẩy chay của dư luận, vì thế các em rất khó để hòa nhập cộng đồng. Nếu hòa nhập được, nhân cách của trẻ sẽ bị biến đổi trong một ngưỡng nhất định nào đó mà đứa trẻ có thể chịu đựng được, nhưng điều đó cũng sẽ làm các em khác đi so với những đứa trẻ khác.
* Tiến sĩ tâm lý học Ngô Xuân Điệp (trưởng bộ môn tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM)
Cần sửa luật
Các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung các điều luật theo hướng cụ thể hóa các hành vi xâm hại ******** do người đồng giới gây ra nhằm ngăn chặn tệ nạn đang ngày càng phát triển này. Bởi lẽ hậu quả của tệ nạn này là làm băng hoại đạo đức, các chuẩn mực truyền thống của người Việt, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các cháu thiếu nhi.
Sửa đổi nên bắt đầu bằng việc thừa nhận thực tế trong xã hội có quan hệ ******** đồng tính, hôn nhân đồng tính. Trên cơ sở đó các nhà làm luật phải xây dựng các điều luật cụ thể nhằm định nghĩa lại các hành vi dâm ô, mại dâm, môi giới mại dâm đồng tính...
Trẻ bị lạm dụng ******** dưới 7 tuổi có cơ hội can thiệp tâm lý để hòa nhập rất cao, nhưng trên 7 tuổi rất khó hòa nhập. Nhiều trường hợp trẻ trên 7 tuổi rất hợp tác để thực hiện điều trị tâm lý, nhưng sau một thời gian điều trị các em thừa nhận không thể như người bình thường được. Nếu can thiệp, giúp đỡ những đứa trẻ này hòa nhập với cộng đồng thì phải qua trị liệu về tâm lý học, y học. Đồng thời phải được gia đình và xã hội chấp nhận, có như thế những đứa trẻ mới có thể sống và phát triển đầy đủ các phẩm chất.
Đối tượng lạm dụng ******** trẻ em đồng giới cũng là một dạng biến thái, nhân cách những đối tượng này không thể trưởng thành được mà có nhiều khiếm khuyết trong suy nghĩ, hành vi. Các đối tượng này vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực về con người, pháp luật.
* Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM)
Luật pháp chưa lường tới
Hành vi lạm dụng ******** đối với trẻ em nam là tình trạng phạm pháp rất nhức nhối, thường xảy ra nhiều ở nước ngoài, ở VN gần đây cũng từng phát hiện một số vụ. Luật pháp của chúng ta hiện nay còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các vấn đề về người đồng tính, việc chuyển ********* và các tội phạm liên quan đến người đồng giới.
Đối với trẻ nữ (dưới 13 tuổi), người nam có quan hệ ******** với trẻ sẽ bị xử lý về tội “hiếp dâm trẻ em”, kể cả khi trẻ đồng ý. Còn đối với trẻ nam bị người đồng giới xâm hại ********, do quy định của luật còn chưa lường đến loại tội phạm này nên hiện không thể xử lý đối tượng vi phạm về tội “hiếp dâm trẻ em” mà chỉ có thể truy tố, xét xử về tội “dâm ô đối với trẻ em” theo điều 116 Bộ luật hình sự. Theo điều luật trên, có thể hiểu hành vi dâm ô đối với trẻ tức là người đó đã có những động tác kích dục ở bên ngoài, chưa có hành vi quan hệ ******** với trẻ. Đối với trường hợp vi phạm với nhiều trẻ thì có thể bị xử lý ở khoản 2 của điều 116 với khung hình phạt từ 5-7 năm, phạm tội để lại hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt từ 7-12 năm tù.
