Gắn liền với hình ảnh những thảm cỏ xanh mướt chính là những caddy. Công việc của họ là ngày ngày lặng thầm kéo chiếc troly (xe kéo) nặng gần 15kg đi theo các golfer chinh phục hết lỗ golf này đến lỗ golf khác. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng đòi hỏi đặc biệt về sức khỏe.
Thấm đẫm nước mắt
Bài liên quan: “Đầy tớ” ở sân golfNhọc nhằn nghề... nhặt bóng golf
Ngày nào cũng vậy, cứ 5h sáng, Hoa đã có mặt tại phòng chờ caddy. Vội vã ăn sáng, trang điểm, thay đồng phục rồi ngồi chờ đến số thứ tự của mình.
Mới chỉ 6h sáng mà cái nắng gay gắt của mùa hè đã rọi thẳng vào những khuôn mặt đen sạm tại phòng chờ caddy. Một chiếc xe hơi đắt tiền bóng mướt chạy thẳng vào sân. Cửa mở, hai vị khách trong trang phục sang trọng, thơm tho bước ra. Trong lúc đó, những caddy cũng bắt đầu tất tả với công việc của mình, chuẩn bị các loại gậy, đồ dùng để phục vụ người chơi.
Caddy đã chuẩn bị đồ đạc, sẵn sàng phục vụ người chơi
May mắn cho Hoa là cô được gọi đi theo phục vụ hai vị khách này ngay trong đầu giờ sáng. Trong lúc hai vị khách tán gẫu, Hoa nhanh tay chuẩn bị túi gậy, chai nước, áo che mưa cho bao gậy rồi bước nhanh theo hai vị khách đến điểm xuất phát. Vừa đi, cô vừa chào hỏi khách những câu thông thường và tự giới thiệu về mình. Bước vào đường golf, Hoa cẩn thận mở túi gậy lấy chiếc gậy driver và bóng trao tận tay cho khách. Đặt banh vào vị trí xuất phát, golfer có tên K.T bắt đầu phát bóng. Cuộc hành trình đi bộ ít nhất 8km trong 4 giờ bắt đầu.
Pặc! Ngay từ cú đánh đầu tiên, vị khách đã đánh xuống hồ. “Đ.m, caddy không chỉnh hướng cho tao!”. Sau câu nói đó, Hoa lặng thinh và tự nhủ, hôm nay là một ngày đen đủi rồi.
Đánh cú thứ 2, bóng golf bay ra khỏi lỗ green (lỗ cắm cờ), Hoa nhanh nhảu: “Tiếc thật”. Ông K.T chửi mắng xối xả: “Con kia tao cho mày nói chưa mà nói, mày thích thì mày đánh đi”. À, mà mày tuổi gì nhỉ?". Hoa đáp: “Dạ, em tuổi Tuất ạ”. “Tuổi chó hả? Thảo nào, cho đổi caddy”, ông K.T quát. Hoa vừa bước ra khỏi sân, vừa khóc dấm dứt. Cô nhẩm tính, trong một tháng qua, đã 5 lần cô gặp phải golfer mê tín, đổ lỗi cho việc đánh hỏng là do không “hợp tuổi”.
Có lẽ do hiểu được vị khách mê tín này, người quản lý sân golf đã thế vị trí của Hoa là Liên, cô gái sinh năm Rồng, “hợp tuổi” với ông K.T.
Hoa kể, có một khách chơi golf từng tâm sự với cô rằng, giới doanh nhân họ chơi golf một phần để rèn luyện sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Nhưng thực tế, cô lại thấy không ít những người lại thể hiện điều ngược lại trên sân golf. Thua thì cay cú và cay cú đến mức không làm chủ được cả cách hành xử của họ. Những vị khách đánh xấu và khó tính như thế này, Hoa đã gặp quá nhiều. Cô cũng đã quen với những câu mắng chửi như vậy, nên coi đó là chuyện bình thường.* Thậm chí, cô đã từng chứng kiến có vị khách cay cú vì thua độ đã quăng gậy dính trúng đầu một caddy. Cô caddy phải đi cấp cứu nhưng sau đó vị khách này cũng không có một lời hỏi thăm mà còn trách rằng, làm caddy mà không biết chọn chỗ đứng cho phù hợp nên mới có hậu quả như vậy.
