Sau ca mổ tách, mọi việc tưởng chừng tốt đẹp với cả hai anh em Nghĩa- Đàn. Nhưng hai tháng sau bé Đàn trở nặng, bố mẹ phải vội vã đưa con trai trở về nhà với mong muốn: con sẽ một lần được ở trong nhà, sẽ ra đi trong sự ấm áp của gia đình. Nhưng không kịp nữa rồi...
Mất mát một nửa
“Con ơi, chờ mẹ một chút, sắp đến nhà rồi Đàn ơi” - người mẹ trẻ ôm đứa con trong tay, nấc nghẹn cầu xin con hãy ở lại với mình thêm một chút nữa để kịp về căn nhà ấm cúng. Nhưng đứa bé dường như không nghe thấy lời cầu xin của mẹ nên cứ lạnh dần đi. Ánh đèn nhấp nháy của chiếc xe cấp cứu làm khuôn mặt đứa con nhạt nhòa dần, mắt mẹ đầy nước. Bên cạnh, người chồng ôm đứa con còn lại, run rẩy, cố không khóc theo vợ mình. Đứa con ngủ say trong lòng cha không hay biết người anh song sinh từng dính nhau với mình đang dần lìa bỏ cõi đời này.
Nghĩa và em gái, cậu bé luôn ra dáng là một người anh mẫu mực
Chị Cao Thị Phương, mẹ của cặp song sinh dính nhau Nghĩa - Đàn, vẫn không thể quên được cảm giác đau đớn của chuyến xe đẫm nước mắt ấy, dù mười năm trôi qua. Đó là một ngày tháng 10/2002, hai tháng sau ca mổ tách Nghĩa - Đàn. Buổi sáng hôm đó trời mưa tầm tã, bầu trời xám xịt giống như tâm trạng của các bác sĩ và vợ chồng chị Phương. Trước đó, Nghĩa - Đàn dính nhau phần bụng, chung nhau rất nhiều bộ phận: màng tim, màng phổi, xương ức, cuống và chung cả cuống mật. Đây được coi là ca song sinh dính nhau vô cùng phức tạp mà các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương từng tiếp nhận. Nhưng mọi vấn đề đã được kíp mổ xử lý khá tốt. Chỉ có duy nhất cuống mật các bác sĩ quyết định sẽ nhường cho Đàn, còn Nghĩa thì phải dẫn lưu với ruột. Mọi người rất mừng khi thấy anh em Nghĩa - Đàn đều tiến triển tốt sau ca mổ.
Chị Phương sau bao ngày phải vắt sữa đổ đi vì không thể cho con bú đã khóc vì hạnh phúc khi được bế từng đứa một trên tay, ngắm nhìn khuôn miệng chúm chím của con say sưa bú sữa. “Làm mẹ như vậy thì còn gì hạnh phúc hơn nữa, tui cứ nhớ mãi cảm giác hạnh phúc sau mấy tháng sinh con mình mới được cho con bú” - chị Phương chia sẻ. Nhưng hạnh phúc ấy không được tày gang khi sức khỏe bé Đàn sau đó chuyển xấu dần, dù Đàn được các bác sĩ nhận định là có thể trạng tốt hơn Nghĩa vì có cuống mật. Nhưng số phận dường như đã định sẵn, càng ngày Đàn càng yếu đi, đường mật của bé không thể hoạt động.
Vợ chồng chị Phương hết sức hoang mang. Ngày nào vào phòng hậu phẫu thăm con, vợ chồng chị cũng đến bên hai đứa con trò chuyện để hi vọng con mình sẽ nghe được lời bố mẹ. “Vợ chồng tui là nông dân, không hiểu biết nhiều, nhưng nghe bác sĩ nói là chỉ còn cách tạo tinh thần cho hai bé thì may ra cứu được. Vậy là hai vợ chồng cứ ra sức nói chuyện với con”- chị Phương nhớ lại. Nhưng bé Đàn đã không thể vượt qua. Biết trước được điều này, các bác sĩ đã thông báo với vợ chồng chị Phương. Để con mình được ra đi trong ấm áp, anh chị xin các bác sĩ cho bé Đàn về nhà. Nhưng không ngờ chuyến xe chưa về tới nhà thì bé Đàn đã ra đi ngay trên tay mẹ. “Xe vừa qua địa phận tỉnh Thanh Hóa một lúc thì Đàn ra đi, tui cố ôm con thật chặt để nó bớt phần lạnh lẽo” - chị Phương rơm rớm nước mắt nhớ lại.
