“Lột” lông gà
Chưa bao giờ dịch vụ về nhổ lông gà, lông vịt lại là vấn đề “nóng”, được dư luận nhắc đến nhiều như hiện nay. Công nghệ nhổ lông liên tục thay đổi. Gần đây, một loại hóa chất mới có tác dụng lột sạch lông gà, lông vịt đang dần thay thế các công nghệ cũ như nước sôi, máy vặt lông gà, nhíp nhổ. Với “công nghệ” này, lông của các loại gia cầm được làm sạch “sành sanh”, kể cả lông tơ, chỉ trong vòng vài phút mà giá lại rất “mềm”.
Ở các chợ đầu mối, những người bán gia cầm làm sẵn sau khi cắt tiết gà,vịt sẽ nhúng vào một nồi “hóa chất” một lúc, không biết là loại gì, rồi mới nhúng vào nước lã, “hóa chất” đó thẩm thấu xung quanh các lỗ chân lông rồi đông “cứng” lại. Lúc này, người bán chỉ việc lột nhẹ “mảng hóa chất” có dính lông gà, lông vịt, là sạch trụi lông. Gà vịt làm sạch lông theo kiểu này trông đẹp mắt và hấp dẫn người tiêu dùng
Một cơ sở chế biến gà
Tìm hiểu, PV được biết, loại “hóa chất” này là keo hỗn hợp từ nhựa thông và sáp. Nhựa thông là phần còn lại sau khi đã tinh chế cây thông để thu tinh dầu. Nhựa thông chứa 70% colofan, thường dùng làm keo. Keo này được dùng trong công nghệ sản xuất giấy. Nhựa thông cũng được kết hợp với phụ gia khác để làm keo dán giày dép và dùng trong việc hàn các vi mạch điện tử. Còn dầu thông được dùng làm thuốc khử trùng, tẩy uế và thuốc diệt cỏ.
Cả nhựa thông và dầu thông đều nằm trong danh mục các chất Bộ Y tế cấm, không cho phép đưa vào chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Sáp có thành phần chính là paraffin, có loại có thể ăn nhưng không tiêu hóa được. Paraffin là chất phụ gia thực phẩm, dùng để tăng độ bóng trong sản xuất một số loại kẹo. Tuy nhiên, sáp paraffin nếu chứa dầu và các tạp chất khác thì không được dùng làm phụ gia thực phẩm vì nếu sử dụng thì sẽ gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng NTD.
Hiện nay, các loại keo nhựa thông và sáp này được bày bán rộng rãi ở các chợ trên cả nước với giá khá hấp dẫn, chỉ khoảng 80.000 đồng/ kg keo nhựa thông và 60.000 đồng/ kg sáp. Các cơ sở giết mổ gia cầm chỉ việc mua về trộn 2 chất đó với nhau rồi nấu là có ngay một nồi “hợp chất” nhổ lông gà, lông vịt. Thông thường tỷ lệ trộn của sáp và keo nhựa thông là 3:1, nghĩa là 3 kg sáp trộn với 1 kg keo nhựa thông.
Một chủ cơ sở giết mổ gia cầm cho biết, với loại “hóa chất” này chị có thể giảm được thời gian và tăng “năng suất”. Ví dụ một con gà hoặc vịt, nếu dùng phương pháp truyền thống chị sẽ mất khoảng 10 – 12 phút/con mới làm sạch được lông nhưng khi dùng “hóa chất” này thì chỉ mất từ 3 – 4 phút/con, thậm chí có hôm chị làm sạch lông 3 con gà hoặc vịt mất chưa đầy 10 phút. Hơn nữa, người bán gia cầm lại thích dùng “hóa chất” này hơn vì nếu không trực tiếp làm sạch lông gà, vịt cho người mua thì họ có thể thuê người khác làm với giá 10.000 đồng/con, rẻ hơn thuê làm bằng tay như trước đây (15.000 đồng/ con).
Keo nhựa thông và sáp đều là những chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm nhưng lại không có quy định nào cấm dùng trong sơ chế thực phẩm như việc nhổ lông gà, lông vịt. Mặt khác, hiện tại cũng chưa hề có một quy định hoặc một nghiên cứu nào cho thấy việc sơ chế bằng loại hóa chất này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ...? Hơn nữa, có người còn nghĩ, sau khi nhổ lông, gà và vịt đều được rửa sạch sẽ, nước rửa sẽ làm trôi hết hàm lượng “hóa chất” trên gia cầm, thậm chí nếu có còn ít nào dính trên thịt gia cầm thì khi nấu nướng ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy nốt.
