Câu chuyện của gia đình chị Dinh khiến độc giả dễ liên tưởng tới nhân vật Robinson hơn 28 năm sống trên đảo hoang trong tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel Defoe.
Xã đưa về, cả nhà lại trốn
*
Trao đổi với PV về việc tìm thấy và đưa gia đình “Robinson” tái hòa nhập cộng đồng, ông Lương Văn Bình chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: “Năm 2005, do tình trạng dân cư thưa thớt, địa phương có chủ trương gom dân tập trung về trung tâm xã, kiểm tra các hộ dân sống trên địa bàn thì phát hiện ra hộ gia đình anh Tới, chị Dinh sống tách biệt với cộng đồng và ở tận nơi rừng sâu...”
Theo lời của lãnh đạo xã, để có thể vận động được hộ gia đình “người rừng” tái hòa nhập cộng đồng, lãnh đạo xã lúc ấy đã không quản khó khăn, đi sâu vào rừng “dỗ ngon, dỗ ngọt” mãi đến cuối năm 2005, gia đình mới chịu ra.
Mặc dù đã được chính quyền địa phương xây cho nhà tạm để ở trên đất 5% của địa phương, nhưng sau khi “lìa rừng” chỉ vài ngày, cả gia đình lại dắt díu nhau quay về rừng ở, sự việc cứ như vậy lặp lại nhiều lần.
Ngôi nhà tạm sơ sài của gia đình chị Dinh
Khi được hỏi vì sao, “người rừng” Hà Thị Dinh nói: “Dù có điều kiện sống tốt hơn nhưng không hiểu sao gia đình tôi vẫn… nhớ rừng”.
Do điều kiện địa phương lúc đó khó khăn, cán bộ xã đã vận dụng lấy một phần kinh phí hỗ trợ hộ nghèo để đổi lấy vật liệu xây dựng nhà tạm trên phần đất 5% của địa phương cho gia đình “người rừng”. Điều này lại trái với chủ trương nên cả ban thường vụ nhiệm kỳ 2005-2010 đã bị kiểm điểm, chủ tịch và bí thư lúc bấy giờ bị kiểm điểm trách nhiệm.
Trưởng thôn Luận Thành cho biết: “Dẫu giờ đây được chính quyền địa phương cất cho nhà tạm bên bờ suối, gần thiên nhiên nhưng gia đình chị Hà Thị Dinh vẫn thường xuyên vào rừng để kiếm thêm cái ăn, củi đốt… và có lẽ phần khác vì nỗi nhớ rừng như một thói quen đã đằng đẵng theo suốt gần 25 năm”.
“Rừng đã gắn bó nhiều năm rồi, ở trong rừng quen, giờ ra ngoài này cứ thấy thiếu cái gì đó” - chị Dinh tâm sự.
Chị Dinh vẫn đưa các con về “chốn xưa”, chỉ có điều giờ đây khoảng cách giữa các lần đã bắt đầu thưa dần do sức khỏe không cho phép và cũng vì thói quen mới được tạo lập. Thói quen mới đó chính là niềm vui được hòa nhập, chia sẻ với những người hàng xóm và chính quyền nơi đây.
Chồng mất, “người rừng” gặp “Sở Khanh”
Năm 2009, anh Hà Văn Tới không may qua đời sau một tai nạn giao thông, để lại chị Dinh nuôi 5 đứa con nheo nhóc.
Năm 2010, chị Hà Thị Dinh gặp anh Lương Văn H. và họ trở thành “vợ chồng”, cùng phận “rổ rá cạp lại”. Nhưng sau khi có được với chị Dinh một cô con gái nhỏ vào cuối 2011 thì anh ta cũng “cao chạy xa bay”.
Mặc dù thời gian về với bản làng, sống gần bà con thôn xóm đã lâu nhưng gia đình chị Dinh vẫn có một khoảng cách vô hình với người dân địa phương. Gia đình “người rừng” hiếm khi tham gia hoạt động đoàn thể, chị Dinh vẫn thường đưa con đi xa nhà kiếm ăn.
Cũng như mẹ, 6 người con của chị Hà Thị Dinh đều thất học. Hiện tại gia đình chị Dinh vẫn chưa có sổ hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân, con cái không có giấy khai sinh…
*
Trưởng công an xã Xuân Hòa, ông Nguyễn Đình Sính cho biết: “Họ không biết chữ, không làm hộ khẩu, chứng minh nhân dân được”.
Điều này có nghĩa là chị Dinh và những đứa trẻ kia vẫn chưa được thừa nhận là công dân của xã Xuân Hòa, đồng nghĩa với việc họ vẫn chưa thể có chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo một cách chính đáng. Những gì họ được nhận chỉ mới là sự vận dụng trong giới hạn cho phép của chính quyền địa phương.
Chị Dinh và những đứa con thất học
Trong nhà chị Dinh không còn một hạt gạo, cái nồi cũ đã gỉ nằm chỏng chơ góc bếp, vài gói muối của địa phương cho tháng trước đã bắt đầu chảy nước… Thứ lương thực duy nhất của đại gia đình chị Dinh là ít củ sắn mà những người hàng xóm tốt bụng mang cho.
Khi chúng tôi ra về cũng là lúc chị Dinh gọi mấy đứa con đang ngụp lặn dưới suối lên chăm em để chị chuẩn bị bữa tối. Hôm nay, trong bữa tối của mấy mẹ con, ngoài mấy con cá, con cua mò được dưới suối và mấy củ sắn luộc, chắc sẽ có thêm mẩu chuyện về chúng tôi - những người “khách lạ”.
