Trong một chuyến công tác tại tỉnh Nghệ An, nghe người dân giới thiệu về 2 cụ bà sống trên trăm tuổi vẫn có thể làm những công việc như thả bò, thái chuối, xâu kim, bế cháu… Để được "mắt thấy, tai nghe", chúng tôi đã tìm gặp cụ Hoàng Thị Mưu, 106 tuổi, ở xóm 6, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu và cụ Lương Thị Thê, 111 tuổi, ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, cùng tỉnh Nghệ An.
Cụ Lương Thị Thê 111 tuổi vẫn làm việc nhà bình thường
Sức sống dẻo dai, khả năng đặc biệt
Theo sự giới thiệu và chỉ dẫn tận tình của người dân xã Diễn Thịnh, tôi có cơ hội được gặp cụ Hoàng Thị Mưu năm nay đã 106 tuổi. Khi chúng tôi đến cụ đang say giấc, nhưng thấy có người lạ cụ ngồi phắt dậy nhìn chúng tôi với ánh mắt lạ lẫm đầy ngạc nhiên. Trước mắt chúng tôi là một cụ bà dáng người thon nhỏ, da sạm đen, lưng hơi còng, mái tóc bạc trắng nhưng mọi cử chỉ của cụ hoàn toàn nhanh nhẹn và dứt khoát, các công việc cụ đều làm đâu ra đấy như một người còn đang ở độ tuổi tứ tuần.
Cụ cho biết: "Hiện tại tôi đang sống với con gái Hoàng Thị Tư, nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ nó đi làm từ sáng sớm, trưa mới về. Mẹ nó đi làm suốt ngày thôi. Trong nhà chả có gì chỉ có con bò, mấy con lợn và dăm ba con gà là tài sản duy nhất".
Nhìn cụ nói chuyện, không ai đoán cụ đã bước sang tuổi 106, cụ vẫn minh mẫn, rành rọt trong từng lời nói, cử chỉ. Thông thường các cụ khi bước sang tuổi 80 - 90 là tâm trí thiếu minh mẫn, nặng tai, mắt mờ, hay ốm đau bệnh tật và phải có con cháu phụng dưỡng, nhưng đối với cụ Mưu thì hoàn toàn khác, cụ không muốn con cái vất vả vì mình. Từ ăn uống đến tắm giặt đều do một tay cụ đảm đương. Không chỉ có vậy cụ còn có thể thái chuối nấu cám cho lợn, đi thả bò và làm các công việc trong nhà gọn gàng đâu ra đấy. Để chứng minh lời nói của mình, cụ tự đi lấy dao chặt chuối và thái cho chúng tôi xem trước sự ngỡ ngàng và thán phục về sức khỏe của cụ.
Đôi tay nhanh nhẹn, uyển chuyển, đôi chân chắc nịch. Mọi động tác cụ đều làm thành thục. Cách làm việc của cụ rất cẩn thận, từng lát chuối nhỏ đều, nhìn cụ thái không ngừng tay chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ. Người trẻ chưa chắc đã làm tỷ mỉ và khéo léo bằng cụ.
Lẽ thường ở tuổi "xưa nay hiếm", cái tuổi xứng đáng được nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng không lúc nào cụ ngơi tay, không có việc cụ lại quét nhà, cho gà ăn, khi nào rảnh cụ lại giúp con gái đi thả bò ngoài đồng.
Đang nói chuyện với cụ thì bà Tư đi làm về. Bà nói: "Ở xã Diễn Thịnh này chỉ có cụ tôi là sống thọ nhất. Năm 2006 cụ được Nhà nước và chính quyền xã tổ chức lễ yến mừng thọ thân mẫu tròn 100 tuổi. Năm nay 106 tuổi, cụ rất chịu khó và thích làm việc, không ốm đau hay bệnh tật gì".
Bà Tư cho biết thêm: "Cụ hầu như không ăn thịt, thức ăn duy nhất và ưa thích của cụ là muối vừng và các loại rau mà hai mẹ con trồng được trong vườn".
