Ông Đặng Quốc Vũ – Phó Đội trưởng phụ trách đội Kiểm lâm đặc nhiệm (Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết như vậy.
Những gốc cây còn tươi sau khi bị đốn hạ
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Quốc Vũ cho biết: Thực trạng phá rừng ở Bắc Kạn không chỉ diễn ra ở Vườn Quốc gia Ba Bể, mà còn ở rất nhiều địa bàn khác như huyện Na Rỳ, huyện Bạch Thông.
Chỉ tính riêng từ cuối năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 134 cây gỗ nghiến với khối lượng 536m3 bị chặt hạ.
Trong đó, hai khu vực có diện tích rừng nghiến bị tàn phá nhiều nhất là khu rừng xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông (52 cây, tương đương 226m3 gỗ), và Vườn quốc gia Ba Bể (48 cây, tương đương 160m3 gỗ).
Tuy nhiên, theo ông Vũ, số liệu thống kê trên do lực lượng chức năng phát hiện và lập biên bản. Còn lượng gỗ nghiến bị lâm tặc đốn hạ, vận chuyển về xuôi thì chưa thể biết chính xác.
“Chỉ có thể thống kê tại hiện trường khối lượng gỗ còn sót lại, phần đã bị mang đi không thể thống kê chính xác” – ông Vũ cho biết.
Ông Đặng Quốc Vũ
Cũng theo ông Vũ, sau khi báo đăng hai bài phải ánh nạn phá rừng, khai thác, vận chuyển gỗ nghiến trái phép ở khu vực lõi rừng Quốc gia Ba Bể, Cục trưởng cục Kiểm lâm đã cử một tổ công tác đặc biệt gồm 6 người, do đồng chí Lã Văn Đức – Phó Giám đốc Kiểm lâm vùng 1 - làm trưởng đoàn, về địa bàn kiểm tra.
“Để xảy ra nạn phá rừng trong Vườn Quốc gia Ba Bể, trách nhiệm chính vẫn thuộc về Vườn Quốc gia Ba Bể, còn trường hợp để gỗ vận chuyển trót lọt qua các chốt kiểm lâm của tỉnh Bắc Kạn, thì trách nhiệm thuộc về Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn” – ông Vũ cho biết.
Về vấn đề dư luận phản ánh có sự tiếp tay của kiểm lâm cho lâm tặc, ông Vũ cho rằng, cần phải điều tra, xác minh, nếu đúng có sự việc như thế sẽ xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam cũng cho biết thêm: “Cách đây mấy tháng, chúng tôi cũng đã thành lập một Đoàn công tác để kiểm tra về tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép ở Bắc Kạn. Đây là vấn đề nóng, để ngăn chặn triệt để cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng”.
Những gốc cây còn tươi sau khi bị đốn hạ
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Quốc Vũ cho biết: Thực trạng phá rừng ở Bắc Kạn không chỉ diễn ra ở Vườn Quốc gia Ba Bể, mà còn ở rất nhiều địa bàn khác như huyện Na Rỳ, huyện Bạch Thông.
Chỉ tính riêng từ cuối năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 134 cây gỗ nghiến với khối lượng 536m3 bị chặt hạ.
Trong đó, hai khu vực có diện tích rừng nghiến bị tàn phá nhiều nhất là khu rừng xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông (52 cây, tương đương 226m3 gỗ), và Vườn quốc gia Ba Bể (48 cây, tương đương 160m3 gỗ).
Tuy nhiên, theo ông Vũ, số liệu thống kê trên do lực lượng chức năng phát hiện và lập biên bản. Còn lượng gỗ nghiến bị lâm tặc đốn hạ, vận chuyển về xuôi thì chưa thể biết chính xác.
“Chỉ có thể thống kê tại hiện trường khối lượng gỗ còn sót lại, phần đã bị mang đi không thể thống kê chính xác” – ông Vũ cho biết.
Ông Đặng Quốc Vũ
Cũng theo ông Vũ, sau khi báo đăng hai bài phải ánh nạn phá rừng, khai thác, vận chuyển gỗ nghiến trái phép ở khu vực lõi rừng Quốc gia Ba Bể, Cục trưởng cục Kiểm lâm đã cử một tổ công tác đặc biệt gồm 6 người, do đồng chí Lã Văn Đức – Phó Giám đốc Kiểm lâm vùng 1 - làm trưởng đoàn, về địa bàn kiểm tra.
“Để xảy ra nạn phá rừng trong Vườn Quốc gia Ba Bể, trách nhiệm chính vẫn thuộc về Vườn Quốc gia Ba Bể, còn trường hợp để gỗ vận chuyển trót lọt qua các chốt kiểm lâm của tỉnh Bắc Kạn, thì trách nhiệm thuộc về Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn” – ông Vũ cho biết.
Về vấn đề dư luận phản ánh có sự tiếp tay của kiểm lâm cho lâm tặc, ông Vũ cho rằng, cần phải điều tra, xác minh, nếu đúng có sự việc như thế sẽ xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam cũng cho biết thêm: “Cách đây mấy tháng, chúng tôi cũng đã thành lập một Đoàn công tác để kiểm tra về tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép ở Bắc Kạn. Đây là vấn đề nóng, để ngăn chặn triệt để cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng”.