Keo nhựa thông và sáp trước đây chỉ dùng cho công nghiệp. Nếu cứ ăn mãi loại gia cầm được sơ chế như vậy thì có thể sẽ phát sinh bệnh tật, gây tổn hại đến sức khỏe. Bởi vậy, giải pháp tốt nhất đối với NTD là thuê người nhổ lông gà, vịt theo kiểu truyền thống hoặc mua về tự sơ chế.
Gà ôi “hóa”… gà sạch!
Món ăn từ gia cầm là một trong những món ăn ưa thích của người Việt Nam, nó gần như không thể thiếu trong tiệc cưới, đám giỗ, đám tang, .... Tuy nhiên, một số cơ sở giết mổ gia cầm lại thu gom những con gà, con vịt đã chết hoặc mắc bệnh để giết mổ và xử lý thành gà “làm sẵn”, rồi đem đi tiêu thụ tại các chợ, quán ăn, thậm chí vào cả nhà hàng. Phần lớn gia cầm loại này được thu mua với giá rất rẻ, chỉ hơn chục nghìn đồng một con.
Gà ôi hóa gà sạch
Ngày 1/9/2012, đoàn kiểm tra liên ngành TP HCM đã bắt quả tang nhiều đối tượng tổ chức giết mổ gà trái phép tại ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều con gà đã chết trong tổng số 252 con gà đang chờ giết mổ và hơn 110kg gà đã sơ chế, trong đó có những con đã bị xuất huyết, xung huyết và chảy nhớt hôi thối. Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện được một bao nguyên liệu có mùi hôi thối, nhung nhúc giòi bên trong. Được biết, đây là nguyên liệu được bơm vào dạ dày gà để tăng trọng lượng. Tháng 8 vừa qua, CA Đồng Nai cũng đã bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất tẩy và chế biến lại thịt thối đem đi tiêu thụ.
Trước đó, ngày 29/5/2012, cũng tại Đồng Nai, lực lượng chức năng đã bắt và xử lý vi phạm tại 2 cơ sở giết mổ thuộc xã Gia Kiệm. Tại 2 cơ sở này, lượng lớn gà, vịt đã chết, bốc mùi hôi thối đang được xử lý “sạch” để mang đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng còn phát hiện tủ đá của 2 cơ sở trên có chứa rất nhiều gà, vịt đã qua chế biến.
Mặc dù, 2 chủ cơ sở giết mổ khai rằng, họ đã thu mua gà, vịt chết hoặc mắc bệnh về để làm thịt, chế biến thành thức ăn bán cho các trang trại nuôi cá sấu và nuôi trăn. Nhưng các hộ dân xung quanh khẳng định, lượng thức ăn trên được chế biến để chuyển cho các quán ăn, quán nhậu trong và ngoài vùng.
Hai cơ sở này đều chưa được cấp giấy phép kinh doanh và toàn bộ số gia cầm của họ đều không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ. Thực tế, gia cầm loại này thường được chế biến thành các món ăn có dùng nhiều gia vị như món rang, xào, kho, nướng hoặc quay.
Mùi hôi thối của thịt sẽ được khử hết bằng hành, tỏi và các loại “nguyên liệu” đặc biệt, tạo mùi thơm để “đánh lừa” thực khách, kể cả những thực khách khó tính nhất. Không chỉ có gia cầm mà các loại thực phẩm khác theo dạng này cũng được chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Vậy đến khi nào thực khách mới bớt lo trước những thông tin về việc sơ chế và chế biến gia cầm, nhất là khi ngày càng nhiều các đường dây buôn bán gia cầm chết và bị bệnh? Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, một mặt cần sớm có phản hồi và công bố về những thông tin liên quan đến hóa chất “độc hại” dùng để nhổ lông gà, lông vịt nhằm bảo vệ sức khỏe NTD.
Mặt khác, thì thông báo với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để có những biện pháp kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm việc giết mổ và tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc. Biện pháp xử lý phải thực sự nghiệm khắc, cụ thể và đủ sức răn đe đối với những “kẻ” chỉ vì đồng tiền mà làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Có như vậy, mới làm vơi đi nỗi lo về “hiểm họa” thực phẩm hàng ngày vẫn “rình rập” NTD.
