• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Hướng dẫn Cài đặt WordPress trên hosting sử dụng CPanel

Myshare

New Member
Tạo cơ sở dữ liệu cho
WordPress:
Việc làm trước tiên là thiết lập
1 hệ thống cơ sở dữ liệu MySQL
trên server dành cho
WordPress. Hầu hết những công ty hosting đều cung cấp
cho người dùng trình quản lý
với giao diện đồ họa đơn giản,
khiến cho các tiến trình quản
lý, thiết lập hoặc cấu hình trở
nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tại bài thử nghiệm này, chúng tôi
sẽ tiến hành khởi tạo hệ cơ sở
dữ liệu sử dụng MySQL Wizard
trên cPanel. Trước tiên, các bạn
đăng nhập vào trang quản trị
chính, tìm đến mục Database và chọn MySQL Database
Wizard:
installWP___02.jpg

Đặt tên cho database, lưu ý
rằng tên đầy đủ ở đây sẽ bao
gồm cả phần tên bên trái ô
textbox, do vậy sẽ có dạng
chung như: yourhosting_
yourdatabasename. Sau đó nhấn Next:
installWP___03.jpg

Tiếp theo, khởi tạo tên và mật
khẩu cho tài khoản quản trị cơ
sở dữ liệu, nhấn Create User.
Bên cạnh đó, các bạn có thể sử
dụng tính năng Password
Generator để tạo password bảo mật hơn, và cần ghi nhỡ
những thông tin này để dùng
trong quá trình thiết lập
WordPress sau này:
installWP___04.jpg


Việc tiếp theo chúng ta cần
phải làm là download bản cài
đặt của WordPress phiên bản
ổn định mới nhất, rồi sau đó
upload lên website lưu trữ. Các
bạn hãy truy cập WordPress Download download và giải nén file đó
ra.Khi đã giải nén xong, chúng ta
cần tạo 1 file wp-config.php
với thông tin về cơ sở dữ liệu.
Để làm việc này, các bạn hãy
tìm file wp-config-sample.php
và mở bằng NotePad.Tìm đến dòng mã (như hình
bên dưới) và điền vào thông
tin vừa khởi tạo ở bước trên.
Như ví dụ ở dưới, các bạn thay
thế tên cơ sở dữ liệu vào giá trị
database_name_here, tên tài khoản với username_here... và
tiếp tục. Đối với hầu hết các
host, hãy giữ nguyên localhost,
trong trường hợp website của
bạn được cấu hình và thiết lập
theo cách khác, hãy kiểm tra lại cùng với đơn vị cung cấp dịch
vụ hosting để đảm bảo không
có xung đột trong bước này:
installWP___07.jpg

Khi hoàn tất, hãy lưu lại (Save
As) file này với tên wp-
config.php, nhớ chọn mục All
Files nếu bạn dùng NotePad để
chỉnh sửa.Sau đó, chúng ta cần upload
toàn bộ thư mục cài đặt của
WordPress lên website của
bạn. Có thể sử dụng các phần
mềm hỗ trợ giao thức FTP phổ
biến như CuteFPT, FileZilla... Tại đây tôi sử dụng FileZilla
installWP___09.jpg

Sau khi đăng nhập vào tài
khoản quản trị FTP, các bạn trỏ
tới thư mục WordPress trên
máy tính tại cửa sổ bên trái,
còn bên phải là thư mục muốn
cài đặt trực tiếp từ host. Lựa chọn toàn bộ file cài đặt
WordPress, nhấn chuột phải và
Upload:
installWP___10.jpg

Hoàn tất quá trình cấu hình
WordPress:
Quá trình upload sẽ mất
khoảng vài phút, tùy thuộc vào
tốc độ kết nối Internet của hệ
thống. Sau đó, mở trình duyệt và gõ địa chỉ sau: http:// yourdomain.com/wp-
config.php , các bạn chỉ cần thay thế
yourdomain.com với tên
domain hoặc subdomain tương
ứng. Trang thiết lập của
WordPress sẽ hiển thị, tại đây
các bạn hãy điền đầy đủ thông tin đã khởi tạo ở bước trên và
nhấn nút Install WordPress:
installWP___11.jpg


----------> Bổ sung bài viết lúc 01:27 AM <----------> Bài viết trước lúc 01:23 AM <----------

Khi trang Success (như hình
bên dưới) hiển thị nghĩa là bạn
đã cài đặt thành công, nhấn
Log In để truy cập trang quản
trị chính của WordPress:
installWP___12.jpg

Điền tên username và
password, sau đó nhấn Log In.
Sau này, khi muốn truy cập
trang quản trị, các bạn chỉ cần
sử dụng đường dẫn có dạng 302 Found
admin.php:
installWP___13.jpg

Tại đây, các bạn có thể đăng
bài viết mới, thay đổi hệ thống
theme, kiểm tra các bình
luận... :
installWP___14.jpg

Mặc dù quá trình làm như vậy
có đôi chút phức tạp, nhưng
nếu bạn thực hành vài lần thì
sẽ không còn gặp bỡ ngỡ như
ban đầu. Chúc các bạn thành
công!
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top