Võ Tắc Thiên (624-705) trở thành tì thiếp của cha Lý Trị (hoàng đế Đường Thái Tông) từ năm 14 tuổi. Trước khi Đường Thái Tông qua đời, Võ Tắc Thiên (tên thật là Võ Chiếu) đã có “qua lại” với thái tử Lý Trị, sau này trở thành phi tần số một của Đường*Cao Tông. Điều này bị thiên hạ chê trách, bởi về danh nghĩa, Võ Tắc Thiên là vợ của vua cha. Sau này, sủng ái Võ Tắc Thiên, Đường Cao Tông đưa bà lên làm hoàng hậu.
Sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên (còn được gọi là Võ Mị Nương, có nghĩa là người đẹp họ Võ) đã tìm cách nắm lấy quyền bính. Bà nổi tiếng là người không chỉ rất đẹp mà còn thông minh nhưng cũng vô cùng tàn độc. Tuy sẵn sàng lấy mạng thiên hạ nhưng Võ Mị Nương lại rất giỏi trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Trong 16 năm cầm quyền của Võ Tắc Thiên, Trung Hoa thanh bình và thịnh vượng.
Đường dẫn vào Càn Lăng
Nằm ở núi Lương Sơn, hạt Càn Huyện (Thiểm Tây), toàn cảnh khu lăng mộ Võ Tắc Thiên*và cảnh quan xung quanh trông giống như một người đàn bà đang nằm ngủ.
Việc xây dựng Càn Lăng bắt đầu vào năm 683 và kéo dài trong gần 30 năm. Một trong những điều kỳ lạ của Càn Lăng là 103 tượng đá xếp hàng dẫn đến khu lăng mộ. Trong số này, có tấm bia không chữ và 61 tượng đá tượng trưng cho các bộ tộc thiểu số, vua của các chư hầu, các hoàng tử và sứ giả. Nhưng tất cả đều bị ai đó làm mất đầu.
Tấm bia không khắc chữ được nói là dành cho Võ Tắc Thiên. Đây là khối đá nặng tới 98, 8 tấn, cao 7,5m, để trống. Theo lệ thường, các hoàng đế thường cho dựng bia ca ngợi công đức của mình. Có hai lý giải cho việc tấm bia của Võ Mị Nương được để trống. Một là bà ta cho rằng những thành tựu của mình vượt quá mọi ngôn từ ca ngợi nên không thể ghi chữ lên bia. Hai là họ Võ muốn đời sau tự đánh giá công, tội của bà.
Bia vô tự ở Càn Lăng
Tất cả tượng đá ở Càn Lăng đều bị mất đầu
Với các trang phục, tư thế và vũ khí khác nhau, 61 tượng người bằng đá được dùng để biểu thị sức mạnh của nhà Đường trước các chư hầu. Tuy nhiên không sách sử nào ghi lại vì sao những bức tượng này mất đầu. Giai thoại kể rằng con trai của một nhân vật được tạc tượng rất khó chịu khi thấy tượng cha mình phải đứng cung kính trước mộ nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Một đêm, anh ta phá hoại cây trồng ở những mảnh ruộng xung quanh khu lăng mộ và phao tin mùa màng bị những bức tượng, đã biến thành ma quỷ, phá hoại. Dân địa phương tin lời và phá cụt đầu tất cả các tượng đá.
Sau khi nhà Đường sụp đổ, hầu hết lăng mộ vua chúa nhà Đường bị cướp phá. Nhưng bọn cướp không thể xâm phạm Càn Lăng. Người ta*đồn rằng*mỗi khi bọn cướp bắt đầu xâm nhập, trời bỗng đổ mưa rất lớn, gió dữ dội, đất lở, đá bay.
Càn Lăng
Sử sách cũng ghi lại những lần cướp phá Càn Lăng, trong đó đáng kể nhất là lần do thủ lĩnh quân phiến loạn Hoàng Sào thực hiện. Tuy nhiên, không phải do đất lở cát bay mà vì bị tập kích nên Hoàng Sào phải rút lui. Trong thời kỳ đầu thế kỷ 20, một tướng của Quốc dân đảng cũng định quật Càn Lăng tìm vàng bạc nhưng không rõ lý do gì đã phải bỏ dở việc này.
Đầu năm 2012, có tin chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành khai quật Càn Lăng ở quy mô lớn. Nhưng sau đó, Văn phòng quản lý Càn Lăng tuyên bố việc khai quật sẽ không được đặt ra cho đến ít nhất 50 năm nữa. Tuy nhiên, người ta đang lo ngại rằng*những cổ vật bên trong*đã*hư hại nghiêm trọng và cần được trùng tu. Cũng có ý kiến cho rằng nếu khai quật, chính phủ Trung Quốc có cơ hội thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng đất phía tây qua việc thu hút ít nhất 5 triệu du khách/năm.