Chưa bao giờ dịch vụ về nhổ lông gà, lông vịt lại là vấn đề “nóng”, được dư luận nhắc đến nhiều như hiện nay. Công nghệ nhổ lông liên tục thay đổi. Gần đây, một loại hóa chất mới có tác dụng lột sạch lông gà, lông vịt đang dần thay thế các công nghệ cũ như nước sôi, máy vặt lông gà, nhíp nhổ. Với “công nghệ” này, lông của các loại gia cầm được làm sạch “sành sanh”, kể cả lông tơ, chỉ trong vòng vài phút mà giá lại rất “mềm”.
Ở các chợ đầu mối, những người bán gia cầm làm sẵn sau khi cắt tiết gà,vịt sẽ nhúng vào một nồi “hóa chất” một lúc, không biết là loại gì, rồi mới nhúng vào nước lã, “hóa chất” đó thẩm thấu xung quanh các lỗ chân lông rồi đông “cứng” lại. Lúc này, người bán chỉ việc lột nhẹ “mảng hóa chất” có dính lông gà, lông vịt, là sạch trụi lông. Gà vịt làm sạch lông theo kiểu này trông đẹp mắt và hấp dẫn người tiêu dùng
Một cơ sở chế biến gà
Tìm hiểu, PV được biết, loại “hóa chất” này là keo hỗn hợp từ nhựa thông và sáp. Nhựa thông là phần còn lại sau khi đã tinh chế cây thông để thu tinh dầu. Nhựa thông chứa 70% colofan, thường dùng làm keo. Keo này được dùng trong công nghệ sản xuất giấy. Nhựa thông cũng được kết hợp với phụ gia khác để làm keo dán giày dép và dùng trong việc hàn các vi mạch điện tử. Còn dầu thông được dùng làm thuốc khử trùng, tẩy uế và thuốc diệt cỏ.
Cả nhựa thông và dầu thông đều nằm trong danh mục các chất Bộ Y tế cấm, không cho phép đưa vào chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Sáp có thành phần chính là paraffin, có loại có thể ăn nhưng không tiêu hóa được. Paraffin là chất phụ gia thực phẩm, dùng để tăng độ bóng trong sản xuất một số loại kẹo. Tuy nhiên, sáp paraffin nếu chứa dầu và các tạp chất khác thì không được dùng làm phụ gia thực phẩm vì nếu sử dụng thì sẽ gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng NTD.
Hiện nay, các loại keo nhựa thông và sáp này được bày bán rộng rãi ở các chợ trên cả nước với giá khá hấp dẫn, chỉ khoảng 80.000 đồng/ kg keo nhựa thông và 60.000 đồng/ kg sáp. Các cơ sở giết mổ gia cầm chỉ việc mua về trộn 2 chất đó với nhau rồi nấu là có ngay một nồi “hợp chất” nhổ lông gà, lông vịt. Thông thường tỷ lệ trộn của sáp và keo nhựa thông là 3:1, nghĩa là 3 kg sáp trộn với 1 kg keo nhựa thông.
Một chủ cơ sở giết mổ gia cầm cho biết, với loại “hóa chất” này chị có thể giảm được thời gian và tăng “năng suất”. Ví dụ một con gà hoặc vịt, nếu dùng phương pháp truyền thống chị sẽ mất khoảng 10 – 12 phút/con mới làm sạch được lông nhưng khi dùng “hóa chất” này thì chỉ mất từ 3 – 4 phút/con, thậm chí có hôm chị làm sạch lông 3 con gà hoặc vịt mất chưa đầy 10 phút. Hơn nữa, người bán gia cầm lại thích dùng “hóa chất” này hơn vì nếu không trực tiếp làm sạch lông gà, vịt cho người mua thì họ có thể thuê người khác làm với giá 10.000 đồng/con, rẻ hơn thuê làm bằng tay như trước đây (15.000 đồng/ con).
Keo nhựa thông và sáp đều là những chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm nhưng lại không có quy định nào cấm dùng trong sơ chế thực phẩm như việc nhổ lông gà, lông vịt. Mặt khác, hiện tại cũng chưa hề có một quy định hoặc một nghiên cứu nào cho thấy việc sơ chế bằng loại hóa chất này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ...? Hơn nữa, có người còn nghĩ, sau khi nhổ lông, gà và vịt đều được rửa sạch sẽ, nước rửa sẽ làm trôi hết hàm lượng “hóa chất” trên gia cầm, thậm chí nếu có còn ít nào dính trên thịt gia cầm thì khi nấu nướng ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy nốt.
