• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Chuyện tình sơn nữ làm cảm động cả núi rừng

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Đứng trước quyết tâm của một mối tình mãnh liệt hai bên thông gia đành phải ngậm ngùi tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ. Sau 43 năm chung sống hạnh phúc, thì người con trai đã qua đời nhưng câu chuyện tình đẹp của họ vẫn được người dân xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nói rằng: “Cho dù nước ở dòng suối Thân có chảy bào mòn đá suối nhưng câu chuyện tình làm cảm động núi rừng của chàng trai người Dao Lý A Đức và cô sơn nữ người Mường Hà Thị Nhức vẫn còn mãi với thời gian”.
Vượt qua lời nguyền
Vẫn biết mỗi dân tộc, gia đình đều có những phong tục, lễ giáo riêng và đương nhiên không phải ai cũng đủ dũng cảm để bước qua những quy định khắt khe đó. Tình yêu của đôi trai gái người Mường, Dao trên chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa bỏ đi những hủ tục, để những người yêu thương nhau thật lòng được sống cùng nhau.
Trong ký ức của một già làng ở bản Mít 2, xã Đồng Sơn: Từ biết bao đời nay ở giữa nơi đại ngàn rừng núi này là mảnh đất sinh sống chung của hai dân tộc Dao và Mường, mỗi dân tộc đều có những phong tục và quy định riêng. Nhưng không hiểu sao giữa những cái riêng đó thì người Mường và người Dao nơi đây lại đặt ra một quy định chung về hôn nhân rằng, khi trai gái người Mường, người Dao đến tuổi lập gia đình được phép tự do tìm hiểu nhau nhưng chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không bao giờ được lấy gái người Mường. Cũng vì cái quy định chung của hai dân tộc ấy mà biết bao đôi trai gái yêu thương nhau thật sự đã phải chấp nhận rời xa nhau trong nước mắt. Cho đến một ngày chàng trai người Dao tên là Lý A Đức gặp cô sơn nữ người Mường Hà Thị Nhức thì cái quy định chung ấy đã bị phá bỏ. Bây giờ họ đã thành ông, thành bà hết cả rồi, giờ các anh muốn gặp thì đợi ngày chợ phiên họp vào sáng mai nhé!
1352014172-tinh-yeu-son-nu.jpg

Tình yêu của họ làm cảm động cả núi rừng
May mắn cho tôi vì trong phiên chợ vùng cao họp vào thứ tư tôi đã gặp được nữ nhân vật chính của câu chuyện tình có một không hai này, bà Hà Thị Nhức xuống phiên chợ để bán rễ cây rừng và vài ba túm ốc suối. Sau giây phút làm quen thoáng chút e ngại, bà lặng buồn kể lại: Tôi sinh năm 1945, trong một gia đình người Mường tương đối khá giả ở bản Mít 2, vốn hát hay lại múa đẹp nên được nhiều anh trai bản để ý.
Năm 1962, khi đã đến tuổi cập kê thì đêm nào cũng có con trai đến tán nhưng lúc bấy giờ tôi vẫn chưa ưng ai. Rồi ngày định mệnh đã đến, dường như ông trời đã ban anh ấy cho tôi nhưng chuyện tình yêu của chúng tôi gặp phải sự phản đối quyết liệt của cả hai bên gia đình. Hôm đó, vào một sáng sớm sương mờ giăng khắp núi rừng, khi đang mải mê hái măng ở lưng trừng núi thì tôi nghe thấy tiếng cọp hú vang cả khu rừng, hoảng hốt bỏ chạy nên tôi bị trượt chân ngã xuống khe. Sau giây phút choáng váng, tôi tỉnh dậy và thấy một người đàn ông ngồi cạnh bên, tay cầm chiếc gậy dài, đầu vót nhọn, chưa kịp định thần mình đang ở đâu và hỏi gì thì anh ấy quay lại nói với tôi: Anh đi săn thú rừng qua đây, phát hiện ra em bị ngã từ trên kia xuống, vết thương ở chân em anh đã đắp lá cây rồi, chắc khoảng 2 tiếng nữa mới đi được đó… Trong giây phút làm quen với nhau, tôi biết được anh ấy sinh năm 1941, tên thật là Lý A Đức, người dân tộc Dao, nhà anh chỉ có hai anh em trai, sống ở lưng trừng núi mẹ Lìu ở mạn bên giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Hôm đó, anh đã cõng tôi về tận đầu bản, rồi ra về khi mặt trời đã xuống núi.
Cũng từ hôm đó, anh thường xuyên đem thuốc lá cây xuống cho tôi đắp, rồi mỗi lần họp chợ phiên anh thường ghé vào cho tôi chút mật ong rừng, khi thì chút thịt hoẵng để tôi tẩm bổ sức khỏe. Khi vết thương ở chân đã khỏi thì không thấy anh ghé qua nhà tôi nữa, tôi tự hỏi không biết dạo này anh thế nào, anh ấy có khỏe không mà không thấy anh ghé chơi nhà mình, lòng tôi rạo rực nỗi nhớ về anh. Tôi biết đã yêu anh ấy ngay từ lần đầu tiên anh ấy cứu mạng mình, muốn đến nhà anh ấy chơi nhưng giữa nơi rừng núi rộng lớn biết chỗ nào mà tìm. Lúc đó tôi cũng nghĩ, người con trai khỏe mạnh, có tài săn bắn như anh thì không thiếu những cô gái người Dao thầm yêu trộm nhớ.
