Zalo, Viber, Line, Kakao Talk, Wechat… là những ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) phổ biến nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, vị thế đứng đầu thuộc về ai vẫn là điều gây tranh cãi.
Ảnh theo: tai game nong trai vui ve
Trước đây, khi các ứng dụng như Zalo, Line, Kakao Talk, Wechat… chưa được quảng bá tại Việt Nam, Viber là ứng dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, OTT này chủ yếu được dùng để gọi điện thoại và phần lớn là ra nước ngoài, ít người sử dụng để nhắn tin.
Cũng vì thế, nếu đưa Viber vào danh sách các ứng dụng gọi điện thoạiquốc tế miễn phí thì OTT này luôn chiếm vị trí số 1 tại Việt Nam từ trước đến nay và chưa sản phẩm nào có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ nhắn tin miễn phí khi mà các OTT khác bắt đầu đổ bộ và “tham chiến” tại Việt Nam thì Viber lại ở một vị thế khác.
Vào đầu tháng 5/2013, khi Viber tuyên bố có khoảng gần 4 triệu người dùng tại Việt Nam, Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt, có số lượng người sử dụng hơn 2 triệu. Tuy nhiên, trong khi con số SMS được chuyển qua Viber mỗi ngày chỉ 8,5 triệu thì Zalo là 15 triệu.
Tới giữa tháng 6 khi Zalo có tới 20 triệu SMS/ngày tại Việt Nam thì Viber chưa cập nhật con số tương tự. Có thể thấy rõ một điều, nếu đem so sánh về số lượng phút gọi qua Viber – không một OTT nào tại Việt Nam có thể so sánh được. Thế nhưng, Viber không phải để nhắn tin và ứng dụng này không đứng đầu ở thị trường nhắn tin miễn phí tại Việt Nam.
Trong khi đó, ngoài Zalo tuyên bố công khai về số lượng SMS được chuyển đi mỗi ngày thông qua ứng dụng này, các OTT khác vẫn chưa tiết lộ số liệu tương tự. Đặc biệt, kể từ khi Zalo vượt 2 triệu người dùng vào đầu tháng 5/2013 (cột mốc giúp OTT có khả năng bùng nổ và phát tán tự nhiên như Facebook) thì trên thị trường hầu như không có số liệu chính thức nào về cột mốc người dùng mới của Line, Kakao Talk hay Wechat tại Việt Nam được công bố.
Hiện tại, khi Zalo đang tiến sát tới cột mốc 3 triệu người dùng và hướng tới mục tiêu 5 triệu vào cuối năm 2013, các thông tin về các OTT khác tại Việt Nam như ngườidùng, số lượng SMS chuyển đi mỗi ngày, số lượng ảnh hay trạng thái được chia sẻ… đều vắng bóng.
Điều gì đang xảy ra với cuộc chiến trên thị trường OTT?
Trên thực tế, với thị trường thoại miễn phí, không ai đọ sức được với Viber và OTT này vẫn chiếm vị trí số 1 tuyệt đối. Còn ở mảng SMS, Zalo đang đứng ở vị trí số 1, ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt còn có thêm ưu thế ở phần mạng xã hội khi số lượng chia sẻ ảnh, trạng thái trên OTT này đang gia tăng rất mạnh.
Ngoài việc có số lượng người dùng lớn nhất (ở mảng SMS miễn phí), OTT nội địa (Zalo) đang là ứng dụng dẫn đầu về số lượt tại theo thời gian thực ở cả 2 bảng xếp hạng quan trọng nhất là App Store và Google Play tại Việt Nam. Hai OTT ngoại ở vị trí kế tiếp là Line và Kakao Talk. Riêng Wechat, sau cú đột quỵ vì “Đường lưỡi bò” vào cuối tháng 1/2013 đã không thể gượng dậy và gần như đứng ngoài cuộc đua.
Tuy nhiên, liệu Wechat có thể tạo ra một cú lội người dòng ngoạn mục hay Line và Kakao Talk có thăng hoa đột biến để lật ngược lại thế cờ? Thời gian sẽ cho câu trả lời.
Mặc dù vậy, điều không dễ thay đổi là xu hướng. Khi xung quanh bạn ai ai cũng dùng Zalo để nhắn tin (đặc biệt là xu hướng nhắn tin thoại, vẽ hình trong khi nhắn tin…) thì việc tạo ra một sự thay đổi lớn cần có một điều kì diệu.