Keo nhựa thông và sáp trước đây chỉ dùng cho công nghiệp. Nếu cứ ăn mãi loại gia cầm được sơ chế như vậy thì có thể sẽ phát sinh bệnh tật, gây tổn hại đến sức khỏe. Bởi vậy, giải pháp tốt nhất đối với NTD là thuê người nhổ lông gà, vịt theo kiểu truyền thống hoặc mua về tự sơ chế.
Gà ôi “hóa”… gà sạch!
Món ăn từ gia cầm là một trong những món ăn ưa thích của người Việt Nam, nó gần như không thể thiếu trong tiệc cưới, đám giỗ, đám tang, .... Tuy nhiên, một số cơ sở giết mổ gia cầm lại thu gom những con gà, con vịt đã chết hoặc mắc bệnh để giết mổ và xử lý thành gà “làm sẵn”, rồi đem đi tiêu thụ tại các chợ, quán ăn, thậm chí vào cả nhà hàng. Phần lớn gia cầm loại này được thu mua với giá rất rẻ, chỉ hơn chục nghìn đồng một con.
Gà ôi hóa gà sạch
Ngày 1/9/2012, đoàn kiểm tra liên ngành TP HCM đã bắt quả tang nhiều đối tượng tổ chức giết mổ gà trái phép tại ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều con gà đã chết trong tổng số 252 con gà đang chờ giết mổ và hơn 110kg gà đã sơ chế, trong đó có những con đã bị xuất huyết, xung huyết và chảy nhớt hôi thối. Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện được một bao nguyên liệu có mùi hôi thối, nhung nhúc giòi bên trong. Được biết, đây là nguyên liệu được bơm vào dạ dày gà để tăng trọng lượng. Tháng 8 vừa qua, CA Đồng Nai cũng đã bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất tẩy và chế biến lại thịt thối đem đi tiêu thụ.
Trước đó, ngày 29/5/2012, cũng tại Đồng Nai, lực lượng chức năng đã bắt và xử lý vi phạm tại 2 cơ sở giết mổ thuộc xã Gia Kiệm. Tại 2 cơ sở này, lượng lớn gà, vịt đã chết, bốc mùi hôi thối đang được xử lý “sạch” để mang đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng còn phát hiện tủ đá của 2 cơ sở trên có chứa rất nhiều gà, vịt đã qua chế biến.
Mặc dù, 2 chủ cơ sở giết mổ khai rằng, họ đã thu mua gà, vịt chết hoặc mắc bệnh về để làm thịt, chế biến thành thức ăn bán cho các trang trại nuôi cá sấu và nuôi trăn. Nhưng các hộ dân xung quanh khẳng định, lượng thức ăn trên được chế biến để chuyển cho các quán ăn, quán nhậu trong và ngoài vùng.
Hai cơ sở này đều chưa được cấp giấy phép kinh doanh và toàn bộ số gia cầm của họ đều không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ. Thực tế, gia cầm loại này thường được chế biến thành các món ăn có dùng nhiều gia vị như món rang, xào, kho, nướng hoặc quay.
Mùi hôi thối của thịt sẽ được khử hết bằng hành, tỏi và các loại “nguyên liệu” đặc biệt, tạo mùi thơm để “đánh lừa” thực khách, kể cả những thực khách khó tính nhất. Không chỉ có gia cầm mà các loại thực phẩm khác theo dạng này cũng được chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Vậy đến khi nào thực khách mới bớt lo trước những thông tin về việc sơ chế và chế biến gia cầm, nhất là khi ngày càng nhiều các đường dây buôn bán gia cầm chết và bị bệnh? Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, một mặt cần sớm có phản hồi và công bố về những thông tin liên quan đến hóa chất “độc hại” dùng để nhổ lông gà, lông vịt nhằm bảo vệ sức khỏe NTD.
Mặt khác, thì thông báo với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để có những biện pháp kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm việc giết mổ và tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc. Biện pháp xử lý phải thực sự nghiệm khắc, cụ thể và đủ sức răn đe đối với những “kẻ” chỉ vì đồng tiền mà làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Có như vậy, mới làm vơi đi nỗi lo về “hiểm họa” thực phẩm hàng ngày vẫn “rình rập” NTD.