Cả họ được nhờ!
Chuyện xảy ra ở xã Thanh Hương, thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. Bí thư Đảng ủy xã này là ông Nguyễn Bá Lý.
Ông Lý từng 13 năm làm Chủ tịch UBND xã Thanh Hương. Với “thành tích” hai lần bị kỷ luật cảnh cáo, ông Lý được chuyển sang làm Bí thư Đảng ủy xã.
Gia đình, họ hàng ông Lý hầu hết tham gia bộ máy chính quyền, đoàn thể xã. Con trai ông Lý (anh Nguyễn Bá Duẩn) công tác tại Văn phòng UBND xã.
Anh Nguyễn Bá Sơn, cháu gọi ông Lý bằng chú ruột, làm Bí thư Đoàn xã, sau đó được giữ chức Phó chủ tịch UBND xã Thanh Hương. Bị nhiều người phản ứng, anh Sơn chuyển sang làm Chủ tịch Hội nông dân xã.
Chưa hết. Ông Nguyễn Bá Toàn (anh em con chú con bác với ông Nguyễn Bá Lý) được giới thiệu làm trưởng thôn xóm 6, bỏ phiếu đến 3 lần vẫn trượt, ông Toàn chuyển sang làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xóm, làm chưa hết nhiệm kỳ vì không hoàn thành trách nhiệm nên không được làm tiếp. Sau đó, ông Toàn lại được lên công tác ở Mặt trận tổ quốc xã Thanh Hương, với cương vị Phó chủ tịch.
Ông Nguyễn Bá Tùng, anh trai ông Nguyễn Bá Lý, không có trình độ, vẫn được sắp xếp làm Bí thư chi bộ xóm 4. Bị người dân phản ứng, ông Tùng viết đơn xin từ chức, sau đó được làm Xóm trưởng xóm 4.
Người em họ khác của ông Lý cũng tên là Nguyễn Bá Tùng, sau thời gian lên rừng đốn gỗ được làm cán bộ phụ trách giao thông, nay chuẩn bị biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ.
Bà Nguyễn Thị Tuất, em dâu ông Lý, giữ chức Trưởng ban Tài chính - Kế toán xã suốt từ năm 1998 đến năm 2004. Bà Tuất nghỉ hưu, con gái là Nguyễn Thị Phượng… lên giữ chức thay mẹ từ đó đến nay.
Người dân bức xúc tố cáo với các PV về những sai trái của cán bộ xã
Nhân dân và Nhà nước cùng… trả nợ!
Nhiều năm qua, xã Thanh Hương xảy ra không ít sai phạm trong quản lý kinh tế. Khoản thu thủy lợi phí, trong hai năm 2010-2011, xã chi tiêu sai mục đích trên 150 triệu đồng.
Riêng xây dựng đường điện 0,4KV, 10 KV và trạm biến áp 250 KVA, thất thoát trên 500 triệu đồng.
Gần 100 triệu đồng tiền dự án Oxfam Mỹ tài trợ, được dùng để trả nợ tiền điện khí hóa nông thôn trái quy định.
Theo thông báo của UBND huyện Thanh Chương: “UBND xã Thanh Hương trong một thời gian dài không tìm ra giải pháp trả nợ bàn giao của HTX nông nghiệp đến khi HTX giải thể, chỉ vay để trả nợ, làm cho tình hình ngân sách xã mất cân đối ngày càng lớn”.
Để giải quyết khoản nợ tồn đọng hơn 744 triệu đồng, UBND xã Thanh Hương đã thành lập Hội đồng xét duyệt, phân lô cấp nền 42 lô đất tại xóm 4, trung tâm xã, để xây dựng “thị tứ tương lai”.
Sau khi thu tiền, xã cho phép người dân xây nhà kiên cố; đến lúc họ đi làm bìa đỏ không được, Huyện về xác minh mới hay, 42 lô đất này trên hồ sơ xã cho thuê theo hợp đồng đất công, thời hạn 5 năm, nên huyện không thể cấp bìa đỏ!
Cũng để giải quyết nợ tồn đọng, lãnh đạo xã Thanh Hương ban hành một nghị quyết, ấy là cào bằng và bổ đều theo đầu người trong toàn xã, bất luận trẻ em dưới 1 tuổi hay người già trên 60 tuổi, đều phải gánh nợ chung cho xã, mỗi khẩu 27.000 đồng!
Được biết, Thanh Hương là xã vùng sâu biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đã được UBND tỉnh và Chính phủ quan tâm, đầu tư bằng nhiều chương trình, chính sách phát triển, song đến nay, vẫn đang là một trong những xã nghèo nhất Nghệ An.
