Mô hình “1–1–1-1” thay cho “1 - 4 - 2 - 1”
Bản tham luận “hướng tới một nền giáo dục thực sự đổi mới” của TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT, Phó Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập được đưa ra trong “Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin”. Ngay sau đó, những luồng dư luận trái chiều xung quanh những đề xuất táo bạo trong bản tham luận này.
Một trong những đề xuất được dư luận đặc biệt quan tâm là việc cần tái kiến trúc lại hệ thống giáo dục Việt Nam; nhằm định hướng nghề nghiệp, phân luồng sớm và giải quyết tâm lý xã hội đang chen chúc đổ xô vào các trường ĐH, và giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong nhiều năm qua.
Theo đề xuất tại bản tham luận trên của TS Tùng, giáo dục Việt Nam sau nhiều thay đổi, hiện tại đang có cấu trúc (kiến trúc) chắp vá kiểu 1 tiểu - 4 trung - 2 cao - 1 đại. Trong đó, “1 tiểu” là một hệ tiểu học; “4 trung” là* THCS, THPT, TCCN và trung cấp nghề; “2 cao” là CĐ nghề và CĐ chuyên nghiệp; “1 đại” là một hệ ĐH (bao gồm cả ĐH và sau ĐH). Với cấu trúc này, tuổi để có bằng cấp ở các cấp tương ứng từ PT lên đến ĐH là 18, 21, 22 - 23 tuổi.
Tính theo mức độ tương ứng này thì thời gian để mỗi cá nhân hoàn tất việc học ít nhất (hệ trung học) cũng đã nằm gọn trong thời gian bước vào độ tuổi lao động. Sau khi hoàn tất cấp trung học, nhiều bạn trẻ vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp nào, đổ xô vào tìm kiếm các cơ hội ngồi trên ghế nhà trường ở các trường ĐH (và một số ít CĐ), tại các TP lớn, sau đó mới “tụt” dần xuống các hệ CĐ và trung cấp. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cấp quản lý trong việc điều phối lao động, mà còn gây ra sự lãng phí lớn đối với chi phí đào tạo quốc gia.
Nhằm đưa ra “giải pháp” cho vấn đề trên, TS Tùng đã đề xuất một kiến trúc mới “1-1-1-1” thay thế cho kiến trúc “1-4-2-1”, đã tồn tại từ lâu nay. Với kiểu kiến trúc này thì “1 tiểu – 1 trung - 1 cao - 1 đại” sẽ được phân thành: 1 cấp tiểu học tương đương 5 năm, 1 cấp trung học trong thời gian 4 năm, 1 cấp CĐ 3 năm (không phân biệt nghề và* “không nghề”), cấp cuối cùng là ĐH, thời gian sẽ vào khoảng 3 đến 4 năm thay cho 4 đến 5 năm như hiện nay.
Mô hình 9 năm (bao gồm 5 năm tiểu học, 4 năm trung học) đã được áp dụng nhiều trong hệ thống giáo dục các nước trên thế giới và đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình ở Anh và các nước khối thịnh vượng chung. Sau 9 năm này, học sinh sẽ được cấp bằng tốt nghiệp văn hóa PT; và có quyền lựa chọn tiếp vào hệ dự bị ĐH hoặc CĐ (thời gian 2 năm dự bị ĐH dành cho những ai muốn thi ĐH). Hai năm “dự bị” này, học viên sẽ được định hướng chuyên môn qua những môn tự chọn để lấy kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển vào các trường ĐH về sau, đồng thời giảm bớt thời lượng học ĐH (nếu đỗ) sau này. Nếu không như vậy, học viên có thể lựa chọn con đường vào thẳng CĐ – không cần thi tuyển. Học xong hệ CĐ sẽ gồm 1,5 năm đầu (tương đương trung cấp trước đây) học viên sẽ được nhận bằng CĐ và có thể đi làm sớm. Học thêm tiếp giai đoạn 2 (1,5 năm sau) học viên sẽ được nhận bằng CĐ nâng cao. Có bằng CĐ nâng cao có thể học tiếp liên thông lên ĐH (đến lúc này chỉ tính thêm 2 năm) nếu muốn hoàn thiện việc học.
