Về hưu 4 người, chết 3 vì bệnh phổi
Trung tá Lê Hồng Hà (nguyên CSGT đội 6-Phòng CSGT Hà Nội) trước khi chạy xe ôm luôn phải thắt thiết bị bảo vệ cột sống.
“Ngày xưa, đứng nhiều ngoài đường trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất thường nên ảnh hưởng đĩa đệm. Hôm mổ xong, bác sỹ cho biết chưa thể khẳng định đi lại được không. Nhờ tập luyện chăm chỉ nên mới được như bây giờ”, anh Hà nói.
Dáng người nhỏ nên đồng đội cũ gọi anh là Hà còi. Ngồi trầm ngâm trên chiếc xe máy cũ kiếm cơm, Hà còi điểm danh những đồng đội cùng độ tuổi vừa về hưu đã mang trọng bệnh đặc trưng: “Bốn người về hưu cùng đợt năm 2008, nay đã chết 3 người đều vì bệnh phổi. Có người ở Phú Thượng - Tây Hồ hoàn cảnh bi đát tới mức chết rồi, con cái phải tứ tán vì kinh tế khó khăn.
Những Lê Xuân Tứ, Huy trước ở Đội CSGT số 3 bị phổi và gan, Lê Xuân Trại-Đội 6 bị phổi... Suốt ngày đứng trên những tuyến đường đầy khói bụi, không nám phổi mới là chuyện lạ”.
Trung tá Hà “còi” và cần câu cơm bao năm
Anh Hà tiết lộ cũng có vài CSGT rơi vào hoàn cảnh ngày làm nhiệm vụ, tối về chạy xe ôm như mình, nay đã về hưu. Ban ngày xử phạt người vi phạm, tối về kiếm từng đồng bạc lẻ. Nhiều khi chạy những cuốc tầm 1-2 giờ sáng, người đi sợ không dám lên xe, khổ chủ đành lôi CMND do ngành cấp ra để làm tin. Lắm lúc gặp người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật còn không thu tiền.
Quen với nghề đã 4-5 năm, anh Hà gặp nhiều đồng đội khác trước làm mảng hình sự, trật tự... nay chọn nghề xe ôm, thậm chí lái xe khách đường dài.
“Như Nguyễn Văn Đó chuyên chạy xe khách, tuyến Hải Dương-Hà Nội. Bố mẹ già, con đông nên phải bươn bả hằng ngày”, anh Hà kể.
Thường những người từng làm lực lượng vũ trang rất được các công ty bảo vệ ưu ái tuyển dụng, nhưng không ít người đã từ chối vì nghề này dễ va chạm, ảnh hưởng tới công việc trước kia.
Giống một cuốn phim quay chậm, trung tá Kiên kể, trên con đường tới nơi làm việc, anh toàn gặp những gương mặt đồng đội cũ: người đứng phố Lò Đúc chờ khách, người đứng trước cửa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (anh Trần Trung Hưng-sinh năm 1957, đang ngụ trong căn hộ hơn 20m[SUP]2[/SUP], ngay sát sông Hồng). Thấy nhau từ xa, vẫn kiểu cười chào nhau như hồi cùng đơn vị.
Phòng CSGT Hà Nội cho biết, nhiều chiến sỹ CSGT trẻ vừa ra trường phải thuê nhà trọ, lăn lộn với công việc và cuộc sống.
Thiếu úy Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1988, quê Tân Kỳ (Nghệ An) thuộc Đội CSGT số 3, hiện thuê nhà tại phố Chùa Láng (Hà Nội). Thiếu uý Tuấn gần 1 năm qua vừa chăm sóc bố bị ung thư phổi (vừa mất), nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.
Lãnh đạo Cục CSGT mắc nợ chiến sĩ
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên-Cục trưởng CSGT Đường bộ-Đường sắt (Bộ CA) nói “Áp lực công việc của CSGT quá lớn, cuộc sống lại khó khăn. Tôi ủng hộ cần có tiền dưỡng liêm cho lực lượng CSGT”.
Thiếu tướng Tuyên cho biết, trong ngành có nhiều anh em trẻ mới ra trường cũng chật vật, chứ không riêng gì người về hưu.
“Lãnh đạo Cục CSGT đang mắc nợ các chiến sỹ, bởi vào ngày nghỉ, cả xã hội nghỉ nhưng phải bố trí anh em đi trực 100%. Sau đó không thể bố trí nghỉ bù, trong khi họ cũng có gia đình, vợ con”, ông Tuyên nói.
Đề cập về việc có một số cán bộ khó khăn phải chạy xe ôm, lãnh đạo Cục CSGT thổ lộ đây là việc ngoài tầm kiểm soát, chủ yếu động viên nhau, nếu còn yêu nghề thì phải vượt qua khó khăn, tránh tiêu cực để hoàn thành nhiệm vụ.
Thiếu tướng Tuyên kể: “Trong một cuộc hội thảo của ngành gần đây, tôi đã tâm sự với anh em rằng, điều người dân ghét nhất ở CSGT là thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, tiêu cực. Vậy phải thay đổi ngay việc này”.
Ông Tuyên khẳng định trên 50% lực lượng CSGT mắc các bệnh liên quan hô hấp như phổi, mũi, họng.
Đành rằng, xã hội có nhiều nghề khác nhau, CSGT cũng là một nghề. Nhưng, lâu nay nhiều người nghĩ CSGT với hình ảnh kiếm bộn tiền. Chứng kiến nhiều thân phận riêng lẻ mới thấy cũng có những góc khuất đầy xót xa.