Chị Phương vẫn luôn gọi Nghĩa là “siêu nhân của mẹ”
“Siêu nhân của mẹ”
Đàn mất, Nghĩa là tất cả những gì đáng giá nhất của vợ chồng chị Phương. Bế hai đứa con về nhà, vợ chồng chị Phương đã thấy mọi người đứng đầu làng chờ đợi. Mọi người như nín thở khi thấy vợ chồng chị Phương bế hai đứa bé lặng im không nói gì. Bà ngoại lật đật chạy tới mở chăn ra, Nghĩa mở mắt tròn xoe nhìn bà cười toe. Khi giở chiếc chăn thứ hai, Đàn đã lạnh ngắt trên tay mẹ. Nước mắt mọi người tuôn rơi. Bà ngoại chết lặng đau đớn ôm đứa cháu xấu số vào lòng, hát một bài hát ru thật ấm áp mong bù đắp lại phần nào lạnh lẽo mà cháu mình phải chịu.
Nghĩa trở thành niềm hi vọng của vợ chồng chị Phương, mặc dù sau đó hành trình nuôi con của anh chị gặp rất nhiều khó khăn. Chôn cất Đàn được 10 ngày thì Nghĩa bị sưng gan, chị Phương lại lặn lội bế con quay lại Hà Nội. Các bác sĩ lắc đầu chỉ chị qua Hà Tây để lấy thuốc nam. Nhưng cũng chẳng hi vọng gì nhiều khi cái bụng của Nghĩa ngày càng sưng to. Trên chuyến xe khách bế Nghĩa về Nghệ An, chị Phương ôm con trong lòng, nhớ lại cảm giác khủng khiếp khi mất Đàn nên không ngừng khóc. Mọi người trên xe ai cũng chép miệng thương cảm. Nhưng như thấu hiểu được lòng mẹ, Nghĩa ngủ ngon, chốc chốc lại đòi bú sữa. Mang con về chị Phương vẫn không từ bỏ hi vọng, chị bế con đi khắp nơi lấy thuốc, cuối cùng được mọi người mách, chị mang con đến một thầy lang chữa bệnh gan nổi tiếng ở Nghệ An. May thay chỉ sau ba thang thuốc, Nghĩa dần khỏi bệnh. Niềm hi vọng của anh Bình và chị Phương cứ được nhen nhóm dần. Suốt bốn năm sau ca mổ, mỗi lần bé Nghĩa thức, chị Phương luôn phải bế con liên tục trên tay vì sợ vết mổ ở bụng bị chảy nước. Những phòng khám gần nhà đều lấy tiền khám bệnh của Nghĩa chỉ một nửa vì cậu bé liên tục đến đó.
Mặc dù đau ốm liên tục nhưng dường như cậu bé Nghĩa không bao giờ bỏ cuộc. Đến bây giờ đã 10 tuổi, Nghĩa vẫn luôn đau ốm, một tuần cậu bé khỏe được ba ngày là nhiều nhưng sáng nào cậu bé cũng đến trường, chở theo cô em gái đi học cùng. Mặc dù nhiều hôm Nghĩa phải xin nghỉ học giữa chừng vì đau bụng nhưng chẳng hôm nào cậu bé vắng học. Tuy đau ốm nhưng Nghĩa luôn ra dáng là một người anh trai của cô em gái 6 tuổi, tự mình làm những việc nhà mà mẹ giao, bày cho em học bài và lúc nào cũng đưa em đi học. Cậu bé phải uống thuốc liên tục vì các chứng bệnh khác nhau nhưng lúc nào cũng khiến người đối diện thấy lạc quan, yêu đời. Thuốc đắng cậu bé tự động viên mình là thuốc “trường sinh bất lão của Tôn Ngộ Không”, uống vô sống trăm tuổi. Đau bụng, cậu bé cho là do lũ giun đang mừng sinh nhật bạn của nó, thôi cho nó vui tí tẹo. Vết thẹo trên bụng to tướng, cậu bé bảo có hề chi mặc áo vào vẫn đẹp trai như ai!... Nụ cười của Nghĩa lúc nào cũng rất kiên cường và vui vẻ. Chị Phương thường hay âu yếm gọi con trai là “siêu nhân của mẹ” bởi sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của cậu bé.