Theo TS Tùng, với mô hình trên, thời gian dành cho học tập của học sinh, sinh viên sẽ được giảm tải nhiều. Độ tuổi tốt nghiệp các cấp học sẽ tương ứng với 15 tuổi tốt nghiệp PT (trước kia là 18 tuổi); 17 - 18 tuổi tốt nghiệp bằng CĐ /CĐ nâng cao (trước đây là 21 tuổi) và có bằng ĐH sẽ nằm vào khoảng 20 - 21 tuổi (trước đây là 22 - 23 tuổi). Việc giảm bớt được 2 năm học tập như vậy không* những tiết kiệm được chi phí đào tạo mà còn mở ra nhiều hi vọng mới cho giới trẻ được bắt tay vào nghề nghiệp sớm hơn.
TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT nhấn mạnh, nên giảm bớt chương trình học, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo vừa mở ra nhiều hi vọng mới cho giới trẻ được bắt tay vào nghề nghiệp sớm
Những quan điểm trái chiều
Có một thực tế, được nhiều chuyên gia chỉ rõ, nền giáo dục chúng ta hiện nay còn quá nặng về lý thuyết, thiếu giáo dục về kĩ năng sống cũng như tạo sự chủ động cho học sinh. Dường như, sau 12 năm học các em chỉ biết thuộc lòng các công thức Toán học, Hóa học, hay những kiến thức trong sách vở, chứ rất ít biết về cuộc sống bên ngoài, rất thiếu những kỹ năng cơ bản phục vụ cho cuộc sống tự lập. Do vậy, khi ra trường và vào làm việc, trong mắt những người lâu năm, thì đa phần những người mới tốt nghiệp còn khá “non nớt” và chưa đáp ứng yêu cầu công việc – đó là một sự thật khá phổ biến.
Bởi vậy, thời gian học PT được rút ngắn xuống 9 năm so với 12 năm, nặng lý thuyết như hiện nay; giới trẻ sẽ trưởng thành sớm hơn; vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí... là lý do được khá nhiều người ủng hộ đề xuất “20 tuổi tốt nghiệp ĐH”.
Những người ủng hộ đề xuất “20 tuổi tốt nghiệp ĐH” cho rằng nên kết thúc sớm quá trình học PT để dành thời gian học nghề, cùng với đó tăng cường giáo dục các kỹ năng sống, thể chất, thẩm mỹ... cho học sinh. Kiến thức của nhân loại là vô bờ bến, các em phải học suốt đời, cần gì sẽ học nấy, chúng ta đừng tham vọng đưa cho các em tất cả kiến thức chỉ trong mấy năm học PT, chỉ cần cho các em phương pháp, một thể chất tốt, một tâm hồn lành mạnh các em sẽ biết phải làm gì, khi bước vào đời sớm hơn.
Bạn Lê Văn Tâm, một sinh viên ĐH Bách Khoa – Hà Nội chia sẻ: “Tuổi trẻ có lợi thế là tiếp cận công việc nhanh và hiệu quả. Nhất là ở độ tuổi từ 20 – 30, hiệu suất làm việc rất cao. Thực tế hiện nay một sinh viên tốt nghiệp năm 23 (hoặc 24) tuổi thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi. Nếu kết thúc PT ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống. Tôi rất ủng hộ đề xuất của TS Tùng”.
Cũng không ít ý kiến lo ngại về kinh nghiệm xã hội của các “cử nhân trẻ tuổi 20”. Một giáo viên trường THPT chia sẻ: Nếu như sinh viên ở độ tuổi 20 mà có bằng ĐH thì e rằng các bạn chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Bởi lẽ ở độ tuổi này vẫn còn “trẻ và khá non nớt”, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời. Phải làm sao để đảm bảo kiến thức toàn diện cho học sinh, sinh viên, để các em có đủ hành trang bước vào đời. Nếu đảm bảo được yêu cầu này, mà lại rút ngắn được thời gian học tập thì… quá tốt.
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, vấn đề không phải là bao nhiêu tuổi tốt nghiệp ĐH, mà chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về hệ thống giáo dục từ mầm non đến ĐH. Nếu xem xét kỹ càng chúng ta sẽ thấy có quá nhiều nội dung trùng lặp được dạy đi dạy lại. Chỉ cần cắt bỏ những phần thừa này* chắc cũng tiết kiệm được đến cả năm học. Thêm nữa nếu các chương trình có tính chất thực tế hơn nữa thì chắc cũng giảm được vài tháng học… “vô ích”. Như vậy, mặc nhiên học sinh sẽ cần số năm học ít hơn đã có thể hoàn tất chương trình, đương nhiên tuổi tốt nghiệp ĐH cũng sẽ giảm theo.
Bản tham luận “hướng tới một nền giáo dục thực sự đổi mới” của TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT, Phó Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập được đưa ra trong “Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin”. Ngay sau đó, những luồng dư luận trái chiều xung quanh những đề xuất táo bạo trong bản tham luận này.
