Được biết tới cuối giờ chiều ngày 28/10, cơn bão số 8 đã đổ bộ lên đất liền quét dọc bờ biển các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình…tuy nhiên thời điểm này người dân nơi đây vẫn rửng rưng tưởng “bão ở nơi xa lắm”!
Bão ập vào nhà vẫn nghe tin ở xa
Ông Nguyễn Tuấn Thao, (Bạch Đằng, Kiến Xương, Thái Bình) cho biết phải mấy chục năm trở lại đây mới có cơn bão mạnh như vậy. “Nhà nhẹ thì tốc mái, nặng thì bay luôn cả nhà. Có nhà phơi thóc xong cho vào tải rồi lại chủ quan vẫn để trên mái nên bị gió lốc cuốn phăng tới gần tấn” ông Thao cho biết. Trước đó, theo ông Thao phải tới 5 rưỡi chiều 28/10 loa đài phát thanh của xã mới phát đi tin báo bão của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cập nhật từ lúc 1g chiều. “Lúc đó mưa gió kéo về đùng đùng thì người dân làm gì được” ông Thao nói.
Do ít theo dõi diễn biến của bão nên nhiều người dân ở huyện ven biển Thái Thụy (Thái Bình) bất ngờ khi thấy gió bão ập đến quá mạnh. Anh Nguyễn Tuấn ở thị trấn Diêm Điền cho biết, mặc dù thông báo về cơn bão được phát trên hệ thống loa của địa phương và trên ti vi, nhưng do không nghe kỹ, bão lại đi nhanh và đổi hướng đột ngột nên đến tối 28/10, gia đình anh vẫn nghĩ bão sẽ vào miền Trung. Tại cảng Diêm Điền (thị trấn Diêm Điền), do không đề phòng kỹ nên một chiếc tàu lớn bị tuột neo, đâm vào cầu Diêm Điền, khiến cây cầu bị gãy làm ba. Từ tối 28/10 cho đến nay, điện bị mất vẫn chưa có lại, hệ thống điện thoại di động và cố định đều tê liệt nên nhiều người không cập nhật được tin tức.
Cũng trong tình trạng bị cúp điện nên không thể tiếp cận thông tin tình hình cơn bão, bà Nguyễn Thị Đan, (Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định) kể: “Từ chiều ngày hôm qua (28/10) điện đã mất toàn bộ, cả nhà không nghe được thông tin bão có mạnh không, diễn biến thế nào. Tới khoảng hơn 7 giờ tối thì nhà bà đã bị tốc toàn bộ mái tôn ở nhà sau, nghe rõ tiếng bão bốc đồ đi mà không làm gì được. Cả nhà chỉ nghe tin báo bão từ lúc trưa và không nghĩ nó vào với cường độ mạnh như thế.”
Thông tin bão quá rộng
Hầu hết người dân được hỏi đều trong tâm thế bị động khi cơn bão số 8 đi qua. Ông Nguyễn Văn Tân (Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng) cho biết, người dân đều chủ quan bởi trước đó chỉ nghe thấy thông tin rất rộng bão đổ bộ vào vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An. Chính vì nghe thông tin bão xa, người dân tranh thủ ra đồng gặt nốt lúa ngoài đồng còn tài sản trong nhà thì không có phương án đề phòng “ Trước đó có mưa nhỏ,tới khi biết thông tin bão mạnh lên và quay ngoắt lên trên thì cũng là chiều muộn 28/10 nên người dân không kịp trở tay ” ông Tân nói.
Tương tự, anh Đặng Văn Chương, (xã Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định) cũng khẳng định, thông tin dự báo về cơn bão không chính xác nên người dân lơ là, chủ quan. “Trước bão, người dân chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ đổ bộ về Thanh Hóa, sau đó có biết thêm thông tin sẽ lướt qua các tỉnh ven biển của Bắc bộ nhưng cũng chỉ là đi vào nửa rìa, chứ vào sâu chỉ có cấp 7, cấp 8 nên chủ quan. Tới khoảng 10g đêm bão mạnh gió giật đùng đùng thì chỉ biết ngồi im trong nhà chứ không thể làm gì được nữa. Sáng ra nhà nào cũng bị tốc mái” anh Chương kể.
Bão ập vào nhà vẫn nghe tin ở xa
Ông Nguyễn Tuấn Thao, (Bạch Đằng, Kiến Xương, Thái Bình) cho biết phải mấy chục năm trở lại đây mới có cơn bão mạnh như vậy. “Nhà nhẹ thì tốc mái, nặng thì bay luôn cả nhà. Có nhà phơi thóc xong cho vào tải rồi lại chủ quan vẫn để trên mái nên bị gió lốc cuốn phăng tới gần tấn” ông Thao cho biết. Trước đó, theo ông Thao phải tới 5 rưỡi chiều 28/10 loa đài phát thanh của xã mới phát đi tin báo bão của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cập nhật từ lúc 1g chiều. “Lúc đó mưa gió kéo về đùng đùng thì người dân làm gì được” ông Thao nói.
