Giảm tải giờ cao điểm
Ngày 22/8, liên ngành giao thông và công an Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố 8 tháng đầu năm.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết: Để đánh giá hiệu quả của biện pháp đổi giờ với việc chống ùn tắc giao thông, Sở* đã phối hợp với Viện Chiến lược, Bộ GTVT tổ chức đếm và tổng hợp, phân tích lưu lượng phương tiện qua một số nút, tuyến trọng điểm của thành phố làm cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả của công tác điều chỉnh giờ làm.
Hà Nội giảm ùn tắc được 15 phút nhờ đổi giờ
Kết quả điều tra cho thấy, lưu lượng phương tiện nói chung và xe máy, xe con nói riêng tại các nút trọng điểm đã được phân bố giãn đều ra các giờ khác nhau, không tập trung quá đông vào giờ cao điểm.
Mật độ phương tiện đã giảm tại giờ cao điểm từ 5-15% và giờ cao điểm được giãn rộng ra.
Về thời gian chuyến đi của phương tiện tham gia giao thông nói chung và phương tiện xe máy, ô tô nói riêng cho thấy trung bình thời gian chuyến đi của các phương tiện giảm trung bình từ 10-15 phút. Tình hình tai nạn giao thông cũng giảm cả 3 tiêu chí về số người chết và bị thương.
Ngoài ra, nhờ việc điều chỉnh giờ nên áp lực tham gia giao thông đã giảm, xe buýt vận hành thông suốt và thuận lợi. Số chuyến lượt bỏ do ùn tắc giao thông trông giờ cao điểm và tổng số chuyến lượt bỏ giảm rõ rệt.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012, xe buýt đã phục vụ hơn 1.877 nghìn lượt xe, đạt 99% so với kế hoạch được giao. Tổng số chuyến lượt xe không thực hiện giảm 10% so với 6 tháng đầu năm 2011, trong đó số chuyến lượt không thực hiện do ùn tắc giao thông giảm 11%....
Xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới
Theo Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tuy việc đổi giờ đã giản được ùn tắc giao thông tại một số điểm trên địa bàn thành phố. Nhưng tại một số khu vực cổng trường học: Trường Tiểu học Thái Thịnh, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Thành Công… vẫn còn hiện tượng ùn tắc giao thông do phụ huynh học sinh tụ tập đưa đón học sinh.
Tại một số tuyến phố khác: nút Daewoo, Trường Chinh – Tôn Thất Tùng, Lê Duẩn – Khâm Thiên, La Thành… việc đổi giờ không có tác dụng nhiều, do đây là những tuyến đường trục chính, thành phần tham gia giao thông chủ yếu là cán bộ, công chức, lao động tự do… (nhóm không điều chỉnh giờ).
Để tiếp tục đẩy lùi các điểm ùn tắc trên địa bàn thành phố, đại diện Sở GTVT Hà Nội kiến nghị, các ban ngành cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm giảm lưu lượng phương tiện như: hạn chế phương tiện xe tải, xe chở khách du lịch, xe taxi trong một số khung giờ ban ngày hoặc giờ cao điểm; lắp đặt cầu vượt kết cấu nhẹ cho một số loại phương tiện nhằm tăng khả năng lưu thông qua nút.
“Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với công an, chính quyền địa phương và các trường học triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm và giờ đưa đón học sinh… để giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố trong thời gian tới”, ông Giáp cho biết.
Ngày 22/8, liên ngành giao thông và công an Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố 8 tháng đầu năm.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết: Để đánh giá hiệu quả của biện pháp đổi giờ với việc chống ùn tắc giao thông, Sở* đã phối hợp với Viện Chiến lược, Bộ GTVT tổ chức đếm và tổng hợp, phân tích lưu lượng phương tiện qua một số nút, tuyến trọng điểm của thành phố làm cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả của công tác điều chỉnh giờ làm.
Hà Nội giảm ùn tắc được 15 phút nhờ đổi giờ
Kết quả điều tra cho thấy, lưu lượng phương tiện nói chung và xe máy, xe con nói riêng tại các nút trọng điểm đã được phân bố giãn đều ra các giờ khác nhau, không tập trung quá đông vào giờ cao điểm.
Mật độ phương tiện đã giảm tại giờ cao điểm từ 5-15% và giờ cao điểm được giãn rộng ra.
Về thời gian chuyến đi của phương tiện tham gia giao thông nói chung và phương tiện xe máy, ô tô nói riêng cho thấy trung bình thời gian chuyến đi của các phương tiện giảm trung bình từ 10-15 phút. Tình hình tai nạn giao thông cũng giảm cả 3 tiêu chí về số người chết và bị thương.
Ngoài ra, nhờ việc điều chỉnh giờ nên áp lực tham gia giao thông đã giảm, xe buýt vận hành thông suốt và thuận lợi. Số chuyến lượt bỏ do ùn tắc giao thông trông giờ cao điểm và tổng số chuyến lượt bỏ giảm rõ rệt.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012, xe buýt đã phục vụ hơn 1.877 nghìn lượt xe, đạt 99% so với kế hoạch được giao. Tổng số chuyến lượt xe không thực hiện giảm 10% so với 6 tháng đầu năm 2011, trong đó số chuyến lượt không thực hiện do ùn tắc giao thông giảm 11%....
Xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới
Theo Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tuy việc đổi giờ đã giản được ùn tắc giao thông tại một số điểm trên địa bàn thành phố. Nhưng tại một số khu vực cổng trường học: Trường Tiểu học Thái Thịnh, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Thành Công… vẫn còn hiện tượng ùn tắc giao thông do phụ huynh học sinh tụ tập đưa đón học sinh.
Tại một số tuyến phố khác: nút Daewoo, Trường Chinh – Tôn Thất Tùng, Lê Duẩn – Khâm Thiên, La Thành… việc đổi giờ không có tác dụng nhiều, do đây là những tuyến đường trục chính, thành phần tham gia giao thông chủ yếu là cán bộ, công chức, lao động tự do… (nhóm không điều chỉnh giờ).
Để tiếp tục đẩy lùi các điểm ùn tắc trên địa bàn thành phố, đại diện Sở GTVT Hà Nội kiến nghị, các ban ngành cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm giảm lưu lượng phương tiện như: hạn chế phương tiện xe tải, xe chở khách du lịch, xe taxi trong một số khung giờ ban ngày hoặc giờ cao điểm; lắp đặt cầu vượt kết cấu nhẹ cho một số loại phương tiện nhằm tăng khả năng lưu thông qua nút.
“Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với công an, chính quyền địa phương và các trường học triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm và giờ đưa đón học sinh… để giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố trong thời gian tới”, ông Giáp cho biết.