Một trong những đề xuất được dư luận đặc biệt quan tâm là việc cần tái kiến trúc lại hệ thống giáo dục Việt Nam; nhằm định hướng nghề nghiệp, phân luồng sớm và giải quyết tâm lý xã hội đang chen chúc đổ xô vào các trường ĐH, và giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong nhiều năm qua.
Theo đề xuất tại bản tham luận trên của TS Tùng, giáo dục Việt Nam sau nhiều thay đổi, hiện tại đang có cấu trúc (kiến trúc) chắp vá kiểu 1 tiểu - 4 trung - 2 cao - 1 đại. Trong đó, “1 tiểu” là một hệ tiểu học; “4 trung” là* THCS, THPT, TCCN và trung cấp nghề; “2 cao” là CĐ nghề và CĐ chuyên nghiệp; “1 đại” là một hệ ĐH (bao gồm cả ĐH và sau ĐH). Với cấu trúc này, tuổi để có bằng cấp ở các cấp tương ứng từ PT lên đến ĐH là 18, 21, 22 - 23 tuổi.
Tính theo mức độ tương ứng này thì thời gian để mỗi cá nhân hoàn tất việc học ít nhất (hệ trung học) cũng đã nằm gọn trong thời gian bước vào độ tuổi lao động. Sau khi hoàn tất cấp trung học, nhiều bạn trẻ vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp nào, đổ xô vào tìm kiếm các cơ hội ngồi trên ghế nhà trường ở các trường ĐH (và một số ít CĐ), tại các TP lớn, sau đó mới “tụt” dần xuống các hệ CĐ và trung cấp. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cấp quản lý trong việc điều phối lao động, mà còn gây ra sự lãng phí lớn đối với chi phí đào tạo quốc gia.
Nhằm đưa ra “giải pháp” cho vấn đề trên, TS Tùng đã đề xuất một kiến trúc mới “1-1-1-1” thay thế cho kiến trúc “1-4-2-1”, đã tồn tại từ lâu nay. Với kiểu kiến trúc này thì “1 tiểu – 1 trung - 1 cao - 1 đại” sẽ được phân thành: 1 cấp tiểu học tương đương 5 năm, 1 cấp trung học trong thời gian 4 năm, 1 cấp CĐ 3 năm (không phân biệt nghề và* “không nghề”), cấp cuối cùng là ĐH, thời gian sẽ vào khoảng 3 đến 4 năm thay cho 4 đến 5 năm như hiện nay.
Mô hình 9 năm (bao gồm 5 năm tiểu học, 4 năm trung học) đã được áp dụng nhiều trong hệ thống giáo dục các nước trên thế giới và đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình ở Anh và các nước khối thịnh vượng chung. Sau 9 năm này, học sinh sẽ được cấp bằng tốt nghiệp văn hóa PT; và có quyền lựa chọn tiếp vào hệ dự bị ĐH hoặc CĐ (thời gian 2 năm dự bị ĐH dành cho những ai muốn thi ĐH). Hai năm “dự bị” này, học viên sẽ được định hướng chuyên môn qua những môn tự chọn để lấy kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển vào các trường ĐH về sau, đồng thời giảm bớt thời lượng học ĐH (nếu đỗ) sau này. Nếu không như vậy, học viên có thể lựa chọn con đường vào thẳng CĐ – không cần thi tuyển. Học xong hệ CĐ sẽ gồm 1,5 năm đầu (tương đương trung cấp trước đây) học viên sẽ được nhận bằng CĐ và có thể đi làm sớm. Học thêm tiếp giai đoạn 2 (1,5 năm sau) học viên sẽ được nhận bằng CĐ nâng cao. Có bằng CĐ nâng cao có thể học tiếp liên thông lên ĐH (đến lúc này chỉ tính thêm 2 năm) nếu muốn hoàn thiện việc học.
Theo TS Tùng, với mô hình trên, thời gian dành cho học tập của học sinh, sinh viên sẽ được giảm tải nhiều. Độ tuổi tốt nghiệp các cấp học sẽ tương ứng với 15 tuổi tốt nghiệp PT (trước kia là 18 tuổi); 17 - 18 tuổi tốt nghiệp bằng CĐ /CĐ nâng cao (trước đây là 21 tuổi) và có bằng ĐH sẽ nằm vào khoảng 20 - 21 tuổi (trước đây là 22 - 23 tuổi). Việc giảm bớt được 2 năm học tập như vậy không* những tiết kiệm được chi phí đào tạo mà còn mở ra nhiều hi vọng mới cho giới trẻ được bắt tay vào nghề nghiệp sớm hơn.
TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT nhấn mạnh, nên giảm bớt chương trình học, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo vừa mở ra nhiều hi vọng mới cho giới trẻ được bắt tay vào nghề nghiệp sớm
Những quan điểm trái chiều
Có một thực tế, được nhiều chuyên gia chỉ rõ, nền giáo dục chúng ta hiện nay còn quá nặng về lý thuyết, thiếu giáo dục về kĩ năng sống cũng như tạo sự chủ động cho học sinh. Dường như, sau 12 năm học các em chỉ biết thuộc lòng các công thức Toán học, Hóa học, hay những kiến thức trong sách vở, chứ rất ít biết về cuộc sống bên ngoài, rất thiếu những kỹ năng cơ bản phục vụ cho cuộc sống tự lập. Do vậy, khi ra trường và vào làm việc, trong mắt những người lâu năm, thì đa phần những người mới tốt nghiệp còn khá “non nớt” và chưa đáp ứng yêu cầu công việc – đó là một sự thật khá phổ biến.
Bởi vậy, thời gian học PT được rút ngắn xuống 9 năm so với 12 năm, nặng lý thuyết như hiện nay; giới trẻ sẽ trưởng thành sớm hơn; vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí... là lý do được khá nhiều người ủng hộ đề xuất “20 tuổi tốt nghiệp ĐH”.
Những người ủng hộ đề xuất “20 tuổi tốt nghiệp ĐH” cho rằng nên kết thúc sớm quá trình học PT để dành thời gian học nghề, cùng với đó tăng cường giáo dục các kỹ năng sống, thể chất, thẩm mỹ... cho học sinh. Kiến thức của nhân loại là vô bờ bến, các em phải học suốt đời, cần gì sẽ học nấy, chúng ta đừng tham vọng đưa cho các em tất cả kiến thức chỉ trong mấy năm học PT, chỉ cần cho các em phương pháp, một thể chất tốt, một tâm hồn lành mạnh các em sẽ biết phải làm gì, khi bước vào đời sớm hơn.
Bạn Lê Văn Tâm, một sinh viên ĐH Bách Khoa – Hà Nội chia sẻ: “Tuổi trẻ có lợi thế là tiếp cận công việc nhanh và hiệu quả. Nhất là ở độ tuổi từ 20 – 30, hiệu suất làm việc rất cao. Thực tế hiện nay một sinh viên tốt nghiệp năm 23 (hoặc 24) tuổi thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi. Nếu kết thúc PT ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống. Tôi rất ủng hộ đề xuất của TS Tùng”.
Cũng không ít ý kiến lo ngại về kinh nghiệm xã hội của các “cử nhân trẻ tuổi 20”. Một giáo viên trường THPT chia sẻ: Nếu như sinh viên ở độ tuổi 20 mà có bằng ĐH thì e rằng các bạn chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Bởi lẽ ở độ tuổi này vẫn còn “trẻ và khá non nớt”, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời. Phải làm sao để đảm bảo kiến thức toàn diện cho học sinh, sinh viên, để các em có đủ hành trang bước vào đời. Nếu đảm bảo được yêu cầu này, mà lại rút ngắn được thời gian học tập thì… quá tốt.
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, vấn đề không phải là bao nhiêu tuổi tốt nghiệp ĐH, mà chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về hệ thống giáo dục từ mầm non đến ĐH. Nếu xem xét kỹ càng chúng ta sẽ thấy có quá nhiều nội dung trùng lặp được dạy đi dạy lại. Chỉ cần cắt bỏ những phần thừa này* chắc cũng tiết kiệm được đến cả năm học. Thêm nữa nếu các chương trình có tính chất thực tế hơn nữa thì chắc cũng giảm được vài tháng học… “vô ích”. Như vậy, mặc nhiên học sinh sẽ cần số năm học ít hơn đã có thể hoàn tất chương trình, đương nhiên tuổi tốt nghiệp ĐH cũng sẽ giảm theo.
“Nếu cứ cung cách đào tạo và khảo thí như hiện nay, đào tạo ĐH của chúng ta là một sự lãng phí khổng lồ tiền của, sức lực và thời gian của toàn xã hội. Sản phẩm của giáo dục ĐH chúng ta đưa ra xã hội là một lô sản phẩm yếu kém về chất lượng, nói chung không có mấy giá trị sử dụng” - một cán bộ quản lý giáo dục nhận định. |