Một học sinh lớp 12 phản ánh về việc Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh, Hà Nội tự thu những khoản kinh phí trái luật. Theo đơn thư, phóng viên đã tới trường để tìm hiểu về vấn đề này.
Theo phản ánh của một học sinh, để xử lý khuyết điểm của học trò, cô chủ nhiệm lớp 12A1 đã tự ra “quyết định” thu tiền nộp phạt một cách bất thường. Đơn cử như học sinh đi học muộn bị phạt 10.000 đồng, nghỉ học hoặc trốn học phạt 100.000 đồng, nói chuyện riêng trong lớp, mang điện thoại di động đến lớp phạt từ 20.000 - 50.000 đồng...
Với cách thu phạt như vậy, chỉ trong vòng một tuần số tiền phạt của nhiều học sinh đã lên tới 100.000 đồng, cá biệt có học sinh phải nộp số tiền phạt lên tới 300.000- 400.000 đồng vì những lỗi vi phạm nêu trên.
Được biết, Trường THPT Lê Hồng Phong có ba khối gồm: Khối 10, 11 và 12 nhưng số học sinh theo học tại đây chỉ có gần 100 em (mỗi khối chỉ có một lớp học), cơ sở vật chất tại trường còn quá nghèo nàn.
Bác bảo vệ tuy đã cao tuổi nhưng phải phụ trách nhiều công việc trong trường như: Trông xe, gác cổng, dọn vệ sinh và kiêm luôn cả công việc tiếp khách của nhà trường. Chúng tôi xin phép gặp cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 Lê Thị Thu Hường theo như đơn thư phản ánh thì thật ngạc nhiên, chính cô cũng là Hiệu trưởng của trường.
Trả lời những thắc mắc của chúng tôi, cô Lê Thị Thu Hường cho biết: Quy định này mới được áp dụng hơn một tháng nay, đây là quy định của lớp chứ không phải của trường.
Bản thân cô cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh rằng do có nhiều em vi phạm nội quy mà trường nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái phạm nên phải sử dụng tới “biện pháp” phạt tiền và có văn bản gửi gia đình. Việc thu tiền được ban cán sự lớp trực tiếp thu.
Với một học sinh vi phạm quá nhiều lần sẽ có một biên bản ký với giáo viên cũng như với lớp, nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền.
Nhưng khi được hỏi về số tiền mà học sinh vi phạm phải nộp cũng như biên bản về quy định này thì cô giáo đưa ra những con số khá nhỏ so với những gì được đề cập trong đơn thư học sinh phản ánh. Cụ thể những lỗi như đi học muộn, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại chỉ là 5.000 đồng.
Khi chúng tôi đề cập được xem những văn bản, quy định trên thì cô cho biết là toàn bộ “quy định” này của lớp được thỏa thuận bằng miệng chứ không có bất kỳ giấy tờ hay văn bản nào ghi chép cả và được thực hiện trong mỗi buổi sinh hoạt lớp.
Toàn bộ khoản tiền được thu sẽ dùng để khen thưởng cho những học sinh học tập tốt hoặc các hoạt động ngoại khóa, vui chơi để khuyến khích các em học sinh chứ nhà trường không sử dụng...
Về “quy định” này, cô giáo Lê Thị Thu Hường cho biết nhiều lỗi vi phạm như mang điện thoại nhà trường xử lý bằng biện pháp thu giữ tạm thời và mời phụ huynh đến làm việc. Việc này gây mất thời gian của cả nhà trường và các phụ huynh. Sau một thời gian ngắn áp dụng “quy định” phạt tiền, số học sinh vi phạm các lỗi cơ bản đã giảm đáng kể.
Quy định kể trên cũng đã được phổ biến cho các phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Cô cho biết thêm mỗi giáo viên đều có cách dạy riêng nên cô vẫn chưa nhân rộng “quy định” này ra toàn trường…
Gặp gỡ một số học sinh lớp 12A1, các em cho biết có những bạn “nộp phạt” số tiền quá lớn, lên tới vài trăm ngàn chỉ trong hơn một tháng quy định nộp phạt được thực thi nên đành phải “ghi sổ” hoặc đã nhiều lần giấu gia đình lấy tiền để đưa ban cán sự lớp.
Vậy câu hỏi được đặt ra là việc xử lý vi phạm bằng nộp tiền có phải là cách làm sư phạm hay ở Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh? Trong khi việc lạm thu đầu năm học đang là gánh nặng của các bậc phụ huynh thì việc thu phạt của Trường THPT Lê Hồng Phong lại không được ghi chép bằng văn bản?! Với mức thu nhập thấp của một số gia đình ngoại thành thì việc thu phạt như trên khác nào tạo thêm một gánh nặng cho các phụ huynh học sinh trong khi chế tài xử phạt của nhà trường lại là trái luật.