Cụ Hoàng Thị Mưu chụp ảnh cùng người thân
111 tuổi vẫn xâu kim, đan lưới
Đó là, cụ bà Lương Thị Thê, 111 tuổi, ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trái với những tưởng tượng ban đầu của chúng tôi, ở cái tuổi này mà cụ Thê có nước da hồng hào, trắng trẻo, khuôn mặt phúc hậu, mái tóc trắng pha đen, đôi mắt sáng ngời. Cụ đang ngồi khâu vá những chiếc lưới một cách nhẹ nhàng, khéo léo. Thấy chúng tôi cụ chỉ cười rồi lại vân vê những đường kim mũi chỉ một cách thuần thục.
Để hiểu rõ hơn về cụ, chúng tôi mời một số người con của cụ và những người hàng xóm thân tình liền kề đến trò chuyện. Do không biết tiếng Kinh nên việc giao tiếp với cụ hết sức khó khăn, mọi hành động, lời nói đều do con cháu và những người hàng xóm phiên dịch giúp. Các con cụ cho biết: "Cụ rất hay làm ít khi chịu ngồi không. Cụ thường đan những tấm lưới nhỏ cho con cháu ra chợ bán.
Mỗi ngày cụ cũng đan được từ 8-10 cái. Cụ vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ngoài thời gian đan lưới cụ còn bế cháu cho các con vào rừng làm rẫy". Để chứng minh những điều vừa nói, cụ ra bế đứa cháu, nâng niu vào lòng rất nhẹ nhàng và không hề có chút gì là cảm giác của sự mệt mỏi. Cụ có cả thảy 3 người con và 7 người cháu. Cháu nhỏ nhất đã 2 tuổi.
Dù cao tuổi nhưng cụ rất ít ốm đau bệnh tật, thức ăn chính của cụ là cơm và canh rau rừng do con cháu hái về. Mỗi bữa cụ ăn được 2 lưng cơm, cụ không có thói quen ăn vặt mà thường ăn đều vào các bữa sáng, trưa, tối. Người dân nơi đây cho biết, một số cụ cao niên trong làng cũng chỉ sống đến tuổi 90 nhưng tại xã Thanh Chương cụ Thê có được cái tuổi như vậy quả là cực kỳ hiếm.
Thuộc diện chính sách với người từ 90 tuổi trở lên
Tại Việt Nam, số người sống thọ trên trăm tuổi không nhiều. Vậy mà riêng ở tỉnh Nghệ An cũng có ít nhất 2 cụ bà sống trên trăm tuổi. Sức khỏe của 2 cụ rất tốt. Các cụ vẫn có thể làm được nhiều việc như tự tắm giặt, quét nhà, thái chuối, thả bò, xâu kim, đan lưới…
2 cụ đều xuất thân nghèo khó, không có lương hưu, thu nhập khác và không có điều kiện vật chất tốt. Hiện tại 2 cụ vẫn không được hưởng chính sách gì.
Theo Thông tư số 30/TT-BLĐTBXH ngày 21-10-2005 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26-3-2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20-10-2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi, người cao tuổi (là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam từ 60 tuổi trở lên) không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý từ nguồn ngân sách địa phương. Ngoài ra, người được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội còn được hưởng trợ cấp về tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuốc chữa bệnh thông thường và mai táng phí khi chết.
Người cao tuổi tàn tật, gia đình thuộc diện nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh thực chi tại các cơ sở y tế. Trường hợp người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không còn người phụng dưỡng hoặc còn người phụng dưỡng nhưng không đủ khả năng để phụng dưỡng, không có nguồn thu nhập thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Ngoài chế độ trợ cấp xã hội, người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội như quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an ninh quốc phòng, quỹ xã hội từ thiện và các khoản đóng góp khác tại địa phương nơi người cao tuổi cư trú, trừ trường hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia đóng góp.
