Cả một tập thể người khổng lồ kia đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống của hai cá nhân đang cố vùng vẫy để trở lại kiếp làm người.
Con chó có tình cảm
Có vô số câu chuyện lay động lòng người về mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó keo sơn giữa con người và con chó.
Và cho đến hiện nay, chưa loài vật nào có thể thay thế vị trí vô tiền khoáng hậu của con chó đối với con người văn minh.
Nhưng cho dù con chó có tình cảm, thì đó cũng chỉ là tình cảm của một con vật.
Con người có văn hóa
Người ta có thể phân biệt con người với mọi loài sinh vật khác mà chúng ta biết đến hiện nay bằng lao động, năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, hay bất cứ dấu hiệu vượt trội nào khác, để vượt lên trên tự nhiên và xác lập nên văn hóa – văn minh nhân loại.
Con người, con chó và hoang mạc văn hóa
Suy cho cùng thì con người cũng chỉ là... bụi của vũ trụ. Nhưng một khi phải đem con chó và con người ra để so sánh, luận bàn ngang hàng về mặt giá trị, thì khác nào trở về với điểm khởi đầu tiến trình tiến hóa nhân loại – thật đáng hổ thẹn cho kiếp làm người.
Thời gian gần đây, không ít kẻ trộm chó đã bị hành hung hội đồng một cách tàn bạo, dã man.
Vụ gần đây nhất là, sáng ngày 10/6, cả nghìn người dân tại huyện Yên Thành (Nghệ An) đã cản đường khi nhà chức trách đưa hai nghi can trộm chó bị đánh trọng thương đi cấp cứu. Đến 11h, một nghi can đã tử vong.
Cả một tập thể người khổng lồ kia đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống của hai cá nhân đang cố vùng vẫy để trở lại kiếp làm người.
Họ đã bất chấp lương tri và luật pháp, cản đường (chống) người thi hành công vụ, chống lại nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả nhất là cứu người.
Ở khía cạnh khác, trong khi cả nước đang xốc lại tinh thần và “lòng tin chiến lược” vào lẽ sống vì con người, sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu người, thì hành động truy sát hai người trộm chó kia khác nào “dội hai phi nước lạnh” vào cõi thiện lương của con người và văn hóa.
Chúng ta phải thừa nhận thực trạng trộm cướp hiện nay nổi lên lộng hành ở nhiều nơi, gây bất an và bức xúc trong các tầng lớp nhân dân. Mức độ xử lý nhiều trường hợp còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe. Nhưng không được phép dùng lỗi chồng lên lỗi, lấy cái sai để chống cái sai, bất chấp đạo đức và pháp luật để chống lại hành động “đạo tặc”.
Ở một góc độ nhất định, có thể coi văn hoá như là cái phanh của xã hội và của lịch sử. Cho nên, cái lối sống ích kỷ, sẵn sàng hại người để bảo vệ của cải vật chất của mình, coi trọng con vật hơn con người, sẵn sàng hành hung con người bất chấp đạo lý và pháp luật để trút giận, dù lý giải dưới bất cứ nội dung hay hình thức “hợp lý” và “thuyết phục” gì đi chăng nữa, cũng chỉ là ngụy biện.
Con chó có tình cảm
Có vô số câu chuyện lay động lòng người về mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó keo sơn giữa con người và con chó.
Và cho đến hiện nay, chưa loài vật nào có thể thay thế vị trí vô tiền khoáng hậu của con chó đối với con người văn minh.
Nhưng cho dù con chó có tình cảm, thì đó cũng chỉ là tình cảm của một con vật.
Con người có văn hóa
Người ta có thể phân biệt con người với mọi loài sinh vật khác mà chúng ta biết đến hiện nay bằng lao động, năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, hay bất cứ dấu hiệu vượt trội nào khác, để vượt lên trên tự nhiên và xác lập nên văn hóa – văn minh nhân loại.
Con người, con chó và hoang mạc văn hóa
Suy cho cùng thì con người cũng chỉ là... bụi của vũ trụ. Nhưng một khi phải đem con chó và con người ra để so sánh, luận bàn ngang hàng về mặt giá trị, thì khác nào trở về với điểm khởi đầu tiến trình tiến hóa nhân loại – thật đáng hổ thẹn cho kiếp làm người.
Thời gian gần đây, không ít kẻ trộm chó đã bị hành hung hội đồng một cách tàn bạo, dã man.
Vụ gần đây nhất là, sáng ngày 10/6, cả nghìn người dân tại huyện Yên Thành (Nghệ An) đã cản đường khi nhà chức trách đưa hai nghi can trộm chó bị đánh trọng thương đi cấp cứu. Đến 11h, một nghi can đã tử vong.
Cả một tập thể người khổng lồ kia đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống của hai cá nhân đang cố vùng vẫy để trở lại kiếp làm người.
Họ đã bất chấp lương tri và luật pháp, cản đường (chống) người thi hành công vụ, chống lại nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả nhất là cứu người.
Ở khía cạnh khác, trong khi cả nước đang xốc lại tinh thần và “lòng tin chiến lược” vào lẽ sống vì con người, sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu người, thì hành động truy sát hai người trộm chó kia khác nào “dội hai phi nước lạnh” vào cõi thiện lương của con người và văn hóa.
Chúng ta phải thừa nhận thực trạng trộm cướp hiện nay nổi lên lộng hành ở nhiều nơi, gây bất an và bức xúc trong các tầng lớp nhân dân. Mức độ xử lý nhiều trường hợp còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe. Nhưng không được phép dùng lỗi chồng lên lỗi, lấy cái sai để chống cái sai, bất chấp đạo đức và pháp luật để chống lại hành động “đạo tặc”.
Ở một góc độ nhất định, có thể coi văn hoá như là cái phanh của xã hội và của lịch sử. Cho nên, cái lối sống ích kỷ, sẵn sàng hại người để bảo vệ của cải vật chất của mình, coi trọng con vật hơn con người, sẵn sàng hành hung con người bất chấp đạo lý và pháp luật để trút giận, dù lý giải dưới bất cứ nội dung hay hình thức “hợp lý” và “thuyết phục” gì đi chăng nữa, cũng chỉ là ngụy biện.