• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Địa cầu từng nóng hơn vì khí thải của khủng long

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
khung-long-0.jpg
Những con khủng long cổ dài thải ra nhiều khí metan nhất. Ảnh: BBC.
Nhiều nhà khoa học tính toán rằng nhiệt độ trên trái đất từng tăng thêm tới 10 độ C trong Đại Trung sinh - giai đoạn cách đây khoảng 150 triệu năm. Một nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng khí metan do trâu, bò thải từ hệ tiêu hóa là một trong những thủ phạm khiến trái đất ấm lên.
Từ hai câu chuyện trên, tiến sĩ David Wilkinson, một nhà khoa học của Đại học John Moore tại Anh, cho rằng khủng long có thể là một trong những thủ phạm khiến địa cầu nóng hơn trong thời kỳ Đại Trung sinh. Vì thế ông cùng các đồng nghiệp từ Đại học London và Đại học Glasgow tính toán lượng khí thải mà khủng long thải ra môi trường qua đường tiêu hóa. Nhóm nghiên cứu đo lượng khí metan được thải từ hệ tiêu hóa của bò, sau đó suy luận lượng khí thải từ mỗi con khủng long.
Kết quả cho thấy, toàn bộ khủng long trên trái đất có thể thải ra vài trăm triệu tấn metan mỗi năm. Những loài khủng long cổ dài, như Apatosaurus louise, thải ra nhiều khí metan nhất bởi chúng rất to và ăn thực vật giống như trâu, bò.
“Ngày nay những con bò thải ra khoảng 50 tới 100 triệu tấn khí metan mỗi năm. Tính toán của chúng tôi cho thấy, những con khủng long ăn thực vật từng thải ra khoảng 520 triệu tấn khí metan”, ông nói.
Lượng metan khổng lồ mà khủng long thải ra đủ lớn để làm thay đổi nhiệt độ của trái đất. Tuy nhiên, đối với tiến sĩ Wilkinson, những vi khuẩn bên trong khủng long là đối tượng đáng chú ý hơn. “Vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa của khủng long tạo ra khí metan”, Wilkinson giải thích.
Giới khoa học gọi metan là “khí nhà kính”. Metan hấp thu bức xạ hồng ngoại từ mặt trời khiến bức xạ hồng ngoại bị “nhốt” trong bầu khí quyển – một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng.
Bầu khí quyển trái đất tiếp nhận khoảng 500 triệu tấn khí metan mỗi năm. Các nguồn phát thải metan khá đa dạng - bao gồm động vật, hoạt động của con người.
Minh Long

tags.gif
[h=3]khủng long, hậu môn, trái đất, [/h]


p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top