Thiết nghĩ, nếu được quan tâm theo đúng Thông tư và Nghị định trên thì rất có thể 2 cụ sẽ được hưởng cuộc sống tốt hơn và nằm trong tốp những người sống thọ nhất Việt Nam.
Cụ Lương Thị Thê 111 tuổi vẫn làm việc nhà bình thường
Sức sống dẻo dai, khả năng đặc biệt
Theo sự giới thiệu và chỉ dẫn tận tình của người dân xã Diễn Thịnh, tôi có cơ hội được gặp cụ Hoàng Thị Mưu năm nay đã 106 tuổi. Khi chúng tôi đến cụ đang say giấc, nhưng thấy có người lạ cụ ngồi phắt dậy nhìn chúng tôi với ánh mắt lạ lẫm đầy ngạc nhiên. Trước mắt chúng tôi là một cụ bà dáng người thon nhỏ, da sạm đen, lưng hơi còng, mái tóc bạc trắng nhưng mọi cử chỉ của cụ hoàn toàn nhanh nhẹn và dứt khoát, các công việc cụ đều làm đâu ra đấy như một người còn đang ở độ tuổi tứ tuần.
Cụ cho biết: "Hiện tại tôi đang sống với con gái Hoàng Thị Tư, nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ nó đi làm từ sáng sớm, trưa mới về. Mẹ nó đi làm suốt ngày thôi. Trong nhà chả có gì chỉ có con bò, mấy con lợn và dăm ba con gà là tài sản duy nhất".
Nhìn cụ nói chuyện, không ai đoán cụ đã bước sang tuổi 106, cụ vẫn minh mẫn, rành rọt trong từng lời nói, cử chỉ. Thông thường các cụ khi bước sang tuổi 80 - 90 là tâm trí thiếu minh mẫn, nặng tai, mắt mờ, hay ốm đau bệnh tật và phải có con cháu phụng dưỡng, nhưng đối với cụ Mưu thì hoàn toàn khác, cụ không muốn con cái vất vả vì mình. Từ ăn uống đến tắm giặt đều do một tay cụ đảm đương. Không chỉ có vậy cụ còn có thể thái chuối nấu cám cho lợn, đi thả bò và làm các công việc trong nhà gọn gàng đâu ra đấy. Để chứng minh lời nói của mình, cụ tự đi lấy dao chặt chuối và thái cho chúng tôi xem trước sự ngỡ ngàng và thán phục về sức khỏe của cụ.
Đôi tay nhanh nhẹn, uyển chuyển, đôi chân chắc nịch. Mọi động tác cụ đều làm thành thục. Cách làm việc của cụ rất cẩn thận, từng lát chuối nhỏ đều, nhìn cụ thái không ngừng tay chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ. Người trẻ chưa chắc đã làm tỷ mỉ và khéo léo bằng cụ.
Lẽ thường ở tuổi "xưa nay hiếm", cái tuổi xứng đáng được nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng không lúc nào cụ ngơi tay, không có việc cụ lại quét nhà, cho gà ăn, khi nào rảnh cụ lại giúp con gái đi thả bò ngoài đồng.
Đang nói chuyện với cụ thì bà Tư đi làm về. Bà nói: "Ở xã Diễn Thịnh này chỉ có cụ tôi là sống thọ nhất. Năm 2006 cụ được Nhà nước và chính quyền xã tổ chức lễ yến mừng thọ thân mẫu tròn 100 tuổi. Năm nay 106 tuổi, cụ rất chịu khó và thích làm việc, không ốm đau hay bệnh tật gì".
Bà Tư cho biết thêm: "Cụ hầu như không ăn thịt, thức ăn duy nhất và ưa thích của cụ là muối vừng và các loại rau mà hai mẹ con trồng được trong vườn".
