Tùng, quản lý tổ pha chế bãi Trâu Điên, tiết lộ: “Khi dư luận râm ran về các vụ xe cháy nổ, ông chủ có giảm bớt pha chế xăng chứ lúc trước rầm rộ lắm. Không chỉ làm bãi này, mấy ổng còn mở nhiều bãi xăng dầu khác, như ở Sóng Thần (thị xã Dĩ An, Bình Dương) cũng có một bãi”.
Hai công ty, cùng một chiêu
Trong bãi xăng dầu Trâu Điên, khu pha chế số 3 (nằm cạnh mương nước) là của Công ty TNHH dịch vụ - vận tải Tiền Phương. Ông chủ quản lý khu vực xăng dầu của công ty này là ông Áo Đỏ (tức ông Phước, còn một tên khác là Quang).
Ông Phước đã có hàng chục năm kinh doanh xăng dầu. Một thợ pha chế xăng dầu cho biết: “Trước đây, ông chủ Áo Đỏ còn mở lò nấu dầu bên Q.9. Nấu dầu cũng có lời lắm nhưng quen biết phải mạnh mới tồn tại được. Gần đây, ổng còn thử nghiệm một loại hợp chất mới cung ứng cho các lò đốt, dự tính làm ở Trà Vinh”.
Còn ông Huy, một tài xế xe bồn, kể: “Trước đây tui cũng được cử qua trực bên lò nấu dầu. Có lần trong quá trình nấu gặp sự cố khiến ổng bị thương nhẹ. Sau đó, một thời gian ổng bỏ lò nấu dầu chuyển qua tập trung làm ở bãi Trâu Điên”.
Cơ quan quản lý thị trường quận Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra bãi xăng dầu Trâu Điên ngày 28/8
Ăn nên làm ra, mối mang xăng dầu của ông Phước rải nhiều tỉnh thành. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Đài Loan, Trung Quốc thường tìm đến bãi xăng dầu Trâu Điên để ký hợp đồng cung ứng nhiên liệu. “Ông chủ còn có mấy cây xăng ở Bình Dương, TP.HCM. Dầu nguyên chất sau khi được lấy từ các kho về thì bơm ra các bồn dự trữ, còn dầu pha chế thì chở đi giao. Công ty nào khắt khe quá hoặc quá trình giao hàng người ta phát hiện chất lượng kém thì ông chủ mới cho chở hàng “zin” (tức hàng nguyên chất) đi giao” - một tài xế tiết lộ.
Trước đây, có thời gian ông Phước thuê bãi kinh doanh xăng dầu ở khu vực nội thành TP.HCM. Sau đó, ông này chuyển bãi xăng dầu tới khu vực Linh Đông (Q.Thủ Đức). Có những thời điểm ông Phước hợp tác mua về hàng chục xe bồn để chuyên chở xăng dầu đi các tỉnh thành bỏ mối, kể cả khu vực miền Trung.
Nhiều anh em và người thân của ông Phước cũng đua nhau lập công ty kiêm pha chế xăng dầu. Con trai của ông Phước tên Thắng (thường gọi là A Xiềng) phụ trách việc trông coi hoạt động trong bãi xăng dầu. Nếu các doanh nghiệp đến đặt mua xăng dầu, A Xiềng thường cùng với thợ đi xem máy móc của nhà máy, từ đó về chế ra các loại dầu tương ứng để chạy các động cơ.
Tuy nhiên, tại bãi xăng dầu Trâu Điên, khu vực pha chế kinh hoàng nhất là của Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - vận tải Quốc Khánh. Ông Quốc (em ông Phước) quản lý toàn bộ khu vực pha chế này. Cũng như ông Phước, ông Quốc có nhiều mối cung ứng xăng dầu ở nhiều tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ. Có thời điểm xe bồn tập trung về bãi của ông ta lên đến hàng chục chiếc.