Trung tá Lê Hồng Hà (nguyên CSGT đội 6-Phòng CSGT Hà Nội) trước khi chạy xe ôm luôn phải thắt thiết bị bảo vệ cột sống.
“Ngày xưa, đứng nhiều ngoài đường trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất thường nên ảnh hưởng đĩa đệm. Hôm mổ xong, bác sỹ cho biết chưa thể khẳng định đi lại được không. Nhờ tập luyện chăm chỉ nên mới được như bây giờ”, anh Hà nói.
Dáng người nhỏ nên đồng đội cũ gọi anh là Hà còi. Ngồi trầm ngâm trên chiếc xe máy cũ kiếm cơm, Hà còi điểm danh những đồng đội cùng độ tuổi vừa về hưu đã mang trọng bệnh đặc trưng: “Bốn người về hưu cùng đợt năm 2008, nay đã chết 3 người đều vì bệnh phổi. Có người ở Phú Thượng - Tây Hồ hoàn cảnh bi đát tới mức chết rồi, con cái phải tứ tán vì kinh tế khó khăn.
Những Lê Xuân Tứ, Huy trước ở Đội CSGT số 3 bị phổi và gan, Lê Xuân Trại-Đội 6 bị phổi... Suốt ngày đứng trên những tuyến đường đầy khói bụi, không nám phổi mới là chuyện lạ”.
Trung tá Hà “còi” và cần câu cơm bao năm
Anh Hà tiết lộ cũng có vài CSGT rơi vào hoàn cảnh ngày làm nhiệm vụ, tối về chạy xe ôm như mình, nay đã về hưu. Ban ngày xử phạt người vi phạm, tối về kiếm từng đồng bạc lẻ. Nhiều khi chạy những cuốc tầm 1-2 giờ sáng, người đi sợ không dám lên xe, khổ chủ đành lôi CMND do ngành cấp ra để làm tin. Lắm lúc gặp người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật còn không thu tiền.
Quen với nghề đã 4-5 năm, anh Hà gặp nhiều đồng đội khác trước làm mảng hình sự, trật tự... nay chọn nghề xe ôm, thậm chí lái xe khách đường dài.
“Như Nguyễn Văn Đó chuyên chạy xe khách, tuyến Hải Dương-Hà Nội. Bố mẹ già, con đông nên phải bươn bả hằng ngày”, anh Hà kể.
Thường những người từng làm lực lượng vũ trang rất được các công ty bảo vệ ưu ái tuyển dụng, nhưng không ít người đã từ chối vì nghề này dễ va chạm, ảnh hưởng tới công việc trước kia.
Giống một cuốn phim quay chậm, trung tá Kiên kể, trên con đường tới nơi làm việc, anh toàn gặp những gương mặt đồng đội cũ: người đứng phố Lò Đúc chờ khách, người đứng trước cửa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (anh Trần Trung Hưng-sinh năm 1957, đang ngụ trong căn hộ hơn 20m[SUP]2[/SUP], ngay sát sông Hồng). Thấy nhau từ xa, vẫn kiểu cười chào nhau như hồi cùng đơn vị.
Phòng CSGT Hà Nội cho biết, nhiều chiến sỹ CSGT trẻ vừa ra trường phải thuê nhà trọ, lăn lộn với công việc và cuộc sống.
Thiếu úy Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1988, quê Tân Kỳ (Nghệ An) thuộc Đội CSGT số 3, hiện thuê nhà tại phố Chùa Láng (Hà Nội). Thiếu uý Tuấn gần 1 năm qua vừa chăm sóc bố bị ung thư phổi (vừa mất), nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.
Lãnh đạo Cục CSGT mắc nợ chiến sĩ
Theo Phòng CSGT Hà Nội, trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đã có 68 lượt cán bộ chiến sỹ nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 25 triệu đồng; kiểm tra, phát hiện 264 vụ việc có dấu hiệu tội phạm lợi dụng hoạt động giao thông. Ngoài ra, nhiều CSGT đã cứu người trong lúc hoạn nạn. |
Thiếu tướng Tuyên cho biết, trong ngành có nhiều anh em trẻ mới ra trường cũng chật vật, chứ không riêng gì người về hưu.
“Lãnh đạo Cục CSGT đang mắc nợ các chiến sỹ, bởi vào ngày nghỉ, cả xã hội nghỉ nhưng phải bố trí anh em đi trực 100%. Sau đó không thể bố trí nghỉ bù, trong khi họ cũng có gia đình, vợ con”, ông Tuyên nói.
Đề cập về việc có một số cán bộ khó khăn phải chạy xe ôm, lãnh đạo Cục CSGT thổ lộ đây là việc ngoài tầm kiểm soát, chủ yếu động viên nhau, nếu còn yêu nghề thì phải vượt qua khó khăn, tránh tiêu cực để hoàn thành nhiệm vụ.
Thiếu tướng Tuyên kể: “Trong một cuộc hội thảo của ngành gần đây, tôi đã tâm sự với anh em rằng, điều người dân ghét nhất ở CSGT là thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, tiêu cực. Vậy phải thay đổi ngay việc này”.
Ông Tuyên khẳng định trên 50% lực lượng CSGT mắc các bệnh liên quan hô hấp như phổi, mũi, họng.
Đành rằng, xã hội có nhiều nghề khác nhau, CSGT cũng là một nghề. Nhưng, lâu nay nhiều người nghĩ CSGT với hình ảnh kiếm bộn tiền. Chứng kiến nhiều thân phận riêng lẻ mới thấy cũng có những góc khuất đầy xót xa.