Mỗi ngày, caddy phải kéo túi gậy nặng chừng 15kg đi bộ khắp sân
"Khi quả bóng vượt đường biên ba lần trên một lỗ, nếu là người điềm tĩnh họ sẽ lấy lại bình thản, cười xòa và tự cứu chuộc bằng cách chơi chính xác hơn ở các lỗ tiếp theo. Nhưng nếu là người nóng nảy, họ sẽ tức giận đến phát **** lên và không tiếc lời thóa mạ caddy", Hoa tâm sự.
Khi chúng tôi nhắc đến chuyện nữ caddy Phạm Thị Tuyết bị khách VIP hành hung ngay tại sân golf, nhiều caddy cho biết, trường hợp trên không phải là hiếm, chỉ tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau thôi. Khi chứng kiến cảnh golf chửi mắng hay hành hung caddy như thế thì ông chủ sân golf thường làm ngơ và nói rằng: Đây là một nghề dịch vụ, chúng ta phải "chiều" khách. "Nếu khách không thích cung cách phục vụ ở đây thì họ sẽ sang sân khác chơi. Khi đó chúng tôi cũng sẽ không có việc làm. Nên đành cắn răng chịu đựng thôi chị ạ", một caddy tên Lam nói.
Tủi nhục
Caddy Liên được coi là “hợp tuổi” vào thế chỗ cho Hoa, nhưng ông K.T đánh cũng chẳng khá hơn là bao. Ông K.T. đánh chệch lỗ đầu tiên và liên tục sau đó là những cú đánh hỏng: bóng văng bên này, sang bên kia hay, hết xuống nước lại vào rừng. Kết thúc mỗi cú đánh hỏng là một câu chửi thề, nhổ nước bọt, quăng cây gậy xuống mặt cỏ... Mỗi lúc như thế ông lại đổ lỗi hết lỗi này đến lỗi khác cho caddy. Nào là: không biết chỉnh hướng bóng, đoán hướng gió, gây tiếng động làm golfer mất tập trung, thậm chí có ông còn nói: “Chắc hôm nay nó đến tháng nên ám quẻ mình!”.
Đến nửa buổi chơi, các vị khách vào kiot ăn uống. Tranh thủ lúc đó, Liên kiếm một gốc cây rồi lôi cái bánh mì và chai nước lọc ra lầm lũi ăn. Sáng đi muộn nên cô không kịp ăn uống gì.
Sau khi khách ăn uống xong, Liên lại lếch thếch kéo bao gậy nặng chạy theo khách, tiếp tục các thao tác: rót nước, đưa khăn, lau gậy,… Chốc lát lại bị nghe một vài câu chửi thề. Cứ như thế cho đến hết buổi chơi.
Liên tâm sự: Nhiều vị khách tỏ ra khinh miệt nghề caddy. Họ coi caddy chỉ là những “đầy tớ”, những người bốc vác hay những con bé nhà quê ít học,… Nhiều lúc, sau khi phục vụ những vị khách khó tính, liên tiếp phải nghe những lời chửi bới, thóa mạ, cầm những đồng tiền tip của họ mà cô rớt nước mắt. Liên nói, nghề này cũng kiếm ra tiền, tháng 6-7 triệu đồng mà chẳng cần bằng cấp. Đó là mức thu nhập rất khá ở quê nhưng để kiếm được những đồng tiền đó cũng nhục lắm. Công việc rất nặng nhọc chẳng kém gì nghề nông nhưng còn biết làm gì không trong tay không còn đất.
Cũng chính vì đất nông nghiệp đã dành để làm sân golf nên nhiều phụ nữ ở đây đã phải chen nhau vào sân golf làm caddy cho khách chơi. Những phụ nữ như Liên đang phải làm thuê ngay trên mảnh đất ngày xưa, khi chưa xây dựng sân golf, họ là chủ.
-------------------------------
Những thửa ruộng, vườn cây đẹp nhất đã biến mất nhường chỗ cho cái gọi là sân golf… Và những người dân địa phương phải nhường đất của mình để đổi lại là ngày ngày gian nan bám vào du khách để kiếm từng đồng ngay trên chính mảnh đất ngày xưa mình là chủ. Và nhiều hạnh phúc gia đình đã tan vỡ khi ngành dịch vụ này len lỏi vào vùng quê* yên bình. Đón đọc kỳ cuối:*"Phận đời cơ cực sau thiên đường sân golf" vào 19h00 thứ Ba, 2/10/2012.