Người làm việc lâu nhất và hiện phụ trách nhóm pha chế của bãi Trâu Điên là Nguyễn Thanh Tùng. Làm một thời gian, Tùng đưa chú Sáu (thường gọi Sáu “què”) vào bãi làm thủ kho và pha chế dầu ở khu vực số 3. Lương hằng tháng của Tùng lên đến hàng chục triệu đồng. Lương công nhân khác ở bãi pha chế này cũng rất khá. Ngay cả công nhân làm bộ phận lau rửa xe, chắt ống (tức lấy dầu còn sót lại trong xe sau khi giao hàng) cũng đã khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Ông Huy, công nhân chắt ống, cho hay: “Trước đây làm tài xế ăn ngon lắm. Cứ chạy xe là có cọc tiền bỏ túi. Sau lần bị tai nạn về làm chắt ống cũng kiếm kha khá”. Ông Lát, bảo vệ bãi xăng dầu Trâu Điên, cho biết: “Công an hay ngành chức năng vào kiểm tra là dứt khoát lắc tay không cho vào. Chủ ở đây thế mạnh lắm”.
Xăng trắng, mua là có
Theo các thợ pha chế trong bãi xăng dầu Trâu Điên, nguyên liệu pha chế còn có cả xăng máy bay (thường gọi là xăng trắng). Bãi xăng dầu Trâu Điên có mối vận chuyển loại xăng này khá lớn, chỉ cần gọi điện là có hàng. Một thợ pha chế cho hay: “Loại hàng này thường vận chuyển vào ban đêm chứ không chở ban ngày”.
Ngày 6/6, chúng tôi đến khu vực P.Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Tại đây, một số điểm thu mua nhỏ lẻ ngoài các loại xăng A92, dầu FO, dầu DO còn xuất hiện loại xăng trắng. “Loại này là xăng trắng, được thu gom về bán nhưng do đây là hàng hiếm nên dễ bị phát hiện. Người đi thu mua thường khai là rượu để tránh bị kiểm tra” - ông Ngạn, một người thu mua xăng dầu, cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi mua xăng trắng từ các điểm thu mua nhỏ lẻ, ông Ngạn chở loại xăng này nhập cho các đầu mối thu mua xăng dầu dọc quốc lộ 1A (đoạn qua TP Biên Hòa). Loại xăng trắng này không buôn bán ngoài thị trường mà thường được “cấp riêng” cho các sân bay. Vì thế khi loại xăng này tuồn ra thị trường muốn bán được phải có giá thấp hơn các loại xăng khác. Hầu hết các điểm thu mua này sẽ thực hiện thủ thuật pha chế xăng sang các loại xăng khác.
Cụ thể, tại bãi xăng dầu Trâu Điên, sau khi rút ruột xăng A92, các thợ pha chế sẽ lấy xăng máy bay rẻ tiền bù vào cho đủ số lượng. Loại xăng máy bay được các bãi xăng dầu Trâu Điên mua với giá chỉ khoảng 18.200 đồng/lít (tùy theo thời điểm). Chỉ với vài thao tác pha trộn, chủ bãi xăng này có thể lời đến khoảng 3.000 đồng/lít xăng.
Sáng 29/8, chúng tôi quay trở lại khu vực P.Tân Phong, tuy nhiên nhiều điểm thu mua xăng dầu ở đây cho biết vài ngày nay báo đăng “xăng dỏm” nên bị động, không có hàng. Bà Lan, một người chuyên mua xăng trắng, tiết lộ: “Có xăng trắng nhưng không phải ngày nào cũng có hàng. Khi nào có hàng người ta sẽ báo mình đến lấy. Nếu muốn mua số lượng lớn thì một tuần nữa quay lại sẽ có”.