Chuyện xảy ra ở xã Thanh Hương, thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. Bí thư Đảng ủy xã này là ông Nguyễn Bá Lý.
Ông Lý từng 13 năm làm Chủ tịch UBND xã Thanh Hương. Với “thành tích” hai lần bị kỷ luật cảnh cáo, ông Lý được chuyển sang làm Bí thư Đảng ủy xã.
Gia đình, họ hàng ông Lý hầu hết tham gia bộ máy chính quyền, đoàn thể xã. Con trai ông Lý (anh Nguyễn Bá Duẩn) công tác tại Văn phòng UBND xã.
Anh Nguyễn Bá Sơn, cháu gọi ông Lý bằng chú ruột, làm Bí thư Đoàn xã, sau đó được giữ chức Phó chủ tịch UBND xã Thanh Hương. Bị nhiều người phản ứng, anh Sơn chuyển sang làm Chủ tịch Hội nông dân xã.
Ông Đặng Văn Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Chương cho biết, sau khi một số người dân tố cáo, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo và huyện Thanh Chương đang tiến hành xử lý sự việc theo đúng quy trình. “Chúng tôi kiên quyết xử lý, sẽ kiểm điểm và thuyên chuyển công tác đối với ông Nguyễn Bá Lý, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hương, sang làm công việc khác. Làm cán bộ mà hung hăng, thiếu năng lực, thiếu dân chủ... thì phải xử lý triệt để”. |
Ông Nguyễn Bá Tùng, anh trai ông Nguyễn Bá Lý, không có trình độ, vẫn được sắp xếp làm Bí thư chi bộ xóm 4. Bị người dân phản ứng, ông Tùng viết đơn xin từ chức, sau đó được làm Xóm trưởng xóm 4.
Người em họ khác của ông Lý cũng tên là Nguyễn Bá Tùng, sau thời gian lên rừng đốn gỗ được làm cán bộ phụ trách giao thông, nay chuẩn bị biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ.
Bà Nguyễn Thị Tuất, em dâu ông Lý, giữ chức Trưởng ban Tài chính - Kế toán xã suốt từ năm 1998 đến năm 2004. Bà Tuất nghỉ hưu, con gái là Nguyễn Thị Phượng… lên giữ chức thay mẹ từ đó đến nay.
Người dân bức xúc tố cáo với các PV về những sai trái của cán bộ xã
Nhân dân và Nhà nước cùng… trả nợ!
Nhiều năm qua, xã Thanh Hương xảy ra không ít sai phạm trong quản lý kinh tế. Khoản thu thủy lợi phí, trong hai năm 2010-2011, xã chi tiêu sai mục đích trên 150 triệu đồng.
Riêng xây dựng đường điện 0,4KV, 10 KV và trạm biến áp 250 KVA, thất thoát trên 500 triệu đồng.
Gần 100 triệu đồng tiền dự án Oxfam Mỹ tài trợ, được dùng để trả nợ tiền điện khí hóa nông thôn trái quy định.
Theo thông báo của UBND huyện Thanh Chương: “UBND xã Thanh Hương trong một thời gian dài không tìm ra giải pháp trả nợ bàn giao của HTX nông nghiệp đến khi HTX giải thể, chỉ vay để trả nợ, làm cho tình hình ngân sách xã mất cân đối ngày càng lớn”.
Để giải quyết khoản nợ tồn đọng hơn 744 triệu đồng, UBND xã Thanh Hương đã thành lập Hội đồng xét duyệt, phân lô cấp nền 42 lô đất tại xóm 4, trung tâm xã, để xây dựng “thị tứ tương lai”.
Sau khi thu tiền, xã cho phép người dân xây nhà kiên cố; đến lúc họ đi làm bìa đỏ không được, Huyện về xác minh mới hay, 42 lô đất này trên hồ sơ xã cho thuê theo hợp đồng đất công, thời hạn 5 năm, nên huyện không thể cấp bìa đỏ!
Cũng để giải quyết nợ tồn đọng, lãnh đạo xã Thanh Hương ban hành một nghị quyết, ấy là cào bằng và bổ đều theo đầu người trong toàn xã, bất luận trẻ em dưới 1 tuổi hay người già trên 60 tuổi, đều phải gánh nợ chung cho xã, mỗi khẩu 27.000 đồng!
Được biết, Thanh Hương là xã vùng sâu biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đã được UBND tỉnh và Chính phủ quan tâm, đầu tư bằng nhiều chương trình, chính sách phát triển, song đến nay, vẫn đang là một trong những xã nghèo nhất Nghệ An.