Thấm đẫm nước mắt
Bài liên quan: “Đầy tớ” ở sân golfNhọc nhằn nghề... nhặt bóng golf
Ngày nào cũng vậy, cứ 5h sáng, Hoa đã có mặt tại phòng chờ caddy. Vội vã ăn sáng, trang điểm, thay đồng phục rồi ngồi chờ đến số thứ tự của mình.
Mới chỉ 6h sáng mà cái nắng gay gắt của mùa hè đã rọi thẳng vào những khuôn mặt đen sạm tại phòng chờ caddy. Một chiếc xe hơi đắt tiền bóng mướt chạy thẳng vào sân. Cửa mở, hai vị khách trong trang phục sang trọng, thơm tho bước ra. Trong lúc đó, những caddy cũng bắt đầu tất tả với công việc của mình, chuẩn bị các loại gậy, đồ dùng để phục vụ người chơi.
Caddy đã chuẩn bị đồ đạc, sẵn sàng phục vụ người chơi
May mắn cho Hoa là cô được gọi đi theo phục vụ hai vị khách này ngay trong đầu giờ sáng. Trong lúc hai vị khách tán gẫu, Hoa nhanh tay chuẩn bị túi gậy, chai nước, áo che mưa cho bao gậy rồi bước nhanh theo hai vị khách đến điểm xuất phát. Vừa đi, cô vừa chào hỏi khách những câu thông thường và tự giới thiệu về mình. Bước vào đường golf, Hoa cẩn thận mở túi gậy lấy chiếc gậy driver và bóng trao tận tay cho khách. Đặt banh vào vị trí xuất phát, golfer có tên K.T bắt đầu phát bóng. Cuộc hành trình đi bộ ít nhất 8km trong 4 giờ bắt đầu.
Pặc! Ngay từ cú đánh đầu tiên, vị khách đã đánh xuống hồ. “Đ.m, caddy không chỉnh hướng cho tao!”. Sau câu nói đó, Hoa lặng thinh và tự nhủ, hôm nay là một ngày đen đủi rồi.
Đánh cú thứ 2, bóng golf bay ra khỏi lỗ green (lỗ cắm cờ), Hoa nhanh nhảu: “Tiếc thật”. Ông K.T chửi mắng xối xả: “Con kia tao cho mày nói chưa mà nói, mày thích thì mày đánh đi”. À, mà mày tuổi gì nhỉ?". Hoa đáp: “Dạ, em tuổi Tuất ạ”. “Tuổi chó hả? Thảo nào, cho đổi caddy”, ông K.T quát. Hoa vừa bước ra khỏi sân, vừa khóc dấm dứt. Cô nhẩm tính, trong một tháng qua, đã 5 lần cô gặp phải golfer mê tín, đổ lỗi cho việc đánh hỏng là do không “hợp tuổi”.
Có lẽ do hiểu được vị khách mê tín này, người quản lý sân golf đã thế vị trí của Hoa là Liên, cô gái sinh năm Rồng, “hợp tuổi” với ông K.T.
Hoa kể, có một khách chơi golf từng tâm sự với cô rằng, giới doanh nhân họ chơi golf một phần để rèn luyện sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Nhưng thực tế, cô lại thấy không ít những người lại thể hiện điều ngược lại trên sân golf. Thua thì cay cú và cay cú đến mức không làm chủ được cả cách hành xử của họ. Những vị khách đánh xấu và khó tính như thế này, Hoa đã gặp quá nhiều. Cô cũng đã quen với những câu mắng chửi như vậy, nên coi đó là chuyện bình thường.* Thậm chí, cô đã từng chứng kiến có vị khách cay cú vì thua độ đã quăng gậy dính trúng đầu một caddy. Cô caddy phải đi cấp cứu nhưng sau đó vị khách này cũng không có một lời hỏi thăm mà còn trách rằng, làm caddy mà không biết chọn chỗ đứng cho phù hợp nên mới có hậu quả như vậy.
