Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau về vẻ đẹp và sự quý hiếm của cây đổi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ. Khi mới thành phẩm, gỗ này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyển sang màu xanh bích đậm. Thớ gỗ cây này rất mịn như gỗ trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triệu đồng. Một cặp lục bình có giá khoảng 2 triệu đồng. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phật và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gỗ đổi màu to nhất huyện Krông Năng. “Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gỗ đổi màu giá 9 triệu đồng, cộng với tiền gia công hơn chục triệu nữa. Gần đây, nhiều người trả giá cặp lục bình đến 30 triệu đồng nhưng tôi không bán” - ông Th. nói.
Bức tượng Phật Di Lặc và cặp lục bình bằng gỗ đổi màu có giá bán lần lượt là 4 triệu và 2 triệu đồng. Ảnh: QH
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhận: “Thời gian gần đây, người dân trong xã rộ lên phong trào xài đồ mỹ nghệ từ gỗ đổi màu”. Vì sự mới lạ và khác biệt của loại gỗ này mà người dân khắp nơi đổ về vùng rừng có gỗ đổi màu để khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vận chuyển, cất giữ gỗ đổi màu, đã phạt hành chính mỗi đối tượng 6,5 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Văn Kiểm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, cho biết: “Gỗ đổi màu là tên do người dân tự đặt” và cho biết chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lấy mẫu của loài cây này để gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị… đồng thời phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Năng tìm cách bảo vệ loài cây này.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triệu đồng. Một cặp lục bình có giá khoảng 2 triệu đồng. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phật và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gỗ đổi màu to nhất huyện Krông Năng. “Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gỗ đổi màu giá 9 triệu đồng, cộng với tiền gia công hơn chục triệu nữa. Gần đây, nhiều người trả giá cặp lục bình đến 30 triệu đồng nhưng tôi không bán” - ông Th. nói.
Bức tượng Phật Di Lặc và cặp lục bình bằng gỗ đổi màu có giá bán lần lượt là 4 triệu và 2 triệu đồng. Ảnh: QH
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhận: “Thời gian gần đây, người dân trong xã rộ lên phong trào xài đồ mỹ nghệ từ gỗ đổi màu”. Vì sự mới lạ và khác biệt của loại gỗ này mà người dân khắp nơi đổ về vùng rừng có gỗ đổi màu để khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vận chuyển, cất giữ gỗ đổi màu, đã phạt hành chính mỗi đối tượng 6,5 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Văn Kiểm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, cho biết: “Gỗ đổi màu là tên do người dân tự đặt” và cho biết chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lấy mẫu của loài cây này để gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị… đồng thời phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Năng tìm cách bảo vệ loài cây này.