Khi tân tổng thống Mỹ bước vào Nhà Trắng, ông không đến một mình và đã được chuẩn bị từ A đến Z nhiều tháng trước. Đối với ông Romney, bộ máy chuyển giao quyền lực đã được thành lập từ đầu tháng 6/2012.
Áp lực khủng khiếp
Người được ông Romney giao trọng trách thiết lập bộ khung chính phủ và Nhà Trắng tương lai là Mike Leavitt, 61 tuổi, cựu thống đốc bang Utah. Ông từng 2 lần làm bộ trưởng dưới thời ông Bush (con), một cố vấn cao cấp có đầy đủ 3 yếu tố mà ông Romney đòi hỏi: trung thành, kín đáo và mẫn cán.
Nếu đắc cử tổng thống ngày 6/11, ông Romney có 75 ngày để thành lập bộ, máy chính quyền bao gồm cán bộ, công nhân viên Nhà Trắng, các bộ trưởng và đưa ra một loạt quy định về phương pháp điều hành chính phủ.
Mitt Romney (trái) và Paul Ryan tại một cuộc vận động tranh cử. Ảnh: REUTERS
Tom Korologos, cựu đại sứ Mỹ tại Bỉ, một thành viên trong ban chuyển giao quyền lực* thời cựu tổng thống Ronald Reagan, chia sẻ đó là một thời khắc hết sức đặc biệt. “Trong vòng 5 phút, tân tổng thống phải có ngay trong tay danh sách bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao và bộ trưởng Bộ Tài chính” - ông Korologos kể lại.
Nói chung, tiến trình chuyển giao quyền lực được mô tả là áp lực khủng khiếp. Hàng chục vị trí bỏ trống sau khi bộ máy chính quyền cũ giải tán phải được lấp đầy ngay với lý lịch được cơ quan an ninh duyệt trước. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn các văn kiện thực hiện chỉ đạo của tân tổng thống chấm dứt ngay hoạt động của bộ máy chính quyền cũ và khởi động bộ máy mới.
Cho nên, có thể nói nhiệm vụ của ông Leavitt là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Đó là xác định những gương mặt sáng giá nhất đảm trách các vị trí hàng đầu trong chính phủ tương lai Đảng Cộng hòa. Ông cũng phải gặp các lãnh tụ Đảng Cộng hòa trong quốc hội để bàn chuyện chính phủ mới cần làm gì nếu ông Romney đắc cử.
“Đó là công việc rất khó”, theo ông Korologos. Bởi cần phải xác định cho được bản sắc của bộ máy chính quyền mới và những gì cần làm trong 4 năm tới. Khó bởi hiện nay chưa có gì chắc chắn là ông Romney loại ông Obama ra khỏi cuộc đua. Thắng lợi ở vòng đầu cuộc tranh luận đêm 3/10 không có nghĩa là ông Romney sẽ thắng tiếp trong 2 cuộc tranh luận tiếp theo. Mặc dù vậy, ông Leavitt* phải vùi đầu trong công việc để tìm cho ra nhân sự Nhà Trắng và chính quyền mới có tiềm năng trước ngày bầu cử tổng thống năm 2012 (ngày 6/11).
Từ quê hương Utah, ông Leavitt đã đưa vợ, bà Jacalyn, đến Washington cách đây 3 tháng, thuê một căn hộ ở gần tòa nhà quốc hội. Mới đây, theo giới thạo tin, ông Leavitt đã ngồi làm việc với ít nhất 2 nghị sĩ là lãnh tụ Đảng Cộng hòa để lên chương trình nghị sự lập pháp năm 2013.
Ngày 10/11/2008, tổng thống G. Bush mời vợ chồng tổng thống đắc cử Obama tham quan Nhà Trắng, một thủ tục bắt buộc khi chuyển giao quyền lực . Ảnh: W.H
“Cầm đèn chạy trước ô tô”?
Trước đây, khi các ứng cử viên lập ban trù bị như ông Romney đang làm thì dư luận thường cười nhạo “cầm đèn chạy trước ô tô”. Tuy nhiên, kinh nghiệm những cuộc chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng trong mấy năm gần đây cho thấy đó là một việc làm cần thiết.
