“Lãnh đạo và người dân tỉnh Quảng Nam đều không tin đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn sau các trận động đất vừa qua. Kết luận thời gian tới các trận động đất không thể vượt quá 5,5 độ Richter (ngưỡng an toàn của đập) cũng khiến tôi hoài nghi”. Ông Trần Xuân Vinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam (ảnh), bày tỏ với PV vào ngày 13/9.
Thông tin mập mờ nên khó tin
- Các nhà khoa học đã so sánh về cường độ, tần suất của động đất kích thích giữa thủy điện Sông Tranh 2 với thủy điện Hòa Bình cũng như các thủy điện ở Mỹ, từ đó cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 an toàn. Ông nghĩ sao?
Sự so sánh này hết sức khập khiễng. Việc thi công đập thủy điện Hòa Bình, thủy điện ở Mỹ và Sông Tranh 2 hoàn toàn khác nhau cả về địa chất, thổ nhưỡng, thiết kế lẫn nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát… Vậy mà họ lại đem ra so sánh với nhau, lấy cái này để áp dụng cho cái kia thì sao thuyết phục được?
Tôi nghĩ các nhà khoa học phải có lương tri, khách quan và trung thực để đánh giá vấn đề. Không thể để các yếu tố bên ngoài tác động đến sự chính xác trong kết luận cuối cùng.
- Vậy ông nhất quyết không tin vào khẳng định của các nhà khoa học và báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)?
Trong lần khảo sát này, các nhà khoa học có quá ít thời gian để nghiên cứu. Các số liệu thu thập, ghi nhận được chưa nói lên gì nhiều. Mặt khác, đây chỉ là báo cáo bước đầu của đoàn chuyên gia, căn cứ vào các số liệu mà EVN cung cấp chứ chưa có sự tham gia của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, của Bộ Xây dựng và các đơn vị tư vấn. Các chuyên gia vật lý địa cầu có thể giỏi về nghiên cứu động đất nhưng về chất lượng công trình, thiết kế, thi công… thì họ không thể biết hết được.
Động đất từng gây sạt lở nghiêm trọng ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Vì thế, khẳng định đập Sông Tranh 2 vẫn tuyệt đối an toàn khiến nhiều người hoài nghi
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thừa nhận phải nghiên cứu ba năm mới có thể kết luận chính thức về động đất. Vậy chỉ khi nào họ có kết quả nghiên cứu cuối cùng, dựa trên những căn cứ khoa học, chính xác thì chúng tôi mới tin. Chứ thời gian qua, EVN nói đập an toàn nhưng thông tin lại rất mập mờ, không minh bạch; các nhà khoa học từng nói động đất sẽ giảm nay lại tăng… Mâu thuẫn thế thì sao chúng tôi tin nổi?
Đặt tính mạng người dân lên hàng đầu
- Nhưng EVN tiếp tục khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 an toàn và vẫn kiến nghị cho tích nước...
Trước đây EVN cũng khẳng định đập được xây dựng đảm bảo chất lượng nhưng sau đó thân đập lại bị thấm nước, rò rỉ ra ngoài. Điều đó chứng tỏ đập này có vấn đề. Bây giờ họ lại khẳng định đập có thể chịu được động đất 5,5 độ Richter. Nhưng đó là số liệu do EVN cung cấp chứ các nhà khoa học cũng không dám khẳng định điều này. Bởi vậy, dù EVN có nói gì đi nữa chúng tôi cũng không tin.
- Thời gian tới, tỉnh sẽ có động thái gì?
Chúng tôi sẽ kiến nghị Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phải hết sức thận trọng khi cho EVN tích nước thủy điện Sông Tranh 2 trong mùa lũ này. Quan điểm của tỉnh là nếu thủy điện Sông Tranh 2 vẫn còn 1% không an toàn thì nhất quyết không cho tích nước. Muốn làm gì cũng phải đặt tính mạng của hàng vạn người dân trong khu vực lên hàng đầu. Nếu muốn tiếp tục tích nước, EVN phải có văn bản cho phép chính thức của Thủ tướng.
Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&CN lắp đặt ngay năm trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Việc chậm lắp đặt các trạm này là vô cảm với nhân dân. Chúng tôi cũng thắc mắc, vì sao máy đã nhập về nhưng đến nay vẫn chưa được thông quan? Chính phủ và các bộ, ngành cần xử lý trách nhiệm những đơn vị có liên quan trong việc này.
- Giả sử thủy điện Sông Tranh 2 vẫn được tích nước, nếu có sự cố xảy ra thì ai phải chịu trách nhiệm trước dân, thưa ông?
Nếu vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2, người ký văn bản cho phép EVN tích nước phải chịu trách nhiệm!
- Xin cảm ơn ông!
Thông tin mập mờ nên khó tin
- Các nhà khoa học đã so sánh về cường độ, tần suất của động đất kích thích giữa thủy điện Sông Tranh 2 với thủy điện Hòa Bình cũng như các thủy điện ở Mỹ, từ đó cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 an toàn. Ông nghĩ sao?
