Bước đầu một số biện pháp đã có hiệu quả, nhưng cũng gây khó khăn cho người đi đường.
Muốn qua đường phải leo dải phân cách
Sáng 25/7, một nhóm công nhân thuộc Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn đang lắp đặt dải phân cách trên đường Trần Hưng Đạo, đoạn trước cổng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Khi đơn vị thi công lắp đặt dải phân cách chồng lên vạch kẻ dành cho người đi bộ, nhiều người dân hai bên đường tỏ ra ngỡ ngàng vì “lắp đặt như vậy khác nào ép người đi bộ phải leo rào”.
Khoảng 30 phút đứng quan sát tại đây, chúng tôi thấy nhiều người phải leo qua dải phân cách cao gần 1m này, trong khi một số người tìm cách luồn qua khoảng hở giữa hai đoạn dải phân cách chừng 25cm để qua đường.
Một công nhân đang thi công tại đây cũng thừa nhận sự bất hợp lý này và hứa sẽ kiến nghị với chủ đầu tư (Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, TP.HCM) hạ thấp đoạn dải phân cách này xuống để tạo thuận lợi cho người đi bộ.
Thế nhưng một ngày sau trở lại đây, chúng tôi vẫn chứng kiến người dân và thậm chí cả người bệnh cũng phải leo dải phân cách để qua đường.
Sau khi có thông tin Sở Giao thông vận tải TP.HCM sẽ lắp đặt dải phân cách trên đường Tôn Thất Thuyết (Q.4), nhiều người dân sống hai bên đường cho rằng việc này không cần thiết và cần được tính toán, khảo sát kỹ trước khi thực hiện. Theo ý kiến của người dân, đường Tôn Thất Thuyết có bề rộng 7-8m, nếu lắp đặt dải phân cách thì mỗi bên chỉ còn lại chưa được 4m, trong khi đó đường này có nhiều xe buýt, xe tải qua lại nên sẽ rất nguy hiểm cho người giao thông.
Dải phân cách được lắp cắt ngang làn đường dành cho người đi bộ trước cổng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - Ảnh: Mậu Trường
Thiếu linh động
Việc phân luồng bất hợp lý tại một số tuyến đường trên địa bàn TP.HCM cũng khiến người dân gặp khó khăn hơn trong khi tham gia giao thông. Đơn cử như đại lộ Võ Văn Kiệt có tới hai làn đường dành cho xe máy trên cùng một chiều hướng về đường hầm sông Sài Gòn. Giữa hai làn đường này là một dải phân cách bằng bêtông. Thời gian qua, nhiều bạn đọc phản ảnh người đi xe máy trên đại lộ Võ Văn Kiệt thường bị tông vào dải phân cách và gặp khó khăn khi quẹo trái qua đường dẫn vào nội thành như đường Nguyễn Biểu (Q.5), Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thái Học, Calmette (Q.1)...
Theo quan sát của chúng tôi, tại hầu hết các điểm quẹo trái từ đường Võ Văn Kiệt vào nội thành đều có pha đèn riêng để quẹo trái (15-25 giây). Tuy nhiên, nếu xe máy chạy vào làn xe ngoài cùng (làn xe máy cũ) khi quẹo trái sẽ xung đột với làn xe máy chạy thẳng. Theo người dân, cơ quan chức năng nên tổ chức lại giao thông trên tuyến đường này cho hợp lý hơn.
Trong khi đó, đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) vẫn ùn tắc vào giờ cao điểm tuy không bị kẹt xe nặng như trước đây. Theo quan sát, những lúc có cảnh sát giao thông, người đi xe máy có thể được hướng dẫn chạy vào một làn ôtô để giảm áp lực trên làn xe máy. Tuy nhiên, khi không có sự điều tiết của cảnh sát giao thông, người đi xe máy đành chấp nhận nhích từng chút tại làn đường xe máy chứ không dám chạy vào làn đường ôtô vì sợ bị phạt. Nhiều người dân thắc mắc: “Tại sao không lắp biển báo cho phép xe máy chạy vào làn đường ôtô những giờ cao điểm để người tham gia giao thông chủ động hơn?”.
