Đây là một con cá sấu cái, theo dự đoán của các chuyên gia, tuổi đời của nó có thể lên đến gần 100 năm. Phóng viên đã có mặt, trực tiếp chứng kiến các chuyên gia giải phẫu xác con cá sấu dài hơn 3,2m và nặng gần 150kg mà không khỏi chạnh lòng.
“Chết không nhắm mắt”
Tròng mắt con cá sấu lòi ra khỏi hốc mắt, lồi một cục bằng cái nắm đấm của trẻ em. Hai chân trước cá sấu cứng đơ dang ra. Hai chân sau xụi lơ buông xuôi. Mồm há hốc không thể khép lại để lộ hai hàm răng nhọn hoắt... Con cá sấu đã bị siết cổ, ngạt nước cho đến chết.
Như đã thông tin ngày 30/9, “Cá sấu Xiêm hoang dã cuối cùng (?) ở Việt Nam đã chết”, ông Lê Đình Hùng - một người dân địa phương - trong khi câu cá đã phát hiện xác con cá sấu Xiêm chết nổi trương phình trên bàu Hà Lâm (trong lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ) thuộc địa bàn xã Ea Lâm (Phú Yên).
Nhận được tin báo, từ TP.HCM chúng tôi đã cùng TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (Viện Khoa học công nghệ VN), cấp tốc lên đường đến hiện trường. Xác con cá sấu được để trong nhà xe của UBND xã Ea Lâm.
Con cá sấu Xiêm bị giết tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên) - Ảnh: Đức Tuyên
1g05 ngày 30/9, anh Trần Văn Bằng - cán bộ Viện Sinh thái học miền Nam, người trực tiếp giải phẫu xác con cá sấu Xiêm - thọc mũi dao đầu tiên vào bụng cá. Nước xịt lên, ruột lòi ra, mùi hôi nồng nặc xộc thẳng vào mũi chúng tôi làm mọi người phải nhảy giật lùi.
“Thịt ngả màu, không còn máu. Da bong tróc từng mảng, chứng tỏ con cá sấu này đã chết cách đây khoảng ba ngày” - anh Bằng sửa lại khẩu trang, giải thích.
Ngay sau khi ổ bụng được mổ to, anh Bằng thọc bàn tay sâu vào trong bụng cá sấu tìm kiếm. Hai phút rồi bốn phút trôi qua, anh Bằng ngẩng lên thông báo: “Không tìm thấy trứng cá sấu!”. Đây là một thất vọng. Bởi trên đường đi, anh Bằng hi vọng tìm thấy trứng trong bụng con cá sấu cái này. Nếu tìm thấy trứng đã hình thành vỏ cứng trong bụng cá sấu, điều này có nghĩa là trứng đã được thụ tinh. Chứng tỏ tại khu vực bàu Hà Lâm này còn ít nhất một con cá sấu đực.
Anh Bằng giải thích: “Khác với loài gà, vịt... không cần con đực thụ tinh, trứng vẫn hình thành vỏ cứng và đẻ được. Riêng cá sấu phải có sự thụ tinh của con đực thì trứng mới hình thành vỏ cứng và đẻ ra môi trường”. Như vậy khả năng còn cá sấu Xiêm đực hoang dã ngoài môi trường tại bàu Hà Lâm là cực kỳ thấp.
Mọi người không giấu được vẻ thất vọng. Đành phải bắt tay lấy mẫu, lột da để đưa về TP.HCM làm tiêu bản. TS Long cho biết sẽ gửi mẫu vật của con cá sấu xấu số đến các viện, trường để xác định ADN nhằm đánh giá, tìm hiểu về mặt khoa học của giống loài này. Trải qua sáu giờ, các chuyên gia mới giải phẫu và lột xong bộ da cá sấu để xử lý hóa chất. “Có thể đây là trường hợp con cá sấu Xiêm nước ngọt hoang dã cuối cùng của VN đã bị chết” - TS Vũ Ngọc Long buồn rầu nói.
Con cá sấu Xiêm có thể là cuối cùng đã bị giết chết - Ảnh: Đ.Tuyên
Giai thoại “cá lớn”
Theo lời người dân Ê Đê ở khu vực đầm lầy xã Ea Lâm, vào thời điểm những năm 1970 cá sấu Xiêm bò cả vào chuồng bắt bò của dân. Người dân Ê Đê gọi cá sấu là “cá lớn” và tôn trọng cá như ông bà của mình. Bởi người Ê Đê quan niệm hồn ông bà khi chết sẽ nhập vào “cá lớn” nên không bao giờ dám làm hại cá sấu. TS Long cho biết Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới đã có kết luận không còn cá sấu hoang dã sống trên địa bàn xã Ea Lâm vào năm 2001.
