Mặc dù là một thành viên của chương trình Trạm không gian quốc tế (ISS), nhưng ESA không có phương tiên riêng để đưa phi hành gia của họ lên quỹ đạo, thay vào đó họ vẫn đang phải thuê tàu vũ trụ của Mỹ và Nga. Kể từ khi chương trình tàu con thoi của Mỹ kết thúc, ESA phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.
Để giảm sự phụ thuộc, ESA đã lựa chọn Trung Quốc trở thành đối tác tiềm năng trong việc đưa phi hành gia của hị lên trạm ISS. Trung Quốc hiện là 1 trong quốc gia 3 duy nhất trên thế giới có khả năng đưa phi hành gia lên không gian, sau khi nước này lần đầu tiên đưa phi gia lên quỹ đạo vào năm 2003.
Người đứng đầu các chuyên bay không gian có người lái của ESA, Thomas Reiter cho biết cơ quan của ông đang khai thác khả năng tham gia sứ mệnh không gian chung với Trung Quốc, như một phần mởi rộng sự hợp tác với quốc gia châu Á này.
Cựu phi hành gia người Đức cho biết ESA đang từng bước mở rộng hợp tác với đối tác Trung Quốc và có thể tiến hành các sứ mệnh không gian chung vào nửa cuối thập kỳ này. Ông Thomas Reiter tiết lộ một số phi hành gia của châu Âu đã bắt đầu tham gia học tiếng Trung.
Ông Thomas Reiter cho biết ESA dự định sẽ tiến hành một loạt các cuộc gặp với đối tác Trung Quốc là Cơ quan vũ trụ quốc gia của nước này, nhằm hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực đào tạo phi hành gia, kỹ thuật ghép nối tàu vũ trong không gian,...
Trong một tham vọng xa hơn, ESA cũng muốn Trung Quốc trở thành một thành viên của chương trình ISS, nếu quốc gia này vượt qua được các rào càn từ Mỹ.
Để giảm sự phụ thuộc, ESA đã lựa chọn Trung Quốc trở thành đối tác tiềm năng trong việc đưa phi hành gia của hị lên trạm ISS. Trung Quốc hiện là 1 trong quốc gia 3 duy nhất trên thế giới có khả năng đưa phi hành gia lên không gian, sau khi nước này lần đầu tiên đưa phi gia lên quỹ đạo vào năm 2003.
Người đứng đầu các chuyên bay không gian có người lái của ESA, Thomas Reiter cho biết cơ quan của ông đang khai thác khả năng tham gia sứ mệnh không gian chung với Trung Quốc, như một phần mởi rộng sự hợp tác với quốc gia châu Á này.
Cựu phi hành gia người Đức cho biết ESA đang từng bước mở rộng hợp tác với đối tác Trung Quốc và có thể tiến hành các sứ mệnh không gian chung vào nửa cuối thập kỳ này. Ông Thomas Reiter tiết lộ một số phi hành gia của châu Âu đã bắt đầu tham gia học tiếng Trung.
Ông Thomas Reiter cho biết ESA dự định sẽ tiến hành một loạt các cuộc gặp với đối tác Trung Quốc là Cơ quan vũ trụ quốc gia của nước này, nhằm hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực đào tạo phi hành gia, kỹ thuật ghép nối tàu vũ trong không gian,...
Trong một tham vọng xa hơn, ESA cũng muốn Trung Quốc trở thành một thành viên của chương trình ISS, nếu quốc gia này vượt qua được các rào càn từ Mỹ.