Đàn đã ra đi được mấy năm nhưng mọi người ở thị xã Thái Hòa vẫn quen gọi Nghĩa là Nghĩa Đàn. Đó dường như là sự gắn bó máu thịt mà khi sinh ra hai anh em đã có.
Mất mát một nửa
“Con ơi, chờ mẹ một chút, sắp đến nhà rồi Đàn ơi” - người mẹ trẻ ôm đứa con trong tay, nấc nghẹn cầu xin con hãy ở lại với mình thêm một chút nữa để kịp về căn nhà ấm cúng. Nhưng đứa bé dường như không nghe thấy lời cầu xin của mẹ nên cứ lạnh dần đi. Ánh đèn nhấp nháy của chiếc xe cấp cứu làm khuôn mặt đứa con nhạt nhòa dần, mắt mẹ đầy nước. Bên cạnh, người chồng ôm đứa con còn lại, run rẩy, cố không khóc theo vợ mình. Đứa con ngủ say trong lòng cha không hay biết người anh song sinh từng dính nhau với mình đang dần lìa bỏ cõi đời này.
Nghĩa và em gái, cậu bé luôn ra dáng là một người anh mẫu mực
Chị Cao Thị Phương, mẹ của cặp song sinh dính nhau Nghĩa - Đàn, vẫn không thể quên được cảm giác đau đớn của chuyến xe đẫm nước mắt ấy, dù mười năm trôi qua. Đó là một ngày tháng 10/2002, hai tháng sau ca mổ tách Nghĩa - Đàn. Buổi sáng hôm đó trời mưa tầm tã, bầu trời xám xịt giống như tâm trạng của các bác sĩ và vợ chồng chị Phương. Trước đó, Nghĩa - Đàn dính nhau phần bụng, chung nhau rất nhiều bộ phận: màng tim, màng phổi, xương ức, cuống và chung cả cuống mật. Đây được coi là ca song sinh dính nhau vô cùng phức tạp mà các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương từng tiếp nhận. Nhưng mọi vấn đề đã được kíp mổ xử lý khá tốt. Chỉ có duy nhất cuống mật các bác sĩ quyết định sẽ nhường cho Đàn, còn Nghĩa thì phải dẫn lưu với ruột. Mọi người rất mừng khi thấy anh em Nghĩa - Đàn đều tiến triển tốt sau ca mổ.
Chị Phương sau bao ngày phải vắt sữa đổ đi vì không thể cho con bú đã khóc vì hạnh phúc khi được bế từng đứa một trên tay, ngắm nhìn khuôn miệng chúm chím của con say sưa bú sữa. “Làm mẹ như vậy thì còn gì hạnh phúc hơn nữa, tui cứ nhớ mãi cảm giác hạnh phúc sau mấy tháng sinh con mình mới được cho con bú” - chị Phương chia sẻ. Nhưng hạnh phúc ấy không được tày gang khi sức khỏe bé Đàn sau đó chuyển xấu dần, dù Đàn được các bác sĩ nhận định là có thể trạng tốt hơn Nghĩa vì có cuống mật. Nhưng số phận dường như đã định sẵn, càng ngày Đàn càng yếu đi, đường mật của bé không thể hoạt động.
Vợ chồng chị Phương hết sức hoang mang. Ngày nào vào phòng hậu phẫu thăm con, vợ chồng chị cũng đến bên hai đứa con trò chuyện để hi vọng con mình sẽ nghe được lời bố mẹ. “Vợ chồng tui là nông dân, không hiểu biết nhiều, nhưng nghe bác sĩ nói là chỉ còn cách tạo tinh thần cho hai bé thì may ra cứu được. Vậy là hai vợ chồng cứ ra sức nói chuyện với con”- chị Phương nhớ lại. Nhưng bé Đàn đã không thể vượt qua. Biết trước được điều này, các bác sĩ đã thông báo với vợ chồng chị Phương. Để con mình được ra đi trong ấm áp, anh chị xin các bác sĩ cho bé Đàn về nhà. Nhưng không ngờ chuyến xe chưa về tới nhà thì bé Đàn đã ra đi ngay trên tay mẹ. “Xe vừa qua địa phận tỉnh Thanh Hóa một lúc thì Đàn ra đi, tui cố ôm con thật chặt để nó bớt phần lạnh lẽo” - chị Phương rơm rớm nước mắt nhớ lại.
