Đi tìm chiếc máy bay lịch sử
Trên trang web airliners.net có một chủ đề được nhiều người quan tâm là số phận chiếc máy bay Boeing 707 tại Việt Nam.
Một thành viên trang này là Fanofjets đến từ Mỹ cho biết, trong khi tìm kiếm trên internet, thấy một chiếc máy bay Boeing 707 số hiệu VN-A394 ở Việt Nam.
Fanofjets rất muốn biết thông tin về linh kiện của chiếc máy bay và lịch sử của nó. Hình ảnh Fanofjets nhìn thấy là một chiếc máy bay khổng lồ đang nằm trong một vườn cây được bao bọc bởi một hàng rào sắt kiểu gia đình.
Một người khác với mật danh N471WN nói “rất yêu chiếc máy bay, sẽ tới Việt Nam du lịch” và hỏi địa chỉ công viên nơi trưng bày chiếc máy bay ở đâu để đến xem.
Thành viên NorthStarDC4M tra bản đồ và nhận xét “chiếc máy bay nằm không xa trung tâm TP.HCM là bao nhiêu”. Vì sao chiếc máy bay Boeing 707 lại được quan tâm như vậy?
“Khóa đuôi” máy bay Boeing 707! Ảnh: T.N.A
Trang web chính thức của hãng Boeing nhận xét: “Máy bay Boeing 707 là một cuộc cách mạng trong ngành hàng không”.
Boeing 707 được sản xuất năm 1957. Đây là dòng máy bay chở khách phản lực đầu tiên của Mỹ. Nó cũng là máy bay chở khách lớn nhất lúc ấy, chở được 181 hành khách, tốc độ 966km/h, đường bay tối đa lên tới 4.828km.
Boeing 707 mở đầu kỷ nguyên thống trị của hãng Boeing trong lĩnh vực sản xuất máy bay phản lực dân dụng. Kỷ nguyên ấy vẫn tồn tại vững vàng đến ngày nay.
Hãng vận tải hàng không lớn của Mỹ khi đó là Pan Am đặt hàng hãng Boeing loại máy bay khổng lồ và siêu tốc này. Chuyến bay bằng máy bay phản lực đầu tiên của Pan Am diễn ra vào tháng 10/1958, bay từ Mỹ tới Pháp bằng Boeing 707.
Chiếc máy bay chuyên dụng đầu tiên dành cho Tổng thống Mỹ chính là một phiên bản của Boeing 707 và vị Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng là John Kennedy.
Boeing quán cóc
Lần theo các chỉ dẫn trên bản đồ, tôi tìm thấy chiếc máy bay Boeing 707 ở đường Hồng Hà, bên cạnh Sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM.
Chiếc máy bay vẫn còn rất chắc chắn, nhờ công nghệ sản xuất sử dụng kim loại dày và bền. Có người cho rằng, một số nước hiện vẫn sử dụng dòng máy bay đạn bắn không thủng này.
Những chiếc bánh của máy bay vẫn còn tốt, thanh giảm xóc bằng thép không gỉ vẫn sáng trưng như mới. Sải cánh khổng lồ của nó vẫn thẳng băng, xuyên qua các tán lá cây. Dưới cánh 707, vài chục chiếc ghế bố bày bán cà phê, người nằm, ngồi ngổn ngang.
Phút ngủ trưa. Ảnh: T.N.A
Anh nhân viên bán quán cho biết, quán cà phê này là căng tin của Trung tâm Huấn luyện bay TPHCM. Các cánh cửa máy bay đều hoạt động tốt.
Một nhân viên của trung tâm huấn luyện cho biết: “Máy bay ngày nay sản xuất bằng vật liệu rất nhẹ nên mới có chuyện nó bị móp thảm hại khi va phải ô tô trong sân bay. Chiếc 707 khác hẳn, đụng vào nó, xe móp chứ nó chẳng làm sao”.
