Nhiều khả năng cá chết do bị đánh bẫy
Ông Toại khẳng định khi ông đến nơi đặt xác cá sấu Xiêm ở UBND xã Ea Lâm, trên cổ cá sấu vẫn còn thòng lọng làm bằng dây cáp thắng xe đạp, đầu kia cột vào một cọc gỗ. “Có lẽ con cá sấu chết là do mắc bẫy nhưng chắc chắn thì phải chờ kết luận của công an” - ông Toại nói.
Trong khi đó, dựa vào lớp sừng bị bong ra cũng như tang chứng là sợi thòng lọng quanh cổ cá sấu, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam, khẳng định: “Chắc chắn cá sấu chết là do tác động của con người. Những kẻ săn bắt trộm đã nhẫn tâm đặt bẫy nó”. Còn theo ông Lê Văn Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xã Ea Lâm, từ đầu năm đến nay, người dân đã phát hiện 2 con cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm bị những kẻ săn bắt trộm giết thịt.
Ông Lê Văn Bé, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, thừa nhận trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc về lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, ông Bé phân bua: “Đây là vùng giáp ranh của 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Chúng tôi không có thuyền, lực lượng lại mỏng nên không thể quản lý hết”.
TS Long khẳng định năm 2005, Viện Sinh học nhiệt đới (nay là Viện Sinh thái học Miền Nam) đã phát hiện có ít nhất 2 cá thể cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm và đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng tỉnh này để phối hợp bảo vệ. Thế nhưng ông Bé lại cho rằng việc có cá sấu ở bàu Hà Lầm trước đây chỉ là tin đồn. Ngay cả việc có sợi thòng lọng trên xác cá sấu, ông Bé cũng cho rằng trong báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh không đề cập và riêng ông cũng không thấy(!?)
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên là đơn vị từng phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới lập dự án bảo tồn cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm năm 2005. Tuy nhiên, theo bà Lê Đào An Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên), sau khi dự án này kết thúc vào năm 2008, cơ quan này không còn quan tâm gì đến những con cá sấu quý hiếm, được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp.
Ông Toại khẳng định khi ông đến nơi đặt xác cá sấu Xiêm ở UBND xã Ea Lâm, trên cổ cá sấu vẫn còn thòng lọng làm bằng dây cáp thắng xe đạp, đầu kia cột vào một cọc gỗ. “Có lẽ con cá sấu chết là do mắc bẫy nhưng chắc chắn thì phải chờ kết luận của công an” - ông Toại nói.
Trong khi đó, dựa vào lớp sừng bị bong ra cũng như tang chứng là sợi thòng lọng quanh cổ cá sấu, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam, khẳng định: “Chắc chắn cá sấu chết là do tác động của con người. Những kẻ săn bắt trộm đã nhẫn tâm đặt bẫy nó”. Còn theo ông Lê Văn Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xã Ea Lâm, từ đầu năm đến nay, người dân đã phát hiện 2 con cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm bị những kẻ săn bắt trộm giết thịt.
Ông Lê Văn Bé, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, thừa nhận trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc về lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, ông Bé phân bua: “Đây là vùng giáp ranh của 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Chúng tôi không có thuyền, lực lượng lại mỏng nên không thể quản lý hết”.
TS Long khẳng định năm 2005, Viện Sinh học nhiệt đới (nay là Viện Sinh thái học Miền Nam) đã phát hiện có ít nhất 2 cá thể cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm và đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng tỉnh này để phối hợp bảo vệ. Thế nhưng ông Bé lại cho rằng việc có cá sấu ở bàu Hà Lầm trước đây chỉ là tin đồn. Ngay cả việc có sợi thòng lọng trên xác cá sấu, ông Bé cũng cho rằng trong báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh không đề cập và riêng ông cũng không thấy(!?)
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên là đơn vị từng phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới lập dự án bảo tồn cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm năm 2005. Tuy nhiên, theo bà Lê Đào An Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên), sau khi dự án này kết thúc vào năm 2008, cơ quan này không còn quan tâm gì đến những con cá sấu quý hiếm, được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp.