Để có được một bữa ăn ngon cho cả gia đình, rất nhiều người nội trợ thường chọn những loại gạo có thương hiệu như tám thơm, Bắc Hương... dù giá có đắt hơn các loại khác. Nhưng nếu không để ý và có kinh nghiệm, nhiều người có thể sẽ mua phải gạo nhiễm độc.
Giật mình phương pháp bảo quản
Trong vai người đang muốn mở cửa hàng kinh doanh gạo, chúng tôi dành cả ngày lân la trên các phố Hàng Buồm và Hoàng Hoa Thám để quan sát. Sau khi đã tạo được niềm tin ban đầu, một chủ cửa hàng gạo khá lớn trên phố Hàng Buồm tên P.H đã đồng ý chia sẻ kinh nghiệm. Theo đó, vấn đề quan tâm nhất của các chủ cửa hàng chính là bảo quản gạo, mà đa phần các cửa hàng đều bảo quản gạo... bằng hóa chất.
Chỉ vào đống bao gạo được xếp thành lô trong nhà kho, anh H cho biết, việc xếp gạo như thế rất dễ dẫn đến gạo bị ẩm, bị chuột, mối hay các loại vi sinh vật khác tấn công. Để bảo quản, cách tốt nhất là dùng các loại thuốc diệt côn trùng. Đầu tiên rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền kho rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng.
Các bà nội trợ hãy cảnh giác với gạo có chất bảo quản
Có một cách khác không để lại dấu vết là pha các loại thuốc diệt côn trùng với nước, sau đó cho vào bình xịt ngoài bao gạo. Chủ cửa hàng thừa nhận, cách làm này không những chống côn trùng hiệu quả, mà còn kéo dài thời gian bảo quản gạo.
Bên cạnh đó, còn có những loại thuốc bảo quản khác không rõ nguồn gốc được bán trôi nổi trên thị trường. Theo sự mách bảo của anh P.H, tôi tìm sang một cửa hàng tạp hóa lớn ở Chợ Hôm. Nhân viên bán hàng đưa cho tôi một gói in chữ Tàu, phía trong chứa mấy viên thuốc màu trắng như bột sắn dây, giá 80.000 đồng. Cách sử dụng khá đơn giản, có thể giã nát viên thuốc rồi trộn lẫn vào gạo, hoặc hòa tan với nước phun trực tiếp, phun càng nhiều thì để được càng lâu. Anh nhân viên khẳng định chắc nịch: “Loại này em bán nhiều lắm rồi, không bao giờ gạo bị mối mọt tấn công. Người dùng cũng hoàn toàn yên tâm”.
Ướp hương liệu, thành gạo thơm
Ngoài việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi thơm tự nhiên sẽ được “tân trang lên đời“ bằng hương liệu.
Đóng vai một người sắp kinh doanh gạo đi học hỏi kinh nghiệm, PV tìm đến một cửa hàng bán gạo trên phố Phan Đình Giót, Hà Nội. Chị T, nhân viên bán hàng ở đây cho biết, hiện có rất nhiều loại thuốc ướp hương liệu được bày bán ở Hà Nội, mình yêu cầu kiểu gì cũng có. Nói rồi chị vào trong lấy ra một chai thuốc nhỏ, màu xanh, dán nhãn Thái Lan. Theo chị thì loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến nhất, giá 40. 000 đồng/chai. Mở chai thuốc, PV ngửi thấy mùi thơm giống hệt gạo nếp. Liều lượng, cách sử dụng cũng khá đơn giản: trộn càng nhiều càng thơm.
Theo một thông tin khác từ một người buôn gạo, thì hiện nay đang có rất nhiều đại lý lớn nhỏ đang sử dụng chiêu ướp hương liệu vào các loại gạo kém chất lượng, biến nó thành gạo Thái, gạo Bắc Hương, gạo Điện Biên… Thường người tiêu dùng không quan sát kỹ thì lúc nào cũng thấy gạo trắng mẩy, thơm ngon, giá cao nên cứ tưởng mua trúng gạo ngon, gạo thơm thật sự, ai ngờ nấu lên mới biết gạo không ngon như mình mong đợi, thậm chí khi ăn còn nhạt, dở hơn cả gạo bình thường.
Làm cách nào bảo vệ NTD?
Bên cạnh những chiêu trò bảo quản gây hại sức khỏe, thì người tiêu dùng (NTD) còn phải đối mặt với vấn nạn gạo không rõ nguồn gốc. Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều. Rất dễ để các bà nội trợ mua phải các loại gạo quá date, kém chất lượng, không ngon, nhưng được “lên đời” bằng hóa chất. Các cửa hàng cũng dùng đủ mọi “công nghệ” để gạo được bảo quản tốt nhất, thơm nhất. Do đó, ai có thể đảm bảo rằng việc sử dụng các hóa chất này sẽ không gây hại đến sức khỏe của NTD?
Theo một giảng viên khoa Nông học, trường ĐH Nông nghiệp I cho biết rất dễ để nhận ra các loại gạo ướp hương liệu. Gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, vài ngày sau không còn mùi thơm khi mở hũ gạo. Đối với những loại gạo có sử dụng các hóa chất bảo quản, nhìn bằng mắt thường trông rất ngon nhưng khi được nấu thành cơm, hạt cơm sẽ bở bục. Để tránh mua phải, NTD không nên mua gạo có màu đục và hạt nát nhiều. Vì nếu hội đủ hai đặc điểm này, chứng tỏ đây là gạo của loại lúa được gặt sớm, không đủ độ chín hoặc sấy chưa khô. Nếu không được tẩm thuốc diệt côn trùng, chỉ một thời gian ngắn là có mọt ngay.
Và điều quan trọng nhất, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, chúng ta nên lựa chọn những loại gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận, được hút chân không và bán ra tại các đại lý, cửa hàng có uy tín.
Giật mình phương pháp bảo quản
Trong vai người đang muốn mở cửa hàng kinh doanh gạo, chúng tôi dành cả ngày lân la trên các phố Hàng Buồm và Hoàng Hoa Thám để quan sát. Sau khi đã tạo được niềm tin ban đầu, một chủ cửa hàng gạo khá lớn trên phố Hàng Buồm tên P.H đã đồng ý chia sẻ kinh nghiệm. Theo đó, vấn đề quan tâm nhất của các chủ cửa hàng chính là bảo quản gạo, mà đa phần các cửa hàng đều bảo quản gạo... bằng hóa chất.
Chỉ vào đống bao gạo được xếp thành lô trong nhà kho, anh H cho biết, việc xếp gạo như thế rất dễ dẫn đến gạo bị ẩm, bị chuột, mối hay các loại vi sinh vật khác tấn công. Để bảo quản, cách tốt nhất là dùng các loại thuốc diệt côn trùng. Đầu tiên rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền kho rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng.
Các bà nội trợ hãy cảnh giác với gạo có chất bảo quản
Có một cách khác không để lại dấu vết là pha các loại thuốc diệt côn trùng với nước, sau đó cho vào bình xịt ngoài bao gạo. Chủ cửa hàng thừa nhận, cách làm này không những chống côn trùng hiệu quả, mà còn kéo dài thời gian bảo quản gạo.
Bên cạnh đó, còn có những loại thuốc bảo quản khác không rõ nguồn gốc được bán trôi nổi trên thị trường. Theo sự mách bảo của anh P.H, tôi tìm sang một cửa hàng tạp hóa lớn ở Chợ Hôm. Nhân viên bán hàng đưa cho tôi một gói in chữ Tàu, phía trong chứa mấy viên thuốc màu trắng như bột sắn dây, giá 80.000 đồng. Cách sử dụng khá đơn giản, có thể giã nát viên thuốc rồi trộn lẫn vào gạo, hoặc hòa tan với nước phun trực tiếp, phun càng nhiều thì để được càng lâu. Anh nhân viên khẳng định chắc nịch: “Loại này em bán nhiều lắm rồi, không bao giờ gạo bị mối mọt tấn công. Người dùng cũng hoàn toàn yên tâm”.
Ướp hương liệu, thành gạo thơm
Ngoài việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi thơm tự nhiên sẽ được “tân trang lên đời“ bằng hương liệu.
Đóng vai một người sắp kinh doanh gạo đi học hỏi kinh nghiệm, PV tìm đến một cửa hàng bán gạo trên phố Phan Đình Giót, Hà Nội. Chị T, nhân viên bán hàng ở đây cho biết, hiện có rất nhiều loại thuốc ướp hương liệu được bày bán ở Hà Nội, mình yêu cầu kiểu gì cũng có. Nói rồi chị vào trong lấy ra một chai thuốc nhỏ, màu xanh, dán nhãn Thái Lan. Theo chị thì loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến nhất, giá 40. 000 đồng/chai. Mở chai thuốc, PV ngửi thấy mùi thơm giống hệt gạo nếp. Liều lượng, cách sử dụng cũng khá đơn giản: trộn càng nhiều càng thơm.
Theo một thông tin khác từ một người buôn gạo, thì hiện nay đang có rất nhiều đại lý lớn nhỏ đang sử dụng chiêu ướp hương liệu vào các loại gạo kém chất lượng, biến nó thành gạo Thái, gạo Bắc Hương, gạo Điện Biên… Thường người tiêu dùng không quan sát kỹ thì lúc nào cũng thấy gạo trắng mẩy, thơm ngon, giá cao nên cứ tưởng mua trúng gạo ngon, gạo thơm thật sự, ai ngờ nấu lên mới biết gạo không ngon như mình mong đợi, thậm chí khi ăn còn nhạt, dở hơn cả gạo bình thường.
Làm cách nào bảo vệ NTD?
Bên cạnh những chiêu trò bảo quản gây hại sức khỏe, thì người tiêu dùng (NTD) còn phải đối mặt với vấn nạn gạo không rõ nguồn gốc. Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều. Rất dễ để các bà nội trợ mua phải các loại gạo quá date, kém chất lượng, không ngon, nhưng được “lên đời” bằng hóa chất. Các cửa hàng cũng dùng đủ mọi “công nghệ” để gạo được bảo quản tốt nhất, thơm nhất. Do đó, ai có thể đảm bảo rằng việc sử dụng các hóa chất này sẽ không gây hại đến sức khỏe của NTD?
Theo một giảng viên khoa Nông học, trường ĐH Nông nghiệp I cho biết rất dễ để nhận ra các loại gạo ướp hương liệu. Gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, vài ngày sau không còn mùi thơm khi mở hũ gạo. Đối với những loại gạo có sử dụng các hóa chất bảo quản, nhìn bằng mắt thường trông rất ngon nhưng khi được nấu thành cơm, hạt cơm sẽ bở bục. Để tránh mua phải, NTD không nên mua gạo có màu đục và hạt nát nhiều. Vì nếu hội đủ hai đặc điểm này, chứng tỏ đây là gạo của loại lúa được gặt sớm, không đủ độ chín hoặc sấy chưa khô. Nếu không được tẩm thuốc diệt côn trùng, chỉ một thời gian ngắn là có mọt ngay.
Và điều quan trọng nhất, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, chúng ta nên lựa chọn những loại gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận, được hút chân không và bán ra tại các đại lý, cửa hàng có uy tín.
Một số tác hại khi ăn phải gạo nhiễm thuốc diệt côn trùng - Các chuyên gia Việt Nam cảnh báo: Các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng và lĩnh vực y tế. Các chế phẩm này được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp. - Kết quả nghiên cứu của ĐH Nông nghiệp Nam Kinh cho thấy, một số hóa chất bảo quản gạo có chứa cadmium, loại hóa chất độc hại có thể gây bệnh suy thận và mềm hóa xương. - Gạo mốc có chứa một hệ nấm mốc có tính độc. Người ta đã phân lập được nhiều loài nấm mốc khác nhau trong gạo, nhưng có hai chủng hay gặp nhất là Aspergillus và Penicillium... tác nhân gây ung thư rất cao Một số lưu ý khi mua gạo - Gạo phải đều hạt, căng, bóng, hạt gạo không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng. - Hãy bốc một nắm gạo lên bàn tay và huy động sức mạnh của mũi để kiểm tra mùi. Gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu chứ không gắt. - Hãy cho vài hạt gạo vào miệng và nhai thử: Gạo ngon sẽ có vị ngọt, không có mùi vị gì lạ. - Đừng nên chọn loại gạo đã xay xát quá kỹ. Lớp cám bao quanh hạt gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá. - Bạn nên vo gạo kỹ trước khi nấu, để tẩy bớt cám, cũng như tác dụng của thuốc hoặc hóa chất bảo quản (nếu có). |