Do ít theo dõi diễn biến của bão nên nhiều người dân ở huyện ven biển Thái Thụy (Thái Bình) bất ngờ khi thấy gió bão ập đến quá mạnh. Anh Nguyễn Tuấn ở thị trấn Diêm Điền cho biết, mặc dù thông báo về cơn bão được phát trên hệ thống loa của địa phương và trên ti vi, nhưng do không nghe kỹ, bão lại đi nhanh và đổi hướng đột ngột nên đến tối 28/10, gia đình anh vẫn nghĩ bão sẽ vào miền Trung. Tại cảng Diêm Điền (thị trấn Diêm Điền), do không đề phòng kỹ nên một chiếc tàu lớn bị tuột neo, đâm vào cầu Diêm Điền, khiến cây cầu bị gãy làm ba. Từ tối 28/10 cho đến nay, điện bị mất vẫn chưa có lại, hệ thống điện thoại di động và cố định đều tê liệt nên nhiều người không cập nhật được tin tức.
Cũng trong tình trạng bị cúp điện nên không thể tiếp cận thông tin tình hình cơn bão, bà Nguyễn Thị Đan, (Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định) kể: “Từ chiều ngày hôm qua (28/10) điện đã mất toàn bộ, cả nhà không nghe được thông tin bão có mạnh không, diễn biến thế nào. Tới khoảng hơn 7 giờ tối thì nhà bà đã bị tốc toàn bộ mái tôn ở nhà sau, nghe rõ tiếng bão bốc đồ đi mà không làm gì được. Cả nhà chỉ nghe tin báo bão từ lúc trưa và không nghĩ nó vào với cường độ mạnh như thế.”
Thông tin bão quá rộng
Hầu hết người dân được hỏi đều trong tâm thế bị động khi cơn bão số 8 đi qua. Ông Nguyễn Văn Tân (Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng) cho biết, người dân đều chủ quan bởi trước đó chỉ nghe thấy thông tin rất rộng bão đổ bộ vào vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An. Chính vì nghe thông tin bão xa, người dân tranh thủ ra đồng gặt nốt lúa ngoài đồng còn tài sản trong nhà thì không có phương án đề phòng “ Trước đó có mưa nhỏ,tới khi biết thông tin bão mạnh lên và quay ngoắt lên trên thì cũng là chiều muộn 28/10 nên người dân không kịp trở tay ” ông Tân nói.
Tương tự, anh Đặng Văn Chương, (xã Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định) cũng khẳng định, thông tin dự báo về cơn bão không chính xác nên người dân lơ là, chủ quan. “Trước bão, người dân chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ đổ bộ về Thanh Hóa, sau đó có biết thêm thông tin sẽ lướt qua các tỉnh ven biển của Bắc bộ nhưng cũng chỉ là đi vào nửa rìa, chứ vào sâu chỉ có cấp 7, cấp 8 nên chủ quan. Tới khoảng 10g đêm bão mạnh gió giật đùng đùng thì chỉ biết ngồi im trong nhà chứ không thể làm gì được nữa. Sáng ra nhà nào cũng bị tốc mái” anh Chương kể.
18 người thương vong do bão Sơn Tinh Theo Báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và các tỉnh tính tới 16h chiều 29/10, hậu quả của cơn bão số 8 đã làm 6 người chết và mất tích, 13 người bị thương. Thống kê chưa đầy đủ, số nhà bị tốc mái, hư hỏng: hơn 5.000 nhà (chủ yếu xả ra tại Hải Phòng gần 2.900 nhà và Thanh Hóa hơn 2.100 nhà); diện tích lúa bị ngập, hư hại lên tới gần 6.300ha (trong đó Nam Định lên tới hơn 5.800ha); diện tích hoa màu bị ngập, hư hại: 17.625ha; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại: 700 ha… Tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, 41 tàu thuyền của ngư dân bị sóng đánh chìm. Lãnh đạo VinaPhone cho biết do siêu bão Sơn Tinh với tốc độ di chuyển nhanh nhất trong vòng 10 năm gần đây nên việc mất liên lạc tại một số trạm BTS là không tránh khỏi. Tại Nam định mức độ thiệt hại lớn, VinaPhone bị mất hơn một trăm trạm BTS 2G và Thái bình 15 trạm mất liên lạc, do các trạm 3G được lắp đặt sau nên thiết bị tiên tiến hơn, lắp đặt mới nên vẫn đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ 3G. Tới thời điểm này, VinaPhone đã phối hợp với MobiFone để dùng chung BTS do đó đã đảm bảo vùng phủ tại phần lớn các tỉnh. |