Năm 2005, khi nghe người dân nói có thấy cá sấu nổi lên trên các đầm lầy khu vực xã Ea Lâm, TS Long đã tức tốc lên đường truy tìm, mong một lần được “giáp mặt” loài cá sấu cực kỳ quý hiếm này. Bắt đầu từ năm 2005, sau đó là các năm 2006-2009, ông cùng với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới điều tra, khảo sát tại các đầm lầy khu vực xã Ea Lâm nhưng cũng chỉ thu thập được vài mẫu dấu chân, hai mẫu phân và một lần nhìn thấy hai mắt cá sấu tại đây. TS Long cho lập cả đội xung kích hơn 10 người dân địa phương để canh gác, điều tra, truy lùng cá sấu Xiêm tại Ea Lâm nhưng chúng vẫn bặt vô âm tín.
Khi đập thủy điện Sông Ba Hạ tích nước, phát điện, hành trình đi tìm dấu vết cá sấu Xiêm của TS Long cùng các cộng sự mới dừng lại. Bởi nước hồ chứa dâng cao, không thể tìm gặp cá sấu được nữa. Ngay trong thời điểm thủy điện Sông Ba Hạ được xây dựng, TS Long đã kiến nghị các cấp các ngành và cả chủ đầu tư dự án thủy điện nên quan tâm tới quần thể cá sấu Xiêm đang sinh sống tại đây.
Ông Lê Văn Hiền - bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Ea Lâm - cho biết đầu năm nay ông và các cán bộ xã có nghe người dân báo có vài đối tượng săn bắt được hai con cá sấu tại địa bàn xã Ea Lâm và xẻ thịt bán cho người dân địa phương. “Có mấy người đã mua ăn nhưng khi chúng tôi đến thì mọi chứng cứ, thịt, da... hai con cá sấu đã biến mất. Các đối tượng săn bắt cá sấu Xiêm trái phép là những người từ nơi khác đến đây” - ông Hiền khẳng định.
Ông Đặng Đình Toại, chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra tìm ra đối tượng đã đánh bẫy cá sấu và xử lý nghiêm. Khi xác con cá sấu đang được giải phẫu, nhiều người dân địa phương kéo đến xem và cho rằng mình đã nghe người này người kia nói bắt gặp con cá giống y như con cá này tại hồ tích nước của thủy điện Sông Ba Hạ.
Dù chưa biết thực hư, đúng sai nhưng TS Long cũng tỏ ra hồ hởi: “Sắp tới sẽ khảo sát, điều tra khu vực đầm, hồ trên địa bàn xã Ea Lâm một lần nữa để “cầu may”. Nếu phát hiện được cá sấu Xiêm thì tuyệt vời”. Tuy nhiên, theo ông Long, nếu tìm thấy một hoặc hai con cá sấu Xiêm tại khu vực này thì cũng không có ý nghĩa về mặt bảo tồn nguồn gen giống loài. Bởi chỉ một hoặc hai con thì chúng khó có thể sinh sản được.
“Chết không nhắm mắt”
Tròng mắt con cá sấu lòi ra khỏi hốc mắt, lồi một cục bằng cái nắm đấm của trẻ em. Hai chân trước cá sấu cứng đơ dang ra. Hai chân sau xụi lơ buông xuôi. Mồm há hốc không thể khép lại để lộ hai hàm răng nhọn hoắt... Con cá sấu đã bị siết cổ, ngạt nước cho đến chết.
Như đã thông tin ngày 30/9, “Cá sấu Xiêm hoang dã cuối cùng (?) ở Việt Nam đã chết”, ông Lê Đình Hùng - một người dân địa phương - trong khi câu cá đã phát hiện xác con cá sấu Xiêm chết nổi trương phình trên bàu Hà Lâm (trong lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ) thuộc địa bàn xã Ea Lâm (Phú Yên).
Nhận được tin báo, từ TP.HCM chúng tôi đã cùng TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (Viện Khoa học công nghệ VN), cấp tốc lên đường đến hiện trường. Xác con cá sấu được để trong nhà xe của UBND xã Ea Lâm.
Con cá sấu Xiêm bị giết tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên) - Ảnh: Đức Tuyên
1g05 ngày 30/9, anh Trần Văn Bằng - cán bộ Viện Sinh thái học miền Nam, người trực tiếp giải phẫu xác con cá sấu Xiêm - thọc mũi dao đầu tiên vào bụng cá. Nước xịt lên, ruột lòi ra, mùi hôi nồng nặc xộc thẳng vào mũi chúng tôi làm mọi người phải nhảy giật lùi.