Trường hợp của ông Bill Clinton, tổng thống đắc cử năm 1992, là một ví dụ. Giáo sư John Burke, Trường Đại học Vermont,* kể lại trong thời gian chuyển giao, ông Clinton đã mắc sai lầm khi chăm bẵm tìm nhân sự nội các thay vì tìm nhân sự Nhà Trắng trước.
Bởi vậy, mãi đến giữa tháng 12, ông mới chọn được chánh văn phòng phủ tổng thống. Các cố vấn thân cận của ông phải đợi một tuần sau khi ông vào Nhà Trắng mới được bổ nhiệm. Điều này khiến ông Clinton chậm thực hiện những lời hứa lúc vận động tranh cử, do đó hứng chịu “búa rìu dư luận” khi ông đưa ra những quyết định bị coi là “khó nuốt”.
Học được kinh nghiệm xương máu đó, ông Romney đã sớm chọn ông Leavitt từ tháng 6 và cựu thống đốc bang Utah này đã bắt đầu lên kế hoạch “Dự án Sẵn sàng” từ dạo đó.
Bà Martha Kumar, giáo sư khoa học chính trị Trường Đại học Towson, nhấn mạnh: “Kế hoạch chuyển giao rất quan trọng bởi vì cần phải nhanh chóng thành lập chính phủ”. Bà Kumar từng làm việc ở phòng báo chí Nhà Trắng chuyên ghi chép những cuộc chuyển giao chính quyền.
Có khoảng 7.000 người* cần ký hợp đồng tuyển dụng nhưng* tân* tổng thống chỉ cần tập trung vào 100 người trong thời gian chuyển giao quyền lực và chuẩn bị danh sách những người cần được thượng viện thông qua. Theo bà Kumar, ông Leavitt dường như đã lên danh sách ứng viên cho từng vị trí nhưng những người này chỉ biết mình được chọn sau khi ông Romney chính thức đắc cử.
Đến cuối tháng 12, danh sách cố vấn Nhà Trắng và các thành viên nội các phải được tân tổng thống công bố. Ngoài ra, tân tổng thống phải lên kế hoạch* đưa ra những quyết sách. Thời ông Obama mới bước vào Nhà Trắng, ông phải ký 2 sắc lệnh trong ngày đầu.
Áp lực khủng khiếp
Người được ông Romney giao trọng trách thiết lập bộ khung chính phủ và Nhà Trắng tương lai là Mike Leavitt, 61 tuổi, cựu thống đốc bang Utah. Ông từng 2 lần làm bộ trưởng dưới thời ông Bush (con), một cố vấn cao cấp có đầy đủ 3 yếu tố mà ông Romney đòi hỏi: trung thành, kín đáo và mẫn cán.
Nếu đắc cử tổng thống ngày 6/11, ông Romney có 75 ngày để thành lập bộ, máy chính quyền bao gồm cán bộ, công nhân viên Nhà Trắng, các bộ trưởng và đưa ra một loạt quy định về phương pháp điều hành chính phủ.
Mitt Romney (trái) và Paul Ryan tại một cuộc vận động tranh cử. Ảnh: REUTERS
Tom Korologos, cựu đại sứ Mỹ tại Bỉ, một thành viên trong ban chuyển giao quyền lực* thời cựu tổng thống Ronald Reagan, chia sẻ đó là một thời khắc hết sức đặc biệt. “Trong vòng 5 phút, tân tổng thống phải có ngay trong tay danh sách bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao và bộ trưởng Bộ Tài chính” - ông Korologos kể lại.
Nói chung, tiến trình chuyển giao quyền lực được mô tả là áp lực khủng khiếp. Hàng chục vị trí bỏ trống sau khi bộ máy chính quyền cũ giải tán phải được lấp đầy ngay với lý lịch được cơ quan an ninh duyệt trước. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn các văn kiện thực hiện chỉ đạo của tân tổng thống chấm dứt ngay hoạt động của bộ máy chính quyền cũ và khởi động bộ máy mới.
Cho nên, có thể nói nhiệm vụ của ông Leavitt là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Đó là xác định những gương mặt sáng giá nhất đảm trách các vị trí hàng đầu trong chính phủ tương lai Đảng Cộng hòa. Ông cũng phải gặp các lãnh tụ Đảng Cộng hòa trong quốc hội để bàn chuyện chính phủ mới cần làm gì nếu ông Romney đắc cử.