Chị Phương vẫn luôn gọi Nghĩa là “siêu nhân của mẹ”
“Siêu nhân của mẹ”
Đàn mất, Nghĩa là tất cả những gì đáng giá nhất của vợ chồng chị Phương. Bế hai đứa con về nhà, vợ chồng chị Phương đã thấy mọi người đứng đầu làng chờ đợi. Mọi người như nín thở khi thấy vợ chồng chị Phương bế hai đứa bé lặng im không nói gì. Bà ngoại lật đật chạy tới mở chăn ra, Nghĩa mở mắt tròn xoe nhìn bà cười toe. Khi giở chiếc chăn thứ hai, Đàn đã lạnh ngắt trên tay mẹ. Nước mắt mọi người tuôn rơi. Bà ngoại chết lặng đau đớn ôm đứa cháu xấu số vào lòng, hát một bài hát ru thật ấm áp mong bù đắp lại phần nào lạnh lẽo mà cháu mình phải chịu.
Nghĩa trở thành niềm hi vọng của vợ chồng chị Phương, mặc dù sau đó hành trình nuôi con của anh chị gặp rất nhiều khó khăn. Chôn cất Đàn được 10 ngày thì Nghĩa bị sưng gan, chị Phương lại lặn lội bế con quay lại Hà Nội. Các bác sĩ lắc đầu chỉ chị qua Hà Tây để lấy thuốc nam. Nhưng cũng chẳng hi vọng gì nhiều khi cái bụng của Nghĩa ngày càng sưng to. Trên chuyến xe khách bế Nghĩa về Nghệ An, chị Phương ôm con trong lòng, nhớ lại cảm giác khủng khiếp khi mất Đàn nên không ngừng khóc. Mọi người trên xe ai cũng chép miệng thương cảm. Nhưng như thấu hiểu được lòng mẹ, Nghĩa ngủ ngon, chốc chốc lại đòi bú sữa. Mang con về chị Phương vẫn không từ bỏ hi vọng, chị bế con đi khắp nơi lấy thuốc, cuối cùng được mọi người mách, chị mang con đến một thầy lang chữa bệnh gan nổi tiếng ở Nghệ An. May thay chỉ sau ba thang thuốc, Nghĩa dần khỏi bệnh. Niềm hi vọng của anh Bình và chị Phương cứ được nhen nhóm dần. Suốt bốn năm sau ca mổ, mỗi lần bé Nghĩa thức, chị Phương luôn phải bế con liên tục trên tay vì sợ vết mổ ở bụng bị chảy nước. Những phòng khám gần nhà đều lấy tiền khám bệnh của Nghĩa chỉ một nửa vì cậu bé liên tục đến đó.
Mặc dù đau ốm liên tục nhưng dường như cậu bé Nghĩa không bao giờ bỏ cuộc. Đến bây giờ đã 10 tuổi, Nghĩa vẫn luôn đau ốm, một tuần cậu bé khỏe được ba ngày là nhiều nhưng sáng nào cậu bé cũng đến trường, chở theo cô em gái đi học cùng. Mặc dù nhiều hôm Nghĩa phải xin nghỉ học giữa chừng vì đau bụng nhưng chẳng hôm nào cậu bé vắng học. Tuy đau ốm nhưng Nghĩa luôn ra dáng là một người anh trai của cô em gái 6 tuổi, tự mình làm những việc nhà mà mẹ giao, bày cho em học bài và lúc nào cũng đưa em đi học. Cậu bé phải uống thuốc liên tục vì các chứng bệnh khác nhau nhưng lúc nào cũng khiến người đối diện thấy lạc quan, yêu đời. Thuốc đắng cậu bé tự động viên mình là thuốc “trường sinh bất lão của Tôn Ngộ Không”, uống vô sống trăm tuổi. Đau bụng, cậu bé cho là do lũ giun đang mừng sinh nhật bạn của nó, thôi cho nó vui tí tẹo. Vết thẹo trên bụng to tướng, cậu bé bảo có hề chi mặc áo vào vẫn đẹp trai như ai!... Nụ cười của Nghĩa lúc nào cũng rất kiên cường và vui vẻ. Chị Phương thường hay âu yếm gọi con trai là “siêu nhân của mẹ” bởi sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của cậu bé.
Đàn đã ra đi được mấy năm nhưng mọi người ở thị xã Thái Hòa vẫn quen gọi Nghĩa là Nghĩa Đàn. Đó dường như là sự gắn bó máu thịt mà khi sinh ra hai anh em đã có.