Thời gian trôi qua mau, bóng hình anh chàng người Dao ấy gần như mờ nhạt trong ký ức thì bất ngờ chúng tôi gặp lại nhau trong một lần tôi đi hái rau rừng, chưa kịp hỏi thăm thì anh ấy đã tiến đến cầm tay tôi và nói rằng: Nhức à! Em có đồng ý lấy anh không? Ngỡ ngàng trước câu hỏi bất ngờ nhưng tôi cũng đồng ý vì tôi đã yêu anh nhiều biết mấy. Tôi đưa anh ấy về nhà ra mắt và giới thiệu với gia đình, nhưng bố mẹ tôi từ chối thẳng thừng, vì từ xa xưa không bao giờ con trai người Dao có thể lấy được con gái người Mường. Mặc dù cũng biết anh Đức là ân nhân của tôi nhưng mọi lý do cho một tình yêu chân thành không thể lay chuyển nổi quyết định của hai cụ. Và điều quan trọng nhất là đã có những nhà giàu có trong bản có ý thông gia với nhà tôi nên bố mẹ tôi vẫn khăng khăng từ chối anh ấy. Cũng vì theo anh ấy về nhà, tôi sẽ phải sống ở trên núi, khu vực các đầu nguồn, ngọn suối, phải làm nương giữa các cánh rừng, đến khi đất đó bạc màu, ớt, gừng không còn cay, làm lụng chắt chiu không đủ ấm, lại rủ nhau du canh, du cư tìm miền đất mới, kiếm kế sinh nhai mà cái vòng luẩn quẩn nghèo đói ấy sẽ không bao giờ thoát ra được.
Sống trong hang đá
Gia đình bên nhà trai cũng không đồng ý để anh ấy lấy tôi vì làm như thế là phá vỡ lời nguyền, làm ô danh đến phong tục của người Mường và người Dao nơi đây. Dù biết rằng chuyện hôn nhân của hai đứa đã phạm vào quy định, lễ giáo của hai tộc người nhưng nếu vì những điều khắt khe ấy mà chúng tôi phải từ bỏ hạnh phúc của mình thì thật không đành chút nào. Sau nhiều đêm khóc thầm, tôi và anh ấy quyết định cùng nhau chốn vào rừng. Dò dẫm trong đêm tối, cuối cùng chúng tôi tìm được một cái hang trên lưng trừng núi mẹ Lìu. Đứng trên núi nhìn xuống thấy có rất nhiều ánh sáng di chuyển, đó chính là người nhà tôi đang săn lùng. Giữa nơi rừng núi âm u, anh ấy ôm lấy tôi an ủi: “Nhứt à! Theo anh em sẽ khổ lắm đấy. Nhưng dù sống hay chết thì anh cũng phải lấy bằng được em”.
Những ngày sống trong hang vô cùng lạnh lẽo, chúng tôi phải lấy lá cây rừng để đắp, ăn rau rừng, thịt thú rừng sống qua ngày. Cứ sáng ra là tôi đi hái rau rừng còn anh ấy đi săn thú, tất cả mọi thứ đều phải nướng trên ngọn lửa. Những tháng ngày ấy, tôi mới thật sự hiểu ra rằng tôi đã yêu anh nhiều biết mấy và không thể sống nếu như thiếu anh. Biết bao nhiêu đêm nghe tiếng cọp, tiếng thú rừng hung tợn kêu nhưng tôi không hề sợ hãi, vì đã có anh ấy ở bên cạnh tôi.
Sang đến tuần thứ sáu thì người nhà tôi đã tìm thấy chúng tôi ở trong hang, họ nói rằng nếu như chúng tôi về thì gia đình sẽ làm đám cưới cho, chứ trốn mãi ở trong hang thế này không chết vì lạnh thì cũng làm mồi cho rắn độc, cho cọp dữ mà thôi. Đám cưới của trai người Dao và cô gái người Mường làm xao động cả cái bản nghèo, họ đồn đại và bàn tán nhiều lắm. Khi qua nhà chồng tôi phải học rất nhiều nghi thức như rửa tay, rồi bước qua chậu than hồng và nhiều nghi thức khác...
Tình yêu còn mãi
Thời gian cứ thế trôi đi cả hai cùng chung sống rất hạnh phúc, bà Nhức đã sinh cho ông Đức 5 người con, ba trai, hai gái, các con của bà đã yên bề gia thất và sinh cho ông bà những đứa cháu trai khỏe mạnh, những đứa cháu gái xinh tươi như bông hoa rừng. Hạnh phúc tưởng chừng sẽ nảy chồi mãi trong căn nhà đơn sơ nhưng không ngờ năm 2006 ông Đức bỗng đột ngột qua đời ở tuổi 65. Sự ra đi của ông Đức đã để cho bà lại biết bao buồn nhớ.
Cứ mỗi khi đến phiên chợ bà lại mang cây rừng có thể làm thuốc, sắc thành nước uống và vài ba túm ốc suối xuống bán. Có khi cả phiên chợ không bán được một đồng nào nhưng bà vẫn xuống họp đều đặn vì bà muốn nhớ lại cái không khí của những buổi chợ phiên khi được gặp, nắm tay người yêu. Và trong tâm thức của bà thì chồng bà chỉ mất đi về thể xác, còn linh hồn mãi mãi bất diệt quay về với tiên tổ, với người yêu. Cũng chính vì thế mỗi phiên chợ diễn ra người ra lại thấy bà Nhứt mặc quần áo, đội khăn theo phong tục của nhà chồng.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top