Chúng tôi nhìn qua khe cửa, thấy bụng chiếc máy bay đã trở thành khoang chứa đủ thứ đồ không tên và trống huơ trống hoác. “Máy móc được tháo rời để đem đi huấn luyện rồi”, một nhân viên nói với chúng tôi.
Xác chiếc máy bay còn rất tốt, nhưng nó lọt thỏm giữa khung cảnh nhếch nhác của quán cóc cơ quan. Quần áo phơi phóng, cây cảnh, đồ đạc ngổn ngang.
Một vị khách ngồi bên chiếc máy bay bảo tôi: “Nghe nói, hình như khu vực này cũng nằm trong quy hoạch thì phải, nên chẳng xây dựng được gì. Nhìn cái máy bay thấy thương, đúng là đại bàng gãy cánh”.
“Ly cà phê cỡ chục ngàn thôi, nhưng tháng nào đơn vị chúng tôi cũng nộp thuế, để an toàn, chúng tôi đã phải xây trụ bê tông đỡ máy bay, nhưng chẳng ai thanh toán chi phí cho chúng tôi”, một nhân viên nói. Dưới bụng chiếc máy bay khổng lồ có mấy trụ bê tông lớn đỡ cho nó khỏi sụp xuống.
Số phận không may
Chiếc Boeing 707 này xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ? Vì sao nó hiện diện ở một đất nước mà hệ thống hàng không không hề phù hợp? Thậm chí phi công lái nó cũng không có?
Lốp vẫn còn tốt. Ảnh: T.N.A
Có người nói chiếc máy bay này được đưa từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) vào TPHCM? Chị Nguyễn Thị Nội, cán bộ Phòng Đảng Đoàn của Trung tâm Huấn luyện bay TPHCM, cho biết: “Hoàn toàn không có chuyện sau năm 1975 chiếc máy bay 707 được đưa từ sân bay Gia Lâm vào Sài Gòn. Khi chúng ta vào giải phóng Sài Gòn, chiếc máy bay đã ở Sài Gòn. Còn nó có chính xác từ năm nào, sử dụng ra sao, thì không rõ”.
Tuy nhiên, chị Nội nói: “Ngày 30/4/1975, chiếc máy bay Boeing 707 không nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất mà nằm ở một vị trí nào đó trong thành phố. Sau đó, giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất nghĩ rằng, để chiếc máy bay hư hỏng theo thời gian thì lãng phí, nên ông cho kéo chiếc máy bay về gần sân bay, tức là ở vị trí hiện nay, để bán vé tham quan. Người dân tới tham quan, chụp ảnh rất đông”.
Theo chị Nội, tình trạng của chiếc Boeing 707 khi đó là không sử dụng được, chứ không hẳn là do không có xăng.
Chị Nội cho biết, bây giờ việc phục hồi sử dụng chiếc Boeing 707 là không thể vì máy bay đã hư hỏng từ lâu, thiết bị rất hiếm. Ngoài ra, Việt Nam đang sử dụng hệ thống máy bay hiện đại, đỡ tốn nhiên liệu hơn.
“Chúng tôi cũng muốn tôn tạo, làm đẹp cho chiếc máy bay, nhưng đơn vị chúng tôi là đơn vị huấn luyện, không có chức năng bảo tồn bảo tàng hay làm du lịch nên chẳng làm được gì hơn”, chị Nội nói.
Tôi đi vòng quanh máy bay và thấy khu nhà phụ đã được xây trùm lên một phần đuôi máy bay. Đuôi máy bay thò lên nóc nhà, nom kỳ quái.
Cánh máy bay dài đến mức người ta chỉ có thể bán cà phê dưới một cánh, còn dưới cánh phía bên kia, đất đai bỏ hoang.
Trên trang web airliners.net có một chủ đề được nhiều người quan tâm là số phận chiếc máy bay Boeing 707 tại Việt Nam.
