Vượt hơn 70 km từ TP Vũng Tàu, qua cánh rừng cao su ngút ngàn già cỗi, chúng tôi dễ dàng tìm đến nhà vợ chồng người cựu thanh niên xung phong Phạm Văn Án và Nguyễn Thị Tiều (xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Căn nhà tình nghĩa hai gian của ông bà Án đã xuống cấp, bong tróc, lụp xụp dưới rừng tre cằn cỗi. Ông Án đang vác cuốc còn bà Tiều tay cầm chậu thay tã cho con gái. Ông Án ngước nhìn tôi bằng đôi mắt đục mờ ngờ ngợ. Khi biết mục đích của chúng tôi khi đến thăm gia đình, bà Tiều đứng gần đấy đã ôm mặt khóc. Nước mắt lưng tròng.
Câu chuyện của hai vợ chồng ông Án bắt đầu vào năm 1967. Thời điểm đó, ông rời quê hương Thái Bình xung phong làm dân công hỏa tuyến. Ông không còn nhớ phiên hiệu đơn vị nữa, nhưng những lần ông cùng đồng đội hành quân trong rừng, uống nước suối, ăn lá tàu bay thay cơm thì không thể nào quên được.
Vợ chồng ông Án đau khổ kể chuyện con gái mình
“Ngày ấy ai biết chất độc da cam là gì, cả đội thanh niên xung phong gồm 18 người đều như mình cả. Không có cơm, vặt lá tàu bay, khát uống nước suối rừng”. Giọng ông Án chùng xuống “Không ngờ những ngày ở chiến trường nghiệt ngã ấy để lại cho gia đình tôi hậu quả sau này”.
Cũng thời gian ấy, cô thôn nữ đẹp người đẹp nết Nguyễn Thị Tiều theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tạm biệt miền trung du Vĩnh Phú (cũ), để vào tuyến lửa.
Cô gặp Án trong một lần tải đạn. Họ quen và yêu nhau từ đấy. Năm 1976 hai người rời quân ngũ trở về địa phương. Cuối năm 1977, họ cưới nhau và tình nguyện vào huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu sinh sống theo diện đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Câu chuyện bỗng nhiên đứt quãng, ông Án nhấp ngụm nước trà đặc quánh nghẹn ngào: “Chẳng giấu gì anh, vợ chồng tui sinh 3 lần nhưng còn sống 2”.
Đứa con trai đầu của ông bà bị thiểu năng trí tuệ. Hai ông bà dồn vào hy vọng vào đứa thứ hai. Khi mới sinh ra, nó trắng như cục bột. Vợ chồng ông mừng lắm, nghĩ bụng, đứa đầu đần độn, trời cho mình đứa sau.
Nhưng không, kể từ khi sinh đến ngày thứ 43, đột nhiên đứa thứ hai của ông bà khóc thét lên rồi co giật. Ông bà vội vàng đưa con đến bệnh xá cấp cứu.
Vợ chồng ông chết lịm khi nghe bác sĩ kết luận, cháu khả năng bị di chứng chất độc da cam/dioxin. “Hai vợ chồng tui ngẩn ngơ như người mất hồn, muốn muốn khóc mà không khóc được”, ông Án ngậm ngùi.
Sau lần đó, ông động viên vợ nén lòng sinh thêm đứa nữa, biết đâu ông trời thương cho lành lặn. Bao niềm tin ông dồn vào đứa thứ 3. Nhưng rồi cuối cùng mọi hy vọng đều tắt ngấm. Đứa thứ 3 là một khúc thịt không đầu đỏ hỏn. Bà Tiều đã ngất ngay trên bàn đẻ”.
Vợ chồng ông đặt tên con là Phạm Thị Như Ý. Như Ý sinh ra đã phải sống cuộc đời thực vật, mọi ăn uống tắm rửa vệ sinh đều có người giúp đỡ.
Ước nguyện cuối đời
Bà Tiều gạt nước mắt dẫn chúng tôi xuống chỗ Như Ý nằm. Căn phòng dành riêng cho Y là 4 bức tường hầm hập nóng. Giữa phòng kê chiếc giường, Như Ý nằm nửa người phần trên vào chiếu, từ mông trở xuống nằm trên nan giường.
Phạm Như Ý quằn quại dưới đất
Bà Tiều cho biết, sở dĩ chỉ nằm một nửa chiếu như thế vì Ý đi đại, tiểu tiện không kiểm soát được. Bà phải để chiếc chậu dưới gầm giường để tiện vệ sinh. Ban ngày, ông bà đi làm rẫy thuê, phải trải chiếu xuống đất để Như Ý nằm, nếu không mỗi lần lên cơn co giật là em lăn xuống đất.
Chiếc giường đã sờn cũ do Ý cứa vào mỗi lần lên cơn. Mỗi vết cứa ấy, nhiều lần dính máu xám kịt. Bà Tiều chỉ tay về phía góc nhà: “Cực lắm chú ạ. Có bữa tôi đi làm về, thấy con đang ngậm một cục đất trong mồm mắt trợn ngược. Nhìn con mà đau như xát muối. Nhiều lúc nghĩ ông trời bắt tội đành chịu chứ chẳng biết kêu ai”, Bà Tiều nói.
Mọi chế độ phụ cấp theo diện nhiễm chất độc da cam, ông bà dồn tất cả vào cho việc chạy chữa cho con. “Bây giờ, tôi đã kiệt sức. Ước nguyện cuối đời, chỉ mong khi tôi chết đi, con tôi được đưa đến trung tâm chăm sóc tập trung”, bà Tiều nuốt nước mắt.
Trong sâu thẳm tấm lòng của người mẹ này, có lẽ hơn lúc nào hết, bà đang ước nguyện một phép nhiệm màu cho con gái Như Ý của bà lành lặn như bao người khác, dẫu ước mơ ấy chẳng bao giờ trở thành hiện thực.