Hay như tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng, thời gian qua rất nhiều xe máy bị cảnh sát giao thông xử phạt. Theo biển báo, xe máy đi trên đường Nguyễn Hữu Cảnh không được quẹo trái vào đường Tôn Đức Thắng mà phải chạy thẳng vào đường Lê Thánh Tôn hoặc quẹo phải về đường Đinh Tiên Hoàng. Tuy nhiên, việc cấm quẹo trái không cần thiết vì đoạn đường này ít xảy ra kẹt xe tại làn xe máy.
Giải quyết ùn tắc giao thông ra sao?
Đề cập việc tổ chức giao thông ở đường Trường Chinh đã dẫn đến ùn tắc giao thông thường xuyên ở khu vực này, ông Lê Quyết Thắng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - cho biết do cảnh sát giao thông chưa thống nhất cho xe máy chạy chung với ôtô trong giờ cao điểm. Vì vậy, khu đã kiến nghị Sở Giao thông vận tải và Phòng cảnh sát giao thông TP chấp thuận cho xe hai bánh chạy chung với ôtô trong giờ cao điểm.
“Chúng tôi đã lường định áp lực giao thông sẽ tăng cao trên tuyến đường này vào thời điểm năm học mới (đầu tháng 9/2012) nên sẽ đề nghị cảnh sát giao thông cho xe máy lưu thông vào làn ôtô. Khu sẽ lắp đặt biển báo cụ thể giờ cho xe máy lưu thông vào làn ôtô. Giải pháp này sẽ giải quyết ùn tắc giao thông trên tuyến đường trên” - ông Thắng nhấn mạnh.
Còn việc xử lý những bất hợp lý về giao thông trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, ông Lê Quyết Thắng cho biết khu đã có kế hoạch lắp đặt riêng tất cả đèn tín hiệu giao thông nhằm giảm xung đột giữa làn xe đi thẳng và làn xe rẽ phải. Đồng thời cải tạo dải phân cách ở tim đường để các xe được quay đầu dễ dàng hơn. Hiện khu đang chờ ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông đô thị bàn giao để thực hiện các biện pháp trên.
Muốn qua đường phải leo dải phân cách
Sáng 25/7, một nhóm công nhân thuộc Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn đang lắp đặt dải phân cách trên đường Trần Hưng Đạo, đoạn trước cổng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Khi đơn vị thi công lắp đặt dải phân cách chồng lên vạch kẻ dành cho người đi bộ, nhiều người dân hai bên đường tỏ ra ngỡ ngàng vì “lắp đặt như vậy khác nào ép người đi bộ phải leo rào”.
Khoảng 30 phút đứng quan sát tại đây, chúng tôi thấy nhiều người phải leo qua dải phân cách cao gần 1m này, trong khi một số người tìm cách luồn qua khoảng hở giữa hai đoạn dải phân cách chừng 25cm để qua đường.
Một công nhân đang thi công tại đây cũng thừa nhận sự bất hợp lý này và hứa sẽ kiến nghị với chủ đầu tư (Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, TP.HCM) hạ thấp đoạn dải phân cách này xuống để tạo thuận lợi cho người đi bộ.
Thế nhưng một ngày sau trở lại đây, chúng tôi vẫn chứng kiến người dân và thậm chí cả người bệnh cũng phải leo dải phân cách để qua đường.
Sau khi có thông tin Sở Giao thông vận tải TP.HCM sẽ lắp đặt dải phân cách trên đường Tôn Thất Thuyết (Q.4), nhiều người dân sống hai bên đường cho rằng việc này không cần thiết và cần được tính toán, khảo sát kỹ trước khi thực hiện. Theo ý kiến của người dân, đường Tôn Thất Thuyết có bề rộng 7-8m, nếu lắp đặt dải phân cách thì mỗi bên chỉ còn lại chưa được 4m, trong khi đó đường này có nhiều xe buýt, xe tải qua lại nên sẽ rất nguy hiểm cho người giao thông.