Hiện nay, xã hội đã có cái nhìn cởi mở, thông cảm hơn đối với những người đồng giới. Tuy nhiên, việc người đồng giới lợi dụng sự non nớt của trẻ nam để thỏa mãn bản thân mình là một hành vi hết sức nghiêm trọng, không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của trẻ mà còn để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
* Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu (chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân TP.HCM)
Truy cứu hành vi môi giới mại dâm
Ở nước ngoài, hành vi lạm dụng ******** trẻ em được xếp vào một loại tội phạm chung nên rất dễ xử lý. Bộ luật hình sự của nước ta hiện chưa có quy định cụ thể về tội danh đối với hành vi lạm dụng ******** trẻ em mà tùy từng trường hợp có thể quy về các tội: hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, cưỡng dâm trẻ em hoặc dâm ô đối với trẻ em. Việc truy tố, xét xử bị can về tội “dâm ô” đối với hành vi phạm tội với trẻ nam thật ra là chưa chính xác và có phần nhẹ (khung hình phạt của tội “dâm ô đối với trẻ em” nhẹ hơn nhiều so với tội “hiếp dâm trẻ em”) trong khi hậu quả của nó rất khủng khiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ. Trong điều kiện luật pháp quy định còn chưa đầy đủ, cũng cần phải vận dụng các điều luật để xử lý hình sự thật nghiêm khắc đối với hành vi này.
Ngoài ra, việc quay phim, chụp hình các em trong lúc bị lạm dụng để đưa lên mạng còn có dấu hiệu của tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”, cũng cần phải xử lý thật nghiêm khắc về tội danh trên. Bên cạnh đó, việc khống chế để đưa các em vào đường dây mua bán dâm cho người đồng tính cũng là một hành vi hết sức nguy hiểm, cần thiết phải được truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “môi giới mại dâm”.
* Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hồng (giảng viên khoa luật hình sự Đại học Luật TP.HCM)
Những trẻ bị lạm dụng ******** khi còn nhỏ, tới giai đoạn trưởng thành, thậm chí ngay trong giai đoạn ấu thơ, đã có các dấu hiệu của sự lệch lạc về mặt nhân cách. Lệch lạc về mặt nhân cách được biểu hiện bằng hành vi lệch lạc về mặt tính dục (đối với trẻ chưa dậy thì) và lệch lạc ******** (đối với người trưởng thành). Các hành vi lệch lạc ******** thường là quan hệ đồng giới, lạm dụng đồ vật (dùng đồ vật để có hành vi ********), lạm dụng nhìn trộm... Những người thực hiện các hành vi này, khi không làm thì cảm thấy lo lắng, bồn chồn, nhưng khi thực hiện được rồi lại có mặc cảm tội lỗi.
Những hành vi lệch lạc ********* ảnh hưởng đến tính cách, cản trở sự phát triển về tâm hồn của những người này, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đối với người khác. Hầu hết những người bị lệch lạc ******** đều mang mặc cảm, tự ti. Ở gia đình thì họ không hoàn thành sự kỳ vọng của người thân. Khi không được gia đình chấp nhận, những đứa trẻ này sẽ cảm thấy cô đơn, không nơi nương tựa.
“Tú ông” Thuận điện thoại cho khách - Ảnh: N.Khải
Những trẻ bị xâm hại sẽ phải đối mặt với sự phê phán, tẩy chay của dư luận, vì thế các em rất khó để hòa nhập cộng đồng. Nếu hòa nhập được, nhân cách của trẻ sẽ bị biến đổi trong một ngưỡng nhất định nào đó mà đứa trẻ có thể chịu đựng được, nhưng điều đó cũng sẽ làm các em khác đi so với những đứa trẻ khác.
* Tiến sĩ tâm lý học Ngô Xuân Điệp (trưởng bộ môn tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM)
Cần sửa luật
Các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung các điều luật theo hướng cụ thể hóa các hành vi xâm hại ******** do người đồng giới gây ra nhằm ngăn chặn tệ nạn đang ngày càng phát triển này. Bởi lẽ hậu quả của tệ nạn này là làm băng hoại đạo đức, các chuẩn mực truyền thống của người Việt, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các cháu thiếu nhi.
Sửa đổi nên bắt đầu bằng việc thừa nhận thực tế trong xã hội có quan hệ ******** đồng tính, hôn nhân đồng tính. Trên cơ sở đó các nhà làm luật phải xây dựng các điều luật cụ thể nhằm định nghĩa lại các hành vi dâm ô, mại dâm, môi giới mại dâm đồng tính...