Xã đưa về, cả nhà lại trốn
*
Trao đổi với PV về việc tìm thấy và đưa gia đình “Robinson” tái hòa nhập cộng đồng, ông Lương Văn Bình chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: “Năm 2005, do tình trạng dân cư thưa thớt, địa phương có chủ trương gom dân tập trung về trung tâm xã, kiểm tra các hộ dân sống trên địa bàn thì phát hiện ra hộ gia đình anh Tới, chị Dinh sống tách biệt với cộng đồng và ở tận nơi rừng sâu...”
Theo lời của lãnh đạo xã, để có thể vận động được hộ gia đình “người rừng” tái hòa nhập cộng đồng, lãnh đạo xã lúc ấy đã không quản khó khăn, đi sâu vào rừng “dỗ ngon, dỗ ngọt” mãi đến cuối năm 2005, gia đình mới chịu ra.
Mặc dù đã được chính quyền địa phương xây cho nhà tạm để ở trên đất 5% của địa phương, nhưng sau khi “lìa rừng” chỉ vài ngày, cả gia đình lại dắt díu nhau quay về rừng ở, sự việc cứ như vậy lặp lại nhiều lần.
Ngôi nhà tạm sơ sài của gia đình chị Dinh
Khi được hỏi vì sao, “người rừng” Hà Thị Dinh nói: “Dù có điều kiện sống tốt hơn nhưng không hiểu sao gia đình tôi vẫn… nhớ rừng”.
Do điều kiện địa phương lúc đó khó khăn, cán bộ xã đã vận dụng lấy một phần kinh phí hỗ trợ hộ nghèo để đổi lấy vật liệu xây dựng nhà tạm trên phần đất 5% của địa phương cho gia đình “người rừng”. Điều này lại trái với chủ trương nên cả ban thường vụ nhiệm kỳ 2005-2010 đã bị kiểm điểm, chủ tịch và bí thư lúc bấy giờ bị kiểm điểm trách nhiệm.
Trưởng thôn Luận Thành cho biết: “Dẫu giờ đây được chính quyền địa phương cất cho nhà tạm bên bờ suối, gần thiên nhiên nhưng gia đình chị Hà Thị Dinh vẫn thường xuyên vào rừng để kiếm thêm cái ăn, củi đốt… và có lẽ phần khác vì nỗi nhớ rừng như một thói quen đã đằng đẵng theo suốt gần 25 năm”.
“Rừng đã gắn bó nhiều năm rồi, ở trong rừng quen, giờ ra ngoài này cứ thấy thiếu cái gì đó” - chị Dinh tâm sự.
Chị Dinh vẫn đưa các con về “chốn xưa”, chỉ có điều giờ đây khoảng cách giữa các lần đã bắt đầu thưa dần do sức khỏe không cho phép và cũng vì thói quen mới được tạo lập. Thói quen mới đó chính là niềm vui được hòa nhập, chia sẻ với những người hàng xóm và chính quyền nơi đây.
Chồng mất, “người rừng” gặp “Sở Khanh”
Năm 2009, anh Hà Văn Tới không may qua đời sau một tai nạn giao thông, để lại chị Dinh nuôi 5 đứa con nheo nhóc.
Năm 2010, chị Hà Thị Dinh gặp anh Lương Văn H. và họ trở thành “vợ chồng”, cùng phận “rổ rá cạp lại”. Nhưng sau khi có được với chị Dinh một cô con gái nhỏ vào cuối 2011 thì anh ta cũng “cao chạy xa bay”.
Mặc dù thời gian về với bản làng, sống gần bà con thôn xóm đã lâu nhưng gia đình chị Dinh vẫn có một khoảng cách vô hình với người dân địa phương. Gia đình “người rừng” hiếm khi tham gia hoạt động đoàn thể, chị Dinh vẫn thường đưa con đi xa nhà kiếm ăn.
Cũng như mẹ, 6 người con của chị Hà Thị Dinh đều thất học. Hiện tại gia đình chị Dinh vẫn chưa có sổ hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân, con cái không có giấy khai sinh…
*
Trưởng công an xã Xuân Hòa, ông Nguyễn Đình Sính cho biết: “Họ không biết chữ, không làm hộ khẩu, chứng minh nhân dân được”.
Điều này có nghĩa là chị Dinh và những đứa trẻ kia vẫn chưa được thừa nhận là công dân của xã Xuân Hòa, đồng nghĩa với việc họ vẫn chưa thể có chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo một cách chính đáng. Những gì họ được nhận chỉ mới là sự vận dụng trong giới hạn cho phép của chính quyền địa phương.
Chị Dinh và những đứa con thất học
Trong nhà chị Dinh không còn một hạt gạo, cái nồi cũ đã gỉ nằm chỏng chơ góc bếp, vài gói muối của địa phương cho tháng trước đã bắt đầu chảy nước… Thứ lương thực duy nhất của đại gia đình chị Dinh là ít củ sắn mà những người hàng xóm tốt bụng mang cho.
Khi chúng tôi ra về cũng là lúc chị Dinh gọi mấy đứa con đang ngụp lặn dưới suối lên chăm em để chị chuẩn bị bữa tối. Hôm nay, trong bữa tối của mấy mẹ con, ngoài mấy con cá, con cua mò được dưới suối và mấy củ sắn luộc, chắc sẽ có thêm mẩu chuyện về chúng tôi - những người “khách lạ”.