Theo Tiền Phong
Ảnh theo: tai game nong trai vui ve
Trước đây, khi các ứng dụng như Zalo, Line, Kakao Talk, Wechat… chưa được quảng bá tại Việt Nam, Viber là ứng dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, OTT này chủ yếu được dùng để gọi điện thoại và phần lớn là ra nước ngoài, ít người sử dụng để nhắn tin.
Cũng vì thế, nếu đưa Viber vào danh sách các ứng dụng gọi điện thoạiquốc tế miễn phí thì OTT này luôn chiếm vị trí số 1 tại Việt Nam từ trước đến nay và chưa sản phẩm nào có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ nhắn tin miễn phí khi mà các OTT khác bắt đầu đổ bộ và “tham chiến” tại Việt Nam thì Viber lại ở một vị thế khác.
Vào đầu tháng 5/2013, khi Viber tuyên bố có khoảng gần 4 triệu người dùng tại Việt Nam, Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt, có số lượng người sử dụng hơn 2 triệu. Tuy nhiên, trong khi con số SMS được chuyển qua Viber mỗi ngày chỉ 8,5 triệu thì Zalo là 15 triệu.
Tới giữa tháng 6 khi Zalo có tới 20 triệu SMS/ngày tại Việt Nam thì Viber chưa cập nhật con số tương tự. Có thể thấy rõ một điều, nếu đem so sánh về số lượng phút gọi qua Viber – không một OTT nào tại Việt Nam có thể so sánh được. Thế nhưng, Viber không phải để nhắn tin và ứng dụng này không đứng đầu ở thị trường nhắn tin miễn phí tại Việt Nam.
Trong khi đó, ngoài Zalo tuyên bố công khai về số lượng SMS được chuyển đi mỗi ngày thông qua ứng dụng này, các OTT khác vẫn chưa tiết lộ số liệu tương tự. Đặc biệt, kể từ khi Zalo vượt 2 triệu người dùng vào đầu tháng 5/2013 (cột mốc giúp OTT có khả năng bùng nổ và phát tán tự nhiên như Facebook) thì trên thị trường hầu như không có số liệu chính thức nào về cột mốc người dùng mới của Line, Kakao Talk hay Wechat tại Việt Nam được công bố.
Hiện tại, khi Zalo đang tiến sát tới cột mốc 3 triệu người dùng và hướng tới mục tiêu 5 triệu vào cuối năm 2013, các thông tin về các OTT khác tại Việt Nam như ngườidùng, số lượng SMS chuyển đi mỗi ngày, số lượng ảnh hay trạng thái được chia sẻ… đều vắng bóng.
Điều gì đang xảy ra với cuộc chiến trên thị trường OTT?
Trên thực tế, với thị trường thoại miễn phí, không ai đọ sức được với Viber và OTT này vẫn chiếm vị trí số 1 tuyệt đối. Còn ở mảng SMS, Zalo đang đứng ở vị trí số 1, ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt còn có thêm ưu thế ở phần mạng xã hội khi số lượng chia sẻ ảnh, trạng thái trên OTT này đang gia tăng rất mạnh.
Ngoài việc có số lượng người dùng lớn nhất (ở mảng SMS miễn phí), OTT nội địa (Zalo) đang là ứng dụng dẫn đầu về số lượt tại theo thời gian thực ở cả 2 bảng xếp hạng quan trọng nhất là App Store và Google Play tại Việt Nam. Hai OTT ngoại ở vị trí kế tiếp là Line và Kakao Talk. Riêng Wechat, sau cú đột quỵ vì “Đường lưỡi bò” vào cuối tháng 1/2013 đã không thể gượng dậy và gần như đứng ngoài cuộc đua.
Tuy nhiên, liệu Wechat có thể tạo ra một cú lội người dòng ngoạn mục hay Line và Kakao Talk có thăng hoa đột biến để lật ngược lại thế cờ? Thời gian sẽ cho câu trả lời.
Mặc dù vậy, điều không dễ thay đổi là xu hướng. Khi xung quanh bạn ai ai cũng dùng Zalo để nhắn tin (đặc biệt là xu hướng nhắn tin thoại, vẽ hình trong khi nhắn tin…) thì việc tạo ra một sự thay đổi lớn cần có một điều kì diệu.
Theo Tiền Phong