Theo phản ánh của một học sinh, để xử lý khuyết điểm của học trò, cô chủ nhiệm lớp 12A1 đã tự ra “quyết định” thu tiền nộp phạt một cách bất thường. Đơn cử như học sinh đi học muộn bị phạt 10.000 đồng, nghỉ học hoặc trốn học phạt 100.000 đồng, nói chuyện riêng trong lớp, mang điện thoại di động đến lớp phạt từ 20.000 - 50.000 đồng...
Với cách thu phạt như vậy, chỉ trong vòng một tuần số tiền phạt của nhiều học sinh đã lên tới 100.000 đồng, cá biệt có học sinh phải nộp số tiền phạt lên tới 300.000- 400.000 đồng vì những lỗi vi phạm nêu trên.
Ngôi trường nơi xảy ra vụ phản ảnh thu sai nguyên tắc |
Được biết, Trường THPT Lê Hồng Phong có ba khối gồm: Khối 10, 11 và 12 nhưng số học sinh theo học tại đây chỉ có gần 100 em (mỗi khối chỉ có một lớp học), cơ sở vật chất tại trường còn quá nghèo nàn.
Bác bảo vệ tuy đã cao tuổi nhưng phải phụ trách nhiều công việc trong trường như: Trông xe, gác cổng, dọn vệ sinh và kiêm luôn cả công việc tiếp khách của nhà trường. Chúng tôi xin phép gặp cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 Lê Thị Thu Hường theo như đơn thư phản ánh thì thật ngạc nhiên, chính cô cũng là Hiệu trưởng của trường.
Sổ ghi thu phạt các học sinh vi phạm do học sinh trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp. |
Trả lời những thắc mắc của chúng tôi, cô Lê Thị Thu Hường cho biết: Quy định này mới được áp dụng hơn một tháng nay, đây là quy định của lớp chứ không phải của trường.
Bản thân cô cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh rằng do có nhiều em vi phạm nội quy mà trường nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái phạm nên phải sử dụng tới “biện pháp” phạt tiền và có văn bản gửi gia đình. Việc thu tiền được ban cán sự lớp trực tiếp thu.
Với một học sinh vi phạm quá nhiều lần sẽ có một biên bản ký với giáo viên cũng như với lớp, nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền.
Nhưng khi được hỏi về số tiền mà học sinh vi phạm phải nộp cũng như biên bản về quy định này thì cô giáo đưa ra những con số khá nhỏ so với những gì được đề cập trong đơn thư học sinh phản ánh. Cụ thể những lỗi như đi học muộn, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại chỉ là 5.000 đồng.
Khi chúng tôi đề cập được xem những văn bản, quy định trên thì cô cho biết là toàn bộ “quy định” này của lớp được thỏa thuận bằng miệng chứ không có bất kỳ giấy tờ hay văn bản nào ghi chép cả và được thực hiện trong mỗi buổi sinh hoạt lớp.
Toàn bộ khoản tiền được thu sẽ dùng để khen thưởng cho những học sinh học tập tốt hoặc các hoạt động ngoại khóa, vui chơi để khuyến khích các em học sinh chứ nhà trường không sử dụng...
Về “quy định” này, cô giáo Lê Thị Thu Hường cho biết nhiều lỗi vi phạm như mang điện thoại nhà trường xử lý bằng biện pháp thu giữ tạm thời và mời phụ huynh đến làm việc. Việc này gây mất thời gian của cả nhà trường và các phụ huynh. Sau một thời gian ngắn áp dụng “quy định” phạt tiền, số học sinh vi phạm các lỗi cơ bản đã giảm đáng kể.
Quy định kể trên cũng đã được phổ biến cho các phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Cô cho biết thêm mỗi giáo viên đều có cách dạy riêng nên cô vẫn chưa nhân rộng “quy định” này ra toàn trường…
Gặp gỡ một số học sinh lớp 12A1, các em cho biết có những bạn “nộp phạt” số tiền quá lớn, lên tới vài trăm ngàn chỉ trong hơn một tháng quy định nộp phạt được thực thi nên đành phải “ghi sổ” hoặc đã nhiều lần giấu gia đình lấy tiền để đưa ban cán sự lớp.
Vậy câu hỏi được đặt ra là việc xử lý vi phạm bằng nộp tiền có phải là cách làm sư phạm hay ở Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh? Trong khi việc lạm thu đầu năm học đang là gánh nặng của các bậc phụ huynh thì việc thu phạt của Trường THPT Lê Hồng Phong lại không được ghi chép bằng văn bản?! Với mức thu nhập thấp của một số gia đình ngoại thành thì việc thu phạt như trên khác nào tạo thêm một gánh nặng cho các phụ huynh học sinh trong khi chế tài xử phạt của nhà trường lại là trái luật.
Theo Báo Tin tức