Dù giá nhập khẩu cao hơn các loại xăng khác nhưng sau khi bị rút ruột xăng máy bay được bán ra thị trường với giá khá thấp. Một thợ pha chế xăng dầu thừa nhận: “Việc pha xăng máy bay với xăng A92, 95 là rất nguy hiểm. Một phần vì xăng máy bay tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu. Nếu trộn với số lượng lớn loại xăng này có thể khiến động cơ xe nóng, gây tình trạng cháy nổ”.
Các bãi pha chế xăng dầu ngưng hoạt động
Sáng 29/8, đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Đội quản lý thị trường, Phòng tài nguyên - môi trường, Phòng kinh tế, đại diện văn phòng UBND H.Củ Chi (TP.HCM) đã có buổi kiểm tra cơ sở sản xuất dầu lậu của ông Hùng (quê Quảng Ngãi) ở khu rừng tràm thuộc ấp Tâm Tân, xã Tân An Hội, H.Củ Chi.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở này không hoạt động, chủ cơ sở vắng mặt, không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đến trưa cùng ngày, các công nhân ở đây vẫn đang phá dỡ lò nấu dưới sự giám sát của lực lượng liên ngành.
Theo đại diện Phòng tài nguyên - môi trường H.Củ Chi, cơ sở này ký hợp đồng thuê đất với khu đô thị Tây Bắc Củ Chi. Tháng 7/2011, Phòng tài nguyên - môi trường đã kiểm tra cơ sở nấu dầu này và phát hiện cơ sở hoạt động “chui”, xả thải ra môi trường nên đã đề nghị UBND H.Củ Chi ra quyết định đình chỉ hoạt động và xử phạt hành chính. Tháng 7/2012, Phòng tài nguyên - môi trường phối hợp cùng ban quản lý khu đô thị Tây Bắc tiếp tục kiểm tra thì phát hiện cơ sở này vẫn đang hoạt động. Sau đó, UBND H.Củ Chi đã ra quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng về hành vi xả thải ra môi trường, đình chỉ hoạt động của cơ sở. Chủ cơ sở đã nộp phạt, tuy nhiên sau một thời gian vẫn hoạt động trở lại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 29/8 bãi xăng dầu Trâu Điên (Q.Thủ Đức) đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nguồn tin của PV cho biết chủ bãi xăng dầu đang sửa các hóa đơn chứng từ để đối phó.
Hai công ty, cùng một chiêu
Trong bãi xăng dầu Trâu Điên, khu pha chế số 3 (nằm cạnh mương nước) là của Công ty TNHH dịch vụ - vận tải Tiền Phương. Ông chủ quản lý khu vực xăng dầu của công ty này là ông Áo Đỏ (tức ông Phước, còn một tên khác là Quang).
Ông Phước đã có hàng chục năm kinh doanh xăng dầu. Một thợ pha chế xăng dầu cho biết: “Trước đây, ông chủ Áo Đỏ còn mở lò nấu dầu bên Q.9. Nấu dầu cũng có lời lắm nhưng quen biết phải mạnh mới tồn tại được. Gần đây, ổng còn thử nghiệm một loại hợp chất mới cung ứng cho các lò đốt, dự tính làm ở Trà Vinh”.
Còn ông Huy, một tài xế xe bồn, kể: “Trước đây tui cũng được cử qua trực bên lò nấu dầu. Có lần trong quá trình nấu gặp sự cố khiến ổng bị thương nhẹ. Sau đó, một thời gian ổng bỏ lò nấu dầu chuyển qua tập trung làm ở bãi Trâu Điên”.
Cơ quan quản lý thị trường quận Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra bãi xăng dầu Trâu Điên ngày 28/8
Ăn nên làm ra, mối mang xăng dầu của ông Phước rải nhiều tỉnh thành. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Đài Loan, Trung Quốc thường tìm đến bãi xăng dầu Trâu Điên để ký hợp đồng cung ứng nhiên liệu. “Ông chủ còn có mấy cây xăng ở Bình Dương, TP.HCM. Dầu nguyên chất sau khi được lấy từ các kho về thì bơm ra các bồn dự trữ, còn dầu pha chế thì chở đi giao. Công ty nào khắt khe quá hoặc quá trình giao hàng người ta phát hiện chất lượng kém thì ông chủ mới cho chở hàng “zin” (tức hàng nguyên chất) đi giao” - một tài xế tiết lộ.