------------------------------------
Đón*đọc kỳ cuối:*Kỳ bí*về lăng mộ Chu Nguyên Chương (10h00 thứ 5, 19/7/2012)
Minh Hiếu Lăng là lăng tẩm của Chu Nguyên Chương - vị vua khai sinh nhà Minh (1368-1398), là một trong những lăng vua thời cổ lớn nhất thế giới.
Sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên (còn được gọi là Võ Mị Nương, có nghĩa là người đẹp họ Võ) đã tìm cách nắm lấy quyền bính. Bà nổi tiếng là người không chỉ rất đẹp mà còn thông minh nhưng cũng vô cùng tàn độc. Tuy sẵn sàng lấy mạng thiên hạ nhưng Võ Mị Nương lại rất giỏi trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Trong 16 năm cầm quyền của Võ Tắc Thiên, Trung Hoa thanh bình và thịnh vượng.
Đường dẫn vào Càn Lăng
Nằm ở núi Lương Sơn, hạt Càn Huyện (Thiểm Tây), toàn cảnh khu lăng mộ Võ Tắc Thiên*và cảnh quan xung quanh trông giống như một người đàn bà đang nằm ngủ.
Việc xây dựng Càn Lăng bắt đầu vào năm 683 và kéo dài trong gần 30 năm. Một trong những điều kỳ lạ của Càn Lăng là 103 tượng đá xếp hàng dẫn đến khu lăng mộ. Trong số này, có tấm bia không chữ và 61 tượng đá tượng trưng cho các bộ tộc thiểu số, vua của các chư hầu, các hoàng tử và sứ giả. Nhưng tất cả đều bị ai đó làm mất đầu.
Tấm bia không khắc chữ được nói là dành cho Võ Tắc Thiên. Đây là khối đá nặng tới 98, 8 tấn, cao 7,5m, để trống. Theo lệ thường, các hoàng đế thường cho dựng bia ca ngợi công đức của mình. Có hai lý giải cho việc tấm bia của Võ Mị Nương được để trống. Một là bà ta cho rằng những thành tựu của mình vượt quá mọi ngôn từ ca ngợi nên không thể ghi chữ lên bia. Hai là họ Võ muốn đời sau tự đánh giá công, tội của bà.
Bia vô tự ở Càn Lăng
Tất cả tượng đá ở Càn Lăng đều bị mất đầu
Với các trang phục, tư thế và vũ khí khác nhau, 61 tượng người bằng đá được dùng để biểu thị sức mạnh của nhà Đường trước các chư hầu. Tuy nhiên không sách sử nào ghi lại vì sao những bức tượng này mất đầu. Giai thoại kể rằng con trai của một nhân vật được tạc tượng rất khó chịu khi thấy tượng cha mình phải đứng cung kính trước mộ nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Một đêm, anh ta phá hoại cây trồng ở những mảnh ruộng xung quanh khu lăng mộ và phao tin mùa màng bị những bức tượng, đã biến thành ma quỷ, phá hoại. Dân địa phương tin lời và phá cụt đầu tất cả các tượng đá.
Sau khi nhà Đường sụp đổ, hầu hết lăng mộ vua chúa nhà Đường bị cướp phá. Nhưng bọn cướp không thể xâm phạm Càn Lăng. Người ta*đồn rằng*mỗi khi bọn cướp bắt đầu xâm nhập, trời bỗng đổ mưa rất lớn, gió dữ dội, đất lở, đá bay.
Càn Lăng
Sử sách cũng ghi lại những lần cướp phá Càn Lăng, trong đó đáng kể nhất là lần do thủ lĩnh quân phiến loạn Hoàng Sào thực hiện. Tuy nhiên, không phải do đất lở cát bay mà vì bị tập kích nên Hoàng Sào phải rút lui. Trong thời kỳ đầu thế kỷ 20, một tướng của Quốc dân đảng cũng định quật Càn Lăng tìm vàng bạc nhưng không rõ lý do gì đã phải bỏ dở việc này.
Đầu năm 2012, có tin chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành khai quật Càn Lăng ở quy mô lớn. Nhưng sau đó, Văn phòng quản lý Càn Lăng tuyên bố việc khai quật sẽ không được đặt ra cho đến ít nhất 50 năm nữa. Tuy nhiên, người ta đang lo ngại rằng*những cổ vật bên trong*đã*hư hại nghiêm trọng và cần được trùng tu. Cũng có ý kiến cho rằng nếu khai quật, chính phủ Trung Quốc có cơ hội thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng đất phía tây qua việc thu hút ít nhất 5 triệu du khách/năm.
------------------------------------
Đón*đọc kỳ cuối:*Kỳ bí*về lăng mộ Chu Nguyên Chương (10h00 thứ 5, 19/7/2012)
Minh Hiếu Lăng là lăng tẩm của Chu Nguyên Chương - vị vua khai sinh nhà Minh (1368-1398), là một trong những lăng vua thời cổ lớn nhất thế giới.