Mỗi ngày, caddy phải kéo túi gậy nặng chừng 15kg đi bộ khắp sân
"Khi quả bóng vượt đường biên ba lần trên một lỗ, nếu là người điềm tĩnh họ sẽ lấy lại bình thản, cười xòa và tự cứu chuộc bằng cách chơi chính xác hơn ở các lỗ tiếp theo. Nhưng nếu là người nóng nảy, họ sẽ tức giận đến phát **** lên và không tiếc lời thóa mạ caddy", Hoa tâm sự.
Khi chúng tôi nhắc đến chuyện nữ caddy Phạm Thị Tuyết bị khách VIP hành hung ngay tại sân golf, nhiều caddy cho biết, trường hợp trên không phải là hiếm, chỉ tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau thôi. Khi chứng kiến cảnh golf chửi mắng hay hành hung caddy như thế thì ông chủ sân golf thường làm ngơ và nói rằng: Đây là một nghề dịch vụ, chúng ta phải "chiều" khách. "Nếu khách không thích cung cách phục vụ ở đây thì họ sẽ sang sân khác chơi. Khi đó chúng tôi cũng sẽ không có việc làm. Nên đành cắn răng chịu đựng thôi chị ạ", một caddy tên Lam nói.
Tủi nhục
Caddy Liên được coi là “hợp tuổi” vào thế chỗ cho Hoa, nhưng ông K.T đánh cũng chẳng khá hơn là bao. Ông K.T. đánh chệch lỗ đầu tiên và liên tục sau đó là những cú đánh hỏng: bóng văng bên này, sang bên kia hay, hết xuống nước lại vào rừng. Kết thúc mỗi cú đánh hỏng là một câu chửi thề, nhổ nước bọt, quăng cây gậy xuống mặt cỏ... Mỗi lúc như thế ông lại đổ lỗi hết lỗi này đến lỗi khác cho caddy. Nào là: không biết chỉnh hướng bóng, đoán hướng gió, gây tiếng động làm golfer mất tập trung, thậm chí có ông còn nói: “Chắc hôm nay nó đến tháng nên ám quẻ mình!”.
Đến nửa buổi chơi, các vị khách vào kiot ăn uống. Tranh thủ lúc đó, Liên kiếm một gốc cây rồi lôi cái bánh mì và chai nước lọc ra lầm lũi ăn. Sáng đi muộn nên cô không kịp ăn uống gì.
Sau khi khách ăn uống xong, Liên lại lếch thếch kéo bao gậy nặng chạy theo khách, tiếp tục các thao tác: rót nước, đưa khăn, lau gậy,… Chốc lát lại bị nghe một vài câu chửi thề. Cứ như thế cho đến hết buổi chơi.
Liên tâm sự: Nhiều vị khách tỏ ra khinh miệt nghề caddy. Họ coi caddy chỉ là những “đầy tớ”, những người bốc vác hay những con bé nhà quê ít học,… Nhiều lúc, sau khi phục vụ những vị khách khó tính, liên tiếp phải nghe những lời chửi bới, thóa mạ, cầm những đồng tiền tip của họ mà cô rớt nước mắt. Liên nói, nghề này cũng kiếm ra tiền, tháng 6-7 triệu đồng mà chẳng cần bằng cấp. Đó là mức thu nhập rất khá ở quê nhưng để kiếm được những đồng tiền đó cũng nhục lắm. Công việc rất nặng nhọc chẳng kém gì nghề nông nhưng còn biết làm gì không trong tay không còn đất.
Cũng chính vì đất nông nghiệp đã dành để làm sân golf nên nhiều phụ nữ ở đây đã phải chen nhau vào sân golf làm caddy cho khách chơi. Những phụ nữ như Liên đang phải làm thuê ngay trên mảnh đất ngày xưa, khi chưa xây dựng sân golf, họ là chủ.
-------------------------------
Những thửa ruộng, vườn cây đẹp nhất đã biến mất nhường chỗ cho cái gọi là sân golf… Và những người dân địa phương phải nhường đất của mình để đổi lại là ngày ngày gian nan bám vào du khách để kiếm từng đồng ngay trên chính mảnh đất ngày xưa mình là chủ. Và nhiều hạnh phúc gia đình đã tan vỡ khi ngành dịch vụ này len lỏi vào vùng quê* yên bình. Đón đọc kỳ cuối:*"Phận đời cơ cực sau thiên đường sân golf" vào 19h00 thứ Ba, 2/10/2012.