Cụ Hoàng Thị Mưu chụp ảnh cùng người thân
111 tuổi vẫn xâu kim, đan lưới
Đó là, cụ bà Lương Thị Thê, 111 tuổi, ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trái với những tưởng tượng ban đầu của chúng tôi, ở cái tuổi này mà cụ Thê có nước da hồng hào, trắng trẻo, khuôn mặt phúc hậu, mái tóc trắng pha đen, đôi mắt sáng ngời. Cụ đang ngồi khâu vá những chiếc lưới một cách nhẹ nhàng, khéo léo. Thấy chúng tôi cụ chỉ cười rồi lại vân vê những đường kim mũi chỉ một cách thuần thục.
Để hiểu rõ hơn về cụ, chúng tôi mời một số người con của cụ và những người hàng xóm thân tình liền kề đến trò chuyện. Do không biết tiếng Kinh nên việc giao tiếp với cụ hết sức khó khăn, mọi hành động, lời nói đều do con cháu và những người hàng xóm phiên dịch giúp. Các con cụ cho biết: "Cụ rất hay làm ít khi chịu ngồi không. Cụ thường đan những tấm lưới nhỏ cho con cháu ra chợ bán.
Mỗi ngày cụ cũng đan được từ 8-10 cái. Cụ vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ngoài thời gian đan lưới cụ còn bế cháu cho các con vào rừng làm rẫy". Để chứng minh những điều vừa nói, cụ ra bế đứa cháu, nâng niu vào lòng rất nhẹ nhàng và không hề có chút gì là cảm giác của sự mệt mỏi. Cụ có cả thảy 3 người con và 7 người cháu. Cháu nhỏ nhất đã 2 tuổi.
Dù cao tuổi nhưng cụ rất ít ốm đau bệnh tật, thức ăn chính của cụ là cơm và canh rau rừng do con cháu hái về. Mỗi bữa cụ ăn được 2 lưng cơm, cụ không có thói quen ăn vặt mà thường ăn đều vào các bữa sáng, trưa, tối. Người dân nơi đây cho biết, một số cụ cao niên trong làng cũng chỉ sống đến tuổi 90 nhưng tại xã Thanh Chương cụ Thê có được cái tuổi như vậy quả là cực kỳ hiếm.
Thuộc diện chính sách với người từ 90 tuổi trở lên
Tại Việt Nam, số người sống thọ trên trăm tuổi không nhiều. Vậy mà riêng ở tỉnh Nghệ An cũng có ít nhất 2 cụ bà sống trên trăm tuổi. Sức khỏe của 2 cụ rất tốt. Các cụ vẫn có thể làm được nhiều việc như tự tắm giặt, quét nhà, thái chuối, thả bò, xâu kim, đan lưới…
2 cụ đều xuất thân nghèo khó, không có lương hưu, thu nhập khác và không có điều kiện vật chất tốt. Hiện tại 2 cụ vẫn không được hưởng chính sách gì.
Theo Thông tư số 30/TT-BLĐTBXH ngày 21-10-2005 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26-3-2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20-10-2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi, người cao tuổi (là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam từ 60 tuổi trở lên) không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý từ nguồn ngân sách địa phương. Ngoài ra, người được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội còn được hưởng trợ cấp về tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuốc chữa bệnh thông thường và mai táng phí khi chết.
Người cao tuổi tàn tật, gia đình thuộc diện nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh thực chi tại các cơ sở y tế. Trường hợp người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không còn người phụng dưỡng hoặc còn người phụng dưỡng nhưng không đủ khả năng để phụng dưỡng, không có nguồn thu nhập thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương.
Ngoài chế độ trợ cấp xã hội, người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội như quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an ninh quốc phòng, quỹ xã hội từ thiện và các khoản đóng góp khác tại địa phương nơi người cao tuổi cư trú, trừ trường hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia đóng góp.
Thiết nghĩ, nếu được quan tâm theo đúng Thông tư và Nghị định trên thì rất có thể 2 cụ sẽ được hưởng cuộc sống tốt hơn và nằm trong tốp những người sống thọ nhất Việt Nam.