Trước đây, có thời gian ông Phước thuê bãi kinh doanh xăng dầu ở khu vực nội thành TP.HCM. Sau đó, ông này chuyển bãi xăng dầu tới khu vực Linh Đông (Q.Thủ Đức). Có những thời điểm ông Phước hợp tác mua về hàng chục xe bồn để chuyên chở xăng dầu đi các tỉnh thành bỏ mối, kể cả khu vực miền Trung.
Nhiều anh em và người thân của ông Phước cũng đua nhau lập công ty kiêm pha chế xăng dầu. Con trai của ông Phước tên Thắng (thường gọi là A Xiềng) phụ trách việc trông coi hoạt động trong bãi xăng dầu. Nếu các doanh nghiệp đến đặt mua xăng dầu, A Xiềng thường cùng với thợ đi xem máy móc của nhà máy, từ đó về chế ra các loại dầu tương ứng để chạy các động cơ.
Tuy nhiên, tại bãi xăng dầu Trâu Điên, khu vực pha chế kinh hoàng nhất là của Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - vận tải Quốc Khánh. Ông Quốc (em ông Phước) quản lý toàn bộ khu vực pha chế này. Cũng như ông Phước, ông Quốc có nhiều mối cung ứng xăng dầu ở nhiều tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ. Có thời điểm xe bồn tập trung về bãi của ông ta lên đến hàng chục chiếc.
Người làm việc lâu nhất và hiện phụ trách nhóm pha chế của bãi Trâu Điên là Nguyễn Thanh Tùng. Làm một thời gian, Tùng đưa chú Sáu (thường gọi Sáu “què”) vào bãi làm thủ kho và pha chế dầu ở khu vực số 3. Lương hằng tháng của Tùng lên đến hàng chục triệu đồng. Lương công nhân khác ở bãi pha chế này cũng rất khá. Ngay cả công nhân làm bộ phận lau rửa xe, chắt ống (tức lấy dầu còn sót lại trong xe sau khi giao hàng) cũng đã khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Ông Huy, công nhân chắt ống, cho hay: “Trước đây làm tài xế ăn ngon lắm. Cứ chạy xe là có cọc tiền bỏ túi. Sau lần bị tai nạn về làm chắt ống cũng kiếm kha khá”. Ông Lát, bảo vệ bãi xăng dầu Trâu Điên, cho biết: “Công an hay ngành chức năng vào kiểm tra là dứt khoát lắc tay không cho vào. Chủ ở đây thế mạnh lắm”.
Xăng trắng, mua là có
Theo các thợ pha chế trong bãi xăng dầu Trâu Điên, nguyên liệu pha chế còn có cả xăng máy bay (thường gọi là xăng trắng). Bãi xăng dầu Trâu Điên có mối vận chuyển loại xăng này khá lớn, chỉ cần gọi điện là có hàng. Một thợ pha chế cho hay: “Loại hàng này thường vận chuyển vào ban đêm chứ không chở ban ngày”.
Ngày 6/6, chúng tôi đến khu vực P.Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Tại đây, một số điểm thu mua nhỏ lẻ ngoài các loại xăng A92, dầu FO, dầu DO còn xuất hiện loại xăng trắng. “Loại này là xăng trắng, được thu gom về bán nhưng do đây là hàng hiếm nên dễ bị phát hiện. Người đi thu mua thường khai là rượu để tránh bị kiểm tra” - ông Ngạn, một người thu mua xăng dầu, cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi mua xăng trắng từ các điểm thu mua nhỏ lẻ, ông Ngạn chở loại xăng này nhập cho các đầu mối thu mua xăng dầu dọc quốc lộ 1A (đoạn qua TP Biên Hòa). Loại xăng trắng này không buôn bán ngoài thị trường mà thường được “cấp riêng” cho các sân bay. Vì thế khi loại xăng này tuồn ra thị trường muốn bán được phải có giá thấp hơn các loại xăng khác. Hầu hết các điểm thu mua này sẽ thực hiện thủ thuật pha chế xăng sang các loại xăng khác.