Sự so sánh này hết sức khập khiễng. Việc thi công đập thủy điện Hòa Bình, thủy điện ở Mỹ và Sông Tranh 2 hoàn toàn khác nhau cả về địa chất, thổ nhưỡng, thiết kế lẫn nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát… Vậy mà họ lại đem ra so sánh với nhau, lấy cái này để áp dụng cho cái kia thì sao thuyết phục được?
Tôi nghĩ các nhà khoa học phải có lương tri, khách quan và trung thực để đánh giá vấn đề. Không thể để các yếu tố bên ngoài tác động đến sự chính xác trong kết luận cuối cùng.
- Vậy ông nhất quyết không tin vào khẳng định của các nhà khoa học và báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)?
Trong lần khảo sát này, các nhà khoa học có quá ít thời gian để nghiên cứu. Các số liệu thu thập, ghi nhận được chưa nói lên gì nhiều. Mặt khác, đây chỉ là báo cáo bước đầu của đoàn chuyên gia, căn cứ vào các số liệu mà EVN cung cấp chứ chưa có sự tham gia của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, của Bộ Xây dựng và các đơn vị tư vấn. Các chuyên gia vật lý địa cầu có thể giỏi về nghiên cứu động đất nhưng về chất lượng công trình, thiết kế, thi công… thì họ không thể biết hết được.
Động đất từng gây sạt lở nghiêm trọng ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Vì thế, khẳng định đập Sông Tranh 2 vẫn tuyệt đối an toàn khiến nhiều người hoài nghi
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thừa nhận phải nghiên cứu ba năm mới có thể kết luận chính thức về động đất. Vậy chỉ khi nào họ có kết quả nghiên cứu cuối cùng, dựa trên những căn cứ khoa học, chính xác thì chúng tôi mới tin. Chứ thời gian qua, EVN nói đập an toàn nhưng thông tin lại rất mập mờ, không minh bạch; các nhà khoa học từng nói động đất sẽ giảm nay lại tăng… Mâu thuẫn thế thì sao chúng tôi tin nổi?
Đặt tính mạng người dân lên hàng đầu
- Nhưng EVN tiếp tục khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 an toàn và vẫn kiến nghị cho tích nước...
Trước đây EVN cũng khẳng định đập được xây dựng đảm bảo chất lượng nhưng sau đó thân đập lại bị thấm nước, rò rỉ ra ngoài. Điều đó chứng tỏ đập này có vấn đề. Bây giờ họ lại khẳng định đập có thể chịu được động đất 5,5 độ Richter. Nhưng đó là số liệu do EVN cung cấp chứ các nhà khoa học cũng không dám khẳng định điều này. Bởi vậy, dù EVN có nói gì đi nữa chúng tôi cũng không tin.
- Thời gian tới, tỉnh sẽ có động thái gì?
Chúng tôi sẽ kiến nghị Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phải hết sức thận trọng khi cho EVN tích nước thủy điện Sông Tranh 2 trong mùa lũ này. Quan điểm của tỉnh là nếu thủy điện Sông Tranh 2 vẫn còn 1% không an toàn thì nhất quyết không cho tích nước. Muốn làm gì cũng phải đặt tính mạng của hàng vạn người dân trong khu vực lên hàng đầu. Nếu muốn tiếp tục tích nước, EVN phải có văn bản cho phép chính thức của Thủ tướng.
Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&CN lắp đặt ngay năm trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Việc chậm lắp đặt các trạm này là vô cảm với nhân dân. Chúng tôi cũng thắc mắc, vì sao máy đã nhập về nhưng đến nay vẫn chưa được thông quan? Chính phủ và các bộ, ngành cần xử lý trách nhiệm những đơn vị có liên quan trong việc này.
- Giả sử thủy điện Sông Tranh 2 vẫn được tích nước, nếu có sự cố xảy ra thì ai phải chịu trách nhiệm trước dân, thưa ông?
Nếu vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2, người ký văn bản cho phép EVN tích nước phải chịu trách nhiệm!
- Xin cảm ơn ông!
Có thể vẫn tiếp tục tích nước “Dự kiến vẫn cho đập thủy điện Sông Tranh 2 tích nước theo từng giai đoạn. Quá trình tích nước cần được theo dõi nghiêm ngặt, nếu có rò rỉ phải xử lý ngay” - ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết vào chiều tối 13/9. Trước đó, Bộ Xây dựng cùng EVN đã họp với Viện Vật lý Địa cầu để đánh giá tình hình động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Theo ông Hùng, thủy điện Sông Tranh 2 phải đảm bảo 100% an toàn mới được cho tích nước. Việc đánh giá an toàn của đập phải có sự đồng thuận giữa các bộ, ngành. Dự kiến tuần sau sẽ có một cuộc họp giữa các bộ, ngành liên quan với Chính phủ về vấn đề này. Hoàng Vân |