Dải phân cách được lắp cắt ngang làn đường dành cho người đi bộ trước cổng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - Ảnh: Mậu Trường
Thiếu linh động
Việc phân luồng bất hợp lý tại một số tuyến đường trên địa bàn TP.HCM cũng khiến người dân gặp khó khăn hơn trong khi tham gia giao thông. Đơn cử như đại lộ Võ Văn Kiệt có tới hai làn đường dành cho xe máy trên cùng một chiều hướng về đường hầm sông Sài Gòn. Giữa hai làn đường này là một dải phân cách bằng bêtông. Thời gian qua, nhiều bạn đọc phản ảnh người đi xe máy trên đại lộ Võ Văn Kiệt thường bị tông vào dải phân cách và gặp khó khăn khi quẹo trái qua đường dẫn vào nội thành như đường Nguyễn Biểu (Q.5), Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thái Học, Calmette (Q.1)...
Theo quan sát của chúng tôi, tại hầu hết các điểm quẹo trái từ đường Võ Văn Kiệt vào nội thành đều có pha đèn riêng để quẹo trái (15-25 giây). Tuy nhiên, nếu xe máy chạy vào làn xe ngoài cùng (làn xe máy cũ) khi quẹo trái sẽ xung đột với làn xe máy chạy thẳng. Theo người dân, cơ quan chức năng nên tổ chức lại giao thông trên tuyến đường này cho hợp lý hơn.
Trong khi đó, đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) vẫn ùn tắc vào giờ cao điểm tuy không bị kẹt xe nặng như trước đây. Theo quan sát, những lúc có cảnh sát giao thông, người đi xe máy có thể được hướng dẫn chạy vào một làn ôtô để giảm áp lực trên làn xe máy. Tuy nhiên, khi không có sự điều tiết của cảnh sát giao thông, người đi xe máy đành chấp nhận nhích từng chút tại làn đường xe máy chứ không dám chạy vào làn đường ôtô vì sợ bị phạt. Nhiều người dân thắc mắc: “Tại sao không lắp biển báo cho phép xe máy chạy vào làn đường ôtô những giờ cao điểm để người tham gia giao thông chủ động hơn?”.
Hay như tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng, thời gian qua rất nhiều xe máy bị cảnh sát giao thông xử phạt. Theo biển báo, xe máy đi trên đường Nguyễn Hữu Cảnh không được quẹo trái vào đường Tôn Đức Thắng mà phải chạy thẳng vào đường Lê Thánh Tôn hoặc quẹo phải về đường Đinh Tiên Hoàng. Tuy nhiên, việc cấm quẹo trái không cần thiết vì đoạn đường này ít xảy ra kẹt xe tại làn xe máy.
Giải quyết ùn tắc giao thông ra sao?
Đề cập việc tổ chức giao thông ở đường Trường Chinh đã dẫn đến ùn tắc giao thông thường xuyên ở khu vực này, ông Lê Quyết Thắng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - cho biết do cảnh sát giao thông chưa thống nhất cho xe máy chạy chung với ôtô trong giờ cao điểm. Vì vậy, khu đã kiến nghị Sở Giao thông vận tải và Phòng cảnh sát giao thông TP chấp thuận cho xe hai bánh chạy chung với ôtô trong giờ cao điểm.
“Chúng tôi đã lường định áp lực giao thông sẽ tăng cao trên tuyến đường này vào thời điểm năm học mới (đầu tháng 9/2012) nên sẽ đề nghị cảnh sát giao thông cho xe máy lưu thông vào làn ôtô. Khu sẽ lắp đặt biển báo cụ thể giờ cho xe máy lưu thông vào làn ôtô. Giải pháp này sẽ giải quyết ùn tắc giao thông trên tuyến đường trên” - ông Thắng nhấn mạnh.
Còn việc xử lý những bất hợp lý về giao thông trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, ông Lê Quyết Thắng cho biết khu đã có kế hoạch lắp đặt riêng tất cả đèn tín hiệu giao thông nhằm giảm xung đột giữa làn xe đi thẳng và làn xe rẽ phải. Đồng thời cải tạo dải phân cách ở tim đường để các xe được quay đầu dễ dàng hơn. Hiện khu đang chờ ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông đô thị bàn giao để thực hiện các biện pháp trên.