Căn nhà tình nghĩa hai gian của ông bà Án đã xuống cấp, bong tróc, lụp xụp dưới rừng tre cằn cỗi. Ông Án đang vác cuốc còn bà Tiều tay cầm chậu thay tã cho con gái. Ông Án ngước nhìn tôi bằng đôi mắt đục mờ ngờ ngợ. Khi biết mục đích của chúng tôi khi đến thăm gia đình, bà Tiều đứng gần đấy đã ôm mặt khóc. Nước mắt lưng tròng.
Câu chuyện của hai vợ chồng ông Án bắt đầu vào năm 1967. Thời điểm đó, ông rời quê hương Thái Bình xung phong làm dân công hỏa tuyến. Ông không còn nhớ phiên hiệu đơn vị nữa, nhưng những lần ông cùng đồng đội hành quân trong rừng, uống nước suối, ăn lá tàu bay thay cơm thì không thể nào quên được.
Vợ chồng ông Án đau khổ kể chuyện con gái mình
“Ngày ấy ai biết chất độc da cam là gì, cả đội thanh niên xung phong gồm 18 người đều như mình cả. Không có cơm, vặt lá tàu bay, khát uống nước suối rừng”. Giọng ông Án chùng xuống “Không ngờ những ngày ở chiến trường nghiệt ngã ấy để lại cho gia đình tôi hậu quả sau này”.
Cũng thời gian ấy, cô thôn nữ đẹp người đẹp nết Nguyễn Thị Tiều theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tạm biệt miền trung du Vĩnh Phú (cũ), để vào tuyến lửa.
Cô gặp Án trong một lần tải đạn. Họ quen và yêu nhau từ đấy. Năm 1976 hai người rời quân ngũ trở về địa phương. Cuối năm 1977, họ cưới nhau và tình nguyện vào huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu sinh sống theo diện đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Câu chuyện bỗng nhiên đứt quãng, ông Án nhấp ngụm nước trà đặc quánh nghẹn ngào: “Chẳng giấu gì anh, vợ chồng tui sinh 3 lần nhưng còn sống 2”.
Đứa con trai đầu của ông bà bị thiểu năng trí tuệ. Hai ông bà dồn vào hy vọng vào đứa thứ hai. Khi mới sinh ra, nó trắng như cục bột. Vợ chồng ông mừng lắm, nghĩ bụng, đứa đầu đần độn, trời cho mình đứa sau.
Nhưng không, kể từ khi sinh đến ngày thứ 43, đột nhiên đứa thứ hai của ông bà khóc thét lên rồi co giật. Ông bà vội vàng đưa con đến bệnh xá cấp cứu.
Vợ chồng ông chết lịm khi nghe bác sĩ kết luận, cháu khả năng bị di chứng chất độc da cam/dioxin. “Hai vợ chồng tui ngẩn ngơ như người mất hồn, muốn muốn khóc mà không khóc được”, ông Án ngậm ngùi.
Sau lần đó, ông động viên vợ nén lòng sinh thêm đứa nữa, biết đâu ông trời thương cho lành lặn. Bao niềm tin ông dồn vào đứa thứ 3. Nhưng rồi cuối cùng mọi hy vọng đều tắt ngấm. Đứa thứ 3 là một khúc thịt không đầu đỏ hỏn. Bà Tiều đã ngất ngay trên bàn đẻ”.
Vợ chồng ông đặt tên con là Phạm Thị Như Ý. Như Ý sinh ra đã phải sống cuộc đời thực vật, mọi ăn uống tắm rửa vệ sinh đều có người giúp đỡ.
Ước nguyện cuối đời
Bà Tiều gạt nước mắt dẫn chúng tôi xuống chỗ Như Ý nằm. Căn phòng dành riêng cho Y là 4 bức tường hầm hập nóng. Giữa phòng kê chiếc giường, Như Ý nằm nửa người phần trên vào chiếu, từ mông trở xuống nằm trên nan giường.
Phạm Như Ý quằn quại dưới đất
Bà Tiều cho biết, sở dĩ chỉ nằm một nửa chiếu như thế vì Ý đi đại, tiểu tiện không kiểm soát được. Bà phải để chiếc chậu dưới gầm giường để tiện vệ sinh. Ban ngày, ông bà đi làm rẫy thuê, phải trải chiếu xuống đất để Như Ý nằm, nếu không mỗi lần lên cơn co giật là em lăn xuống đất.
Chiếc giường đã sờn cũ do Ý cứa vào mỗi lần lên cơn. Mỗi vết cứa ấy, nhiều lần dính máu xám kịt. Bà Tiều chỉ tay về phía góc nhà: “Cực lắm chú ạ. Có bữa tôi đi làm về, thấy con đang ngậm một cục đất trong mồm mắt trợn ngược. Nhìn con mà đau như xát muối. Nhiều lúc nghĩ ông trời bắt tội đành chịu chứ chẳng biết kêu ai”, Bà Tiều nói.
Mọi chế độ phụ cấp theo diện nhiễm chất độc da cam, ông bà dồn tất cả vào cho việc chạy chữa cho con. “Bây giờ, tôi đã kiệt sức. Ước nguyện cuối đời, chỉ mong khi tôi chết đi, con tôi được đưa đến trung tâm chăm sóc tập trung”, bà Tiều nuốt nước mắt.
Trong sâu thẳm tấm lòng của người mẹ này, có lẽ hơn lúc nào hết, bà đang ước nguyện một phép nhiệm màu cho con gái Như Ý của bà lành lặn như bao người khác, dẫu ước mơ ấy chẳng bao giờ trở thành hiện thực.