Cụ thể, tại bãi xăng dầu Trâu Điên, sau khi rút ruột xăng A92, các thợ pha chế sẽ lấy xăng máy bay rẻ tiền bù vào cho đủ số lượng. Loại xăng máy bay được các bãi xăng dầu Trâu Điên mua với giá chỉ khoảng 18.200 đồng/lít (tùy theo thời điểm). Chỉ với vài thao tác pha trộn, chủ bãi xăng này có thể lời đến khoảng 3.000 đồng/lít xăng.
Sáng 29/8, chúng tôi quay trở lại khu vực P.Tân Phong, tuy nhiên nhiều điểm thu mua xăng dầu ở đây cho biết vài ngày nay báo đăng “xăng dỏm” nên bị động, không có hàng. Bà Lan, một người chuyên mua xăng trắng, tiết lộ: “Có xăng trắng nhưng không phải ngày nào cũng có hàng. Khi nào có hàng người ta sẽ báo mình đến lấy. Nếu muốn mua số lượng lớn thì một tuần nữa quay lại sẽ có”.
Dù giá nhập khẩu cao hơn các loại xăng khác nhưng sau khi bị rút ruột xăng máy bay được bán ra thị trường với giá khá thấp. Một thợ pha chế xăng dầu thừa nhận: “Việc pha xăng máy bay với xăng A92, 95 là rất nguy hiểm. Một phần vì xăng máy bay tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu. Nếu trộn với số lượng lớn loại xăng này có thể khiến động cơ xe nóng, gây tình trạng cháy nổ”.
Các bãi pha chế xăng dầu ngưng hoạt động
Sáng 29/8, đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Đội quản lý thị trường, Phòng tài nguyên - môi trường, Phòng kinh tế, đại diện văn phòng UBND H.Củ Chi (TP.HCM) đã có buổi kiểm tra cơ sở sản xuất dầu lậu của ông Hùng (quê Quảng Ngãi) ở khu rừng tràm thuộc ấp Tâm Tân, xã Tân An Hội, H.Củ Chi.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở này không hoạt động, chủ cơ sở vắng mặt, không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đến trưa cùng ngày, các công nhân ở đây vẫn đang phá dỡ lò nấu dưới sự giám sát của lực lượng liên ngành.
Theo đại diện Phòng tài nguyên - môi trường H.Củ Chi, cơ sở này ký hợp đồng thuê đất với khu đô thị Tây Bắc Củ Chi. Tháng 7/2011, Phòng tài nguyên - môi trường đã kiểm tra cơ sở nấu dầu này và phát hiện cơ sở hoạt động “chui”, xả thải ra môi trường nên đã đề nghị UBND H.Củ Chi ra quyết định đình chỉ hoạt động và xử phạt hành chính. Tháng 7/2012, Phòng tài nguyên - môi trường phối hợp cùng ban quản lý khu đô thị Tây Bắc tiếp tục kiểm tra thì phát hiện cơ sở này vẫn đang hoạt động. Sau đó, UBND H.Củ Chi đã ra quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng về hành vi xả thải ra môi trường, đình chỉ hoạt động của cơ sở. Chủ cơ sở đã nộp phạt, tuy nhiên sau một thời gian vẫn hoạt động trở lại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 29/8 bãi xăng dầu Trâu Điên (Q.Thủ Đức) đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nguồn tin của PV cho biết chủ bãi xăng dầu đang sửa các hóa đơn chứng từ để đối phó.