“Đó là công việc rất khó”, theo ông Korologos. Bởi cần phải xác định cho được bản sắc của bộ máy chính quyền mới và những gì cần làm trong 4 năm tới. Khó bởi hiện nay chưa có gì chắc chắn là ông Romney loại ông Obama ra khỏi cuộc đua. Thắng lợi ở vòng đầu cuộc tranh luận đêm 3/10 không có nghĩa là ông Romney sẽ thắng tiếp trong 2 cuộc tranh luận tiếp theo. Mặc dù vậy, ông Leavitt* phải vùi đầu trong công việc để tìm cho ra nhân sự Nhà Trắng và chính quyền mới có tiềm năng trước ngày bầu cử tổng thống năm 2012 (ngày 6/11).
Từ quê hương Utah, ông Leavitt đã đưa vợ, bà Jacalyn, đến Washington cách đây 3 tháng, thuê một căn hộ ở gần tòa nhà quốc hội. Mới đây, theo giới thạo tin, ông Leavitt đã ngồi làm việc với ít nhất 2 nghị sĩ là lãnh tụ Đảng Cộng hòa để lên chương trình nghị sự lập pháp năm 2013.
Ngày 10/11/2008, tổng thống G. Bush mời vợ chồng tổng thống đắc cử Obama tham quan Nhà Trắng, một thủ tục bắt buộc khi chuyển giao quyền lực . Ảnh: W.H
“Cầm đèn chạy trước ô tô”?
Trước đây, khi các ứng cử viên lập ban trù bị như ông Romney đang làm thì dư luận thường cười nhạo “cầm đèn chạy trước ô tô”. Tuy nhiên, kinh nghiệm những cuộc chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng trong mấy năm gần đây cho thấy đó là một việc làm cần thiết.
Trường hợp của ông Bill Clinton, tổng thống đắc cử năm 1992, là một ví dụ. Giáo sư John Burke, Trường Đại học Vermont,* kể lại trong thời gian chuyển giao, ông Clinton đã mắc sai lầm khi chăm bẵm tìm nhân sự nội các thay vì tìm nhân sự Nhà Trắng trước.
Bởi vậy, mãi đến giữa tháng 12, ông mới chọn được chánh văn phòng phủ tổng thống. Các cố vấn thân cận của ông phải đợi một tuần sau khi ông vào Nhà Trắng mới được bổ nhiệm. Điều này khiến ông Clinton chậm thực hiện những lời hứa lúc vận động tranh cử, do đó hứng chịu “búa rìu dư luận” khi ông đưa ra những quyết định bị coi là “khó nuốt”.
Học được kinh nghiệm xương máu đó, ông Romney đã sớm chọn ông Leavitt từ tháng 6 và cựu thống đốc bang Utah này đã bắt đầu lên kế hoạch “Dự án Sẵn sàng” từ dạo đó.
Bà Martha Kumar, giáo sư khoa học chính trị Trường Đại học Towson, nhấn mạnh: “Kế hoạch chuyển giao rất quan trọng bởi vì cần phải nhanh chóng thành lập chính phủ”. Bà Kumar từng làm việc ở phòng báo chí Nhà Trắng chuyên ghi chép những cuộc chuyển giao chính quyền.
Có khoảng 7.000 người* cần ký hợp đồng tuyển dụng nhưng* tân* tổng thống chỉ cần tập trung vào 100 người trong thời gian chuyển giao quyền lực và chuẩn bị danh sách những người cần được thượng viện thông qua. Theo bà Kumar, ông Leavitt dường như đã lên danh sách ứng viên cho từng vị trí nhưng những người này chỉ biết mình được chọn sau khi ông Romney chính thức đắc cử.
Đến cuối tháng 12, danh sách cố vấn Nhà Trắng và các thành viên nội các phải được tân tổng thống công bố. Ngoài ra, tân tổng thống phải lên kế hoạch* đưa ra những quyết sách. Thời ông Obama mới bước vào Nhà Trắng, ông phải ký 2 sắc lệnh trong ngày đầu.