“Thịt ngả màu, không còn máu. Da bong tróc từng mảng, chứng tỏ con cá sấu này đã chết cách đây khoảng ba ngày” - anh Bằng sửa lại khẩu trang, giải thích.
Ngay sau khi ổ bụng được mổ to, anh Bằng thọc bàn tay sâu vào trong bụng cá sấu tìm kiếm. Hai phút rồi bốn phút trôi qua, anh Bằng ngẩng lên thông báo: “Không tìm thấy trứng cá sấu!”. Đây là một thất vọng. Bởi trên đường đi, anh Bằng hi vọng tìm thấy trứng trong bụng con cá sấu cái này. Nếu tìm thấy trứng đã hình thành vỏ cứng trong bụng cá sấu, điều này có nghĩa là trứng đã được thụ tinh. Chứng tỏ tại khu vực bàu Hà Lâm này còn ít nhất một con cá sấu đực.
Anh Bằng giải thích: “Khác với loài gà, vịt... không cần con đực thụ tinh, trứng vẫn hình thành vỏ cứng và đẻ được. Riêng cá sấu phải có sự thụ tinh của con đực thì trứng mới hình thành vỏ cứng và đẻ ra môi trường”. Như vậy khả năng còn cá sấu Xiêm đực hoang dã ngoài môi trường tại bàu Hà Lâm là cực kỳ thấp.
Mọi người không giấu được vẻ thất vọng. Đành phải bắt tay lấy mẫu, lột da để đưa về TP.HCM làm tiêu bản. TS Long cho biết sẽ gửi mẫu vật của con cá sấu xấu số đến các viện, trường để xác định ADN nhằm đánh giá, tìm hiểu về mặt khoa học của giống loài này. Trải qua sáu giờ, các chuyên gia mới giải phẫu và lột xong bộ da cá sấu để xử lý hóa chất. “Có thể đây là trường hợp con cá sấu Xiêm nước ngọt hoang dã cuối cùng của VN đã bị chết” - TS Vũ Ngọc Long buồn rầu nói.
Con cá sấu Xiêm có thể là cuối cùng đã bị giết chết - Ảnh: Đ.Tuyên
Giai thoại “cá lớn”
Theo lời người dân Ê Đê ở khu vực đầm lầy xã Ea Lâm, vào thời điểm những năm 1970 cá sấu Xiêm bò cả vào chuồng bắt bò của dân. Người dân Ê Đê gọi cá sấu là “cá lớn” và tôn trọng cá như ông bà của mình. Bởi người Ê Đê quan niệm hồn ông bà khi chết sẽ nhập vào “cá lớn” nên không bao giờ dám làm hại cá sấu. TS Long cho biết Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới đã có kết luận không còn cá sấu hoang dã sống trên địa bàn xã Ea Lâm vào năm 2001.
Chỉ còn khoảng 100 con trên thế giới Ngày 30/9, lực lượng kiểm lâm tỉnh Phú Yên cùng các cơ quan chức năng đã tiêu hủy thịt con cá sấu sau khi bộ da và đầu được tách ra. Bộ da và đầu cá sấu Xiêm được tỉnh Phú Yên giao cho Viện Sinh thái học miền Nam đưa về TP.HCM làm tiêu bản và trưng bày trong bảo tàng của Viện Sinh thái học miền Nam thuộc hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên VN. Cá sấu Xiêm có tên khoa học là Crocodylus siamensis. Cá sấu Xiêm màu xám, mặt bụng nhạt hơn so với lưng, dài khoảng 2,20-2,28m nhưng trên thế giới đã ghi nhận có con lớn nhất đạt tới 4m. Loài này chủ yếu ăn cá, cua và những thú nhỏ như chuột. Theo tài liệu của các nhà khoa học thống kê: quần thể cá sấu Xiêm hiện nay chỉ còn khoảng 100 con. Chúng sinh sống tại Thái Lan, Campuchia, Lào... và từng phát hiện tại VN. Tại VN, cá sấu Xiêm được ghi nhận từng có mặt tại sông Ba (Gia Lai), sông Sa Thầy (Kon Tum), sông Ea Súp, sông Krông Ana, hồ Lắk (Đắk Lắk), sông Cửu Long (Nam bộ). |
Khi đập thủy điện Sông Ba Hạ tích nước, phát điện, hành trình đi tìm dấu vết cá sấu Xiêm của TS Long cùng các cộng sự mới dừng lại. Bởi nước hồ chứa dâng cao, không thể tìm gặp cá sấu được nữa. Ngay trong thời điểm thủy điện Sông Ba Hạ được xây dựng, TS Long đã kiến nghị các cấp các ngành và cả chủ đầu tư dự án thủy điện nên quan tâm tới quần thể cá sấu Xiêm đang sinh sống tại đây.
