• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Bức ảnh bầu cử TT Mỹ làm rung động trái tim

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Lần bỏ phiếu có lẽ là cuối cùng của ông Frank Tanabe đang làm dấy lên những tranh luận nho nhỏ về tính hợp lệ của lá phiếu nếu ông qua đời đúng giai đoạn bầu cử.
Nằm trên giường bệnh tại nhà con gái Barbara Tanabe ở thủ phủ Honolulu của bang Hawaii (Mỹ), ông Tanabe được con gái giúp bỏ phiếu sớm. Nửa triệu người nhìn thấy bức ảnh trên website Reddit, sau khi cháu trai của ông Tanabe đăng trên đó cuối tuần trước.
Hiện nay, nhiều mạng xã hội tràn ngập lời nhận xét về bức ảnh: “Lòng yêu nước thực sự”, “Đây là nước Mỹ”, “Cảm ơn người công dân”…
Hai tháng trước, bác sĩ chẩn đoán ông Tanabe có khối u ung thư không mổ được ở trong gan. Ba tuần qua, ông được chăm sóc đặc biệt tại nhà con gái. Sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm; mấy ngày nay, ông nói rất ít.
1350977275-bau-cu-2.jpg

Ông Frank Tanabe hoàn thành nghĩa vụ cử tri với sự giúp đỡ của con gái Barbara Tanabe (trái). Ảnh: Irene Tanabe
Tuy nhiên, cử tri Tanabe rất háo hức được bỏ phiếu bầu tổng thống; ông liên tục hỏi con gái lá phiếu đã được bưu điện gửi tới chưa. Sau khi phiếu bầu tới hòm thư, ông bắt tay ngay vào việc.
Con gái Barbara đọc to tên ứng viên tổng thống để bố nghe. Cử tri Tanabe phản ứng bằng cách gật đầu (đồng ý) hoặc lắc đầu. Thay mặt cử tri Tanabe, con gái Barbara điền vào phiếu theo chỉ dẫn của bố, dù Barbara không thích ứng viên ông chọn.
Barbara kể: “Có ứng viên tôi thấy ổn, nhưng có ứng viên tôi phải hỏi lại Bố ơi, bố chắc chắn chứ?”. Cử tri Tanabe biết mình đang làm gì; ông vẫn thường xuyên theo dõi thời sự qua báo chí, chỉ đến gần đây yếu quá, ông mới dừng đọc.
Ông Tanabe tình nguyện gia nhập quân đội khi đang sống sau hàng rào kẽm gai tại trại Tule Lake ở bang California. Ông bị dứt khỏi trường Đại học Washington và đưa tới trại, khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh tạm giữ và cách ly 110.000 người Mỹ gốc Nhật sau khi chiến tranh với Nhật Bản bùng nổ.
Ông Tanabe được phân vào Cục Tình báo Quân đội, cùng với nhiều quân nhân khác trong cơ quan bí mật này năm ngoái được trao tặng Huy chương vàng Quốc hội. “Tôi thích nhận huy chương thay mặt cho tất cả người Mỹ lai, kể cả người Mỹ chính gốc. Tất cả chúng tôi cùng phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng của quê hương”, ông Tanabe nói.
Noah Tanabe, cháu trai của ông Tanabe (người đăng bức ảnh online), nói rằng, mình luôn nghĩ tới ông mỗi khi đi bỏ phiếu. “Khó mà tưởng tượng rằng, sau khi công việc của gia đình bị phá tan nát, bản thân bị giam giữ, bị tước đoạt cơ hội hoàn thành chương trình đại học, ông tôi lại tình nguyện nhập ngũ. Tôi không biết mình có làm được thế không, nhưng chúng tôi đều rất tự hào về ông”, Noah nói.
Gia đình rất ngạc nhiên và vui vẻ trước những lời nhận xét về bức ảnh, Barbara kể. “Tôi nghĩ ông thích gia nhập quân đội, vào trại lính, chiến đấu trong chiến tranh và chống lại sự phân biệt đối xử. Ông làm tất cả những điều đó để chúng tôi có quyền bầu cử quý giá này. Rất nhiều người chân thành bày tỏ tình cảm với bố tôi. Chúng tôi thực sự cảm thấy ấm lòng”, Barbara nói.
1350977275-bau-cu-1.jpg

Ông Frank Tanabe giữ bản sao Huy chương vàng Quốc hội ở Washington hồi tháng 11/2011. Ảnh: Irene Tanabe
Một số người nêu câu hỏi, liệu lá phiếu của cử tri Tanabe có được tính nếu ông qua đời trước Ngày bầu cử chính thức diễn ra vào 6/11 tới. Glenn Takahashi, người quản lý bầu cử ở Honolulu, nói rằng, các lá phiếu bầu cử sớm sẽ bị coi là không hợp lệ nếu người bỏ phiếu sau đó qua đời và Bộ Y tế thông báo các quan chức phụ trách bầu cử về cái chết của họ trước Ngày bầu cử.
Để làm hết hiệu lực một lá phiếu, các quan chức phải sàng lọc hàng chục nghìn phiếu bầu để tìm ra lá phiếu đó. Trên thực tế, việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, lá phiếu của người chết sẽ được kiểm, nếu người ta không tìm thấy nó.
Một tình huống tương tự đã xảy ra ở Honolulu bốn năm trước, khi bà của Tổng thống Obama qua đời hai hôm trước Ngày bầu cử, sau khi bà gửi phiếu bầu sớm qua đường bưu điện. Hawaii tính cả phiếu bầu của bà vì Bộ Y tế không nhận được giấy chứng tử của bà trước Ngày bầu cử.
Barbara nói rằng, cha của bà, một người đàn ông lặng lẽ, khiêm tốn, sẽ không hiểu tại sao nhiều người lại quan tâm bức ảnh, nhưng ông sẽ phấn khích khi biết rằng, nó khuyến khích người ta đi bỏ phiếu. “Đó là niềm vinh dự tối thượng dành cho ông”, Barbara nói.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top