Trẻ bị lạm dụng ******** dưới 7 tuổi có cơ hội can thiệp tâm lý để hòa nhập rất cao, nhưng trên 7 tuổi rất khó hòa nhập. Nhiều trường hợp trẻ trên 7 tuổi rất hợp tác để thực hiện điều trị tâm lý, nhưng sau một thời gian điều trị các em thừa nhận không thể như người bình thường được. Nếu can thiệp, giúp đỡ những đứa trẻ này hòa nhập với cộng đồng thì phải qua trị liệu về tâm lý học, y học. Đồng thời phải được gia đình và xã hội chấp nhận, có như thế những đứa trẻ mới có thể sống và phát triển đầy đủ các phẩm chất.
Đối tượng lạm dụng ******** trẻ em đồng giới cũng là một dạng biến thái, nhân cách những đối tượng này không thể trưởng thành được mà có nhiều khiếm khuyết trong suy nghĩ, hành vi. Các đối tượng này vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực về con người, pháp luật.
* Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM)
Luật pháp chưa lường tới
Hành vi lạm dụng ******** đối với trẻ em nam là tình trạng phạm pháp rất nhức nhối, thường xảy ra nhiều ở nước ngoài, ở VN gần đây cũng từng phát hiện một số vụ. Luật pháp của chúng ta hiện nay còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các vấn đề về người đồng tính, việc chuyển ********* và các tội phạm liên quan đến người đồng giới.
Đối với trẻ nữ (dưới 13 tuổi), người nam có quan hệ ******** với trẻ sẽ bị xử lý về tội “hiếp dâm trẻ em”, kể cả khi trẻ đồng ý. Còn đối với trẻ nam bị người đồng giới xâm hại ********, do quy định của luật còn chưa lường đến loại tội phạm này nên hiện không thể xử lý đối tượng vi phạm về tội “hiếp dâm trẻ em” mà chỉ có thể truy tố, xét xử về tội “dâm ô đối với trẻ em” theo điều 116 Bộ luật hình sự. Theo điều luật trên, có thể hiểu hành vi dâm ô đối với trẻ tức là người đó đã có những động tác kích dục ở bên ngoài, chưa có hành vi quan hệ ******** với trẻ. Đối với trường hợp vi phạm với nhiều trẻ thì có thể bị xử lý ở khoản 2 của điều 116 với khung hình phạt từ 5-7 năm, phạm tội để lại hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt từ 7-12 năm tù.
Hiện nay, xã hội đã có cái nhìn cởi mở, thông cảm hơn đối với những người đồng giới. Tuy nhiên, việc người đồng giới lợi dụng sự non nớt của trẻ nam để thỏa mãn bản thân mình là một hành vi hết sức nghiêm trọng, không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của trẻ mà còn để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
* Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu (chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân TP.HCM)
Truy cứu hành vi môi giới mại dâm
Ở nước ngoài, hành vi lạm dụng ******** trẻ em được xếp vào một loại tội phạm chung nên rất dễ xử lý. Bộ luật hình sự của nước ta hiện chưa có quy định cụ thể về tội danh đối với hành vi lạm dụng ******** trẻ em mà tùy từng trường hợp có thể quy về các tội: hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, cưỡng dâm trẻ em hoặc dâm ô đối với trẻ em. Việc truy tố, xét xử bị can về tội “dâm ô” đối với hành vi phạm tội với trẻ nam thật ra là chưa chính xác và có phần nhẹ (khung hình phạt của tội “dâm ô đối với trẻ em” nhẹ hơn nhiều so với tội “hiếp dâm trẻ em”) trong khi hậu quả của nó rất khủng khiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ. Trong điều kiện luật pháp quy định còn chưa đầy đủ, cũng cần phải vận dụng các điều luật để xử lý hình sự thật nghiêm khắc đối với hành vi này.
Ngoài ra, việc quay phim, chụp hình các em trong lúc bị lạm dụng để đưa lên mạng còn có dấu hiệu của tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”, cũng cần phải xử lý thật nghiêm khắc về tội danh trên. Bên cạnh đó, việc khống chế để đưa các em vào đường dây mua bán dâm cho người đồng tính cũng là một hành vi hết sức nguy hiểm, cần thiết phải được truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “môi giới mại dâm”.
* Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hồng (giảng viên khoa luật hình sự Đại học Luật TP.HCM)