Ông Lê Văn Hiền - bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Ea Lâm - cho biết đầu năm nay ông và các cán bộ xã có nghe người dân báo có vài đối tượng săn bắt được hai con cá sấu tại địa bàn xã Ea Lâm và xẻ thịt bán cho người dân địa phương. “Có mấy người đã mua ăn nhưng khi chúng tôi đến thì mọi chứng cứ, thịt, da... hai con cá sấu đã biến mất. Các đối tượng săn bắt cá sấu Xiêm trái phép là những người từ nơi khác đến đây” - ông Hiền khẳng định.
Ông Đặng Đình Toại, chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra tìm ra đối tượng đã đánh bẫy cá sấu và xử lý nghiêm. Khi xác con cá sấu đang được giải phẫu, nhiều người dân địa phương kéo đến xem và cho rằng mình đã nghe người này người kia nói bắt gặp con cá giống y như con cá này tại hồ tích nước của thủy điện Sông Ba Hạ.
Dù chưa biết thực hư, đúng sai nhưng TS Long cũng tỏ ra hồ hởi: “Sắp tới sẽ khảo sát, điều tra khu vực đầm, hồ trên địa bàn xã Ea Lâm một lần nữa để “cầu may”. Nếu phát hiện được cá sấu Xiêm thì tuyệt vời”. Tuy nhiên, theo ông Long, nếu tìm thấy một hoặc hai con cá sấu Xiêm tại khu vực này thì cũng không có ý nghĩa về mặt bảo tồn nguồn gen giống loài. Bởi chỉ một hoặc hai con thì chúng khó có thể sinh sản được.
Xin đừng nhẫn tâm như thế Nhận được tin báo khẩn cấp từ UBND xã Ea Lâm có con cá sấu Sông Hinh đã chết, tôi vội vã gọi tài xế lên đường ngay. Cuộc hành trình mất hơn 12 giờ qua hơn 700km. Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến nơi. Nhảy vội khỏi xe, máy ảnh và đèn pin đã sẵn sàng. Chúng tôi chạy ào vào nơi đang giữ xác con cá sấu Sông Hinh. Hai sợi dây thép siết cổ cá đến chết được cởi ra - Ảnh: Đ.Tuyên Mặc dù biết trước là nó đã chết nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng về sự chết chóc trong hình thể của một chúa tể dưới nước này. Đôi mắt tinh nhanh ngày nào giờ đã lồi ra như hai bóng đèn nhỏ màu nâu đen và vô cảm. Cái miệng há ra đầy răng nhọn và mọng nước. Đâu rồi cái cú đớp quyết định có sức mạnh hàng tấn. Cổ bị siết lại bằng hai sợi dây phanh xe đạp. Kéo theo là cái cọc gỗ nhọn đóng chắc trên bờ. Thế là tôi đã hiểu. Họ đã giết chết con cá sấu Sông Hinh này một cách tội lỗi. Người ta đã siết cổ nó cho đến chết. Thật đau lòng vì sau bao nhiêu năm tháng tìm kiếm trong vô vọng, hôm nay chúng tôi chỉ ghi nhận được hình ảnh thật sự dũng mãnh của nó qua cái chết tức tưởi này. Có thể đây là cá thể cuối cùng của loài cá sấu nước ngọt Sông Hinh còn nhìn thấy trong môi trường tự nhiên. Năm ngoái chúng ta đã chứng kiến sự tuyệt chủng ra đi vĩnh viễn của loài tê giác một sừng VN tại vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai. Năm nay chúng ta chứng kiến cái chết thương tâm của một con cá sấu nước ngọt Sông Hinh. Ngày mai có thể là bầy voi châu Á cũng sẽ biến mất khỏi các khu rừng già của VN. Rồi kế tiếp có thể là loài hổ Đông Dương, vượn đen má vàng, chà vá chân đen... Một nguồn tài sản thiên nhiên vô giá đang mất dần vì ý thức của con người. Những sợi dây treo cổ khắc nghiệt nhẫn tâm đang giăng đầy ngoài thiên nhiên của chúng ta... Giết chết sự sống của muôn loài nghĩa là sẽ giết chết môi trường tương lai của con em chúng ta. TS Vũ Ngọc Long |