Một thành viên trang này là Fanofjets đến từ Mỹ cho biết, trong khi tìm kiếm trên internet, thấy một chiếc máy bay Boeing 707 số hiệu VN-A394 ở Việt Nam.
Fanofjets rất muốn biết thông tin về linh kiện của chiếc máy bay và lịch sử của nó. Hình ảnh Fanofjets nhìn thấy là một chiếc máy bay khổng lồ đang nằm trong một vườn cây được bao bọc bởi một hàng rào sắt kiểu gia đình.
Một người khác với mật danh N471WN nói “rất yêu chiếc máy bay, sẽ tới Việt Nam du lịch” và hỏi địa chỉ công viên nơi trưng bày chiếc máy bay ở đâu để đến xem.
Thành viên NorthStarDC4M tra bản đồ và nhận xét “chiếc máy bay nằm không xa trung tâm TP.HCM là bao nhiêu”. Vì sao chiếc máy bay Boeing 707 lại được quan tâm như vậy?
“Khóa đuôi” máy bay Boeing 707! Ảnh: T.N.A
Trang web chính thức của hãng Boeing nhận xét: “Máy bay Boeing 707 là một cuộc cách mạng trong ngành hàng không”.
Boeing 707 được sản xuất năm 1957. Đây là dòng máy bay chở khách phản lực đầu tiên của Mỹ. Nó cũng là máy bay chở khách lớn nhất lúc ấy, chở được 181 hành khách, tốc độ 966km/h, đường bay tối đa lên tới 4.828km.
Boeing 707 mở đầu kỷ nguyên thống trị của hãng Boeing trong lĩnh vực sản xuất máy bay phản lực dân dụng. Kỷ nguyên ấy vẫn tồn tại vững vàng đến ngày nay.
Hãng vận tải hàng không lớn của Mỹ khi đó là Pan Am đặt hàng hãng Boeing loại máy bay khổng lồ và siêu tốc này. Chuyến bay bằng máy bay phản lực đầu tiên của Pan Am diễn ra vào tháng 10/1958, bay từ Mỹ tới Pháp bằng Boeing 707.
Chiếc máy bay chuyên dụng đầu tiên dành cho Tổng thống Mỹ chính là một phiên bản của Boeing 707 và vị Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng là John Kennedy.
Boeing quán cóc
Lần theo các chỉ dẫn trên bản đồ, tôi tìm thấy chiếc máy bay Boeing 707 ở đường Hồng Hà, bên cạnh Sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM.
Chiếc máy bay vẫn còn rất chắc chắn, nhờ công nghệ sản xuất sử dụng kim loại dày và bền. Có người cho rằng, một số nước hiện vẫn sử dụng dòng máy bay đạn bắn không thủng này.
Những chiếc bánh của máy bay vẫn còn tốt, thanh giảm xóc bằng thép không gỉ vẫn sáng trưng như mới. Sải cánh khổng lồ của nó vẫn thẳng băng, xuyên qua các tán lá cây. Dưới cánh 707, vài chục chiếc ghế bố bày bán cà phê, người nằm, ngồi ngổn ngang.
Phút ngủ trưa. Ảnh: T.N.A
Anh nhân viên bán quán cho biết, quán cà phê này là căng tin của Trung tâm Huấn luyện bay TPHCM. Các cánh cửa máy bay đều hoạt động tốt.
Một nhân viên của trung tâm huấn luyện cho biết: “Máy bay ngày nay sản xuất bằng vật liệu rất nhẹ nên mới có chuyện nó bị móp thảm hại khi va phải ô tô trong sân bay. Chiếc 707 khác hẳn, đụng vào nó, xe móp chứ nó chẳng làm sao”.
Chúng tôi nhìn qua khe cửa, thấy bụng chiếc máy bay đã trở thành khoang chứa đủ thứ đồ không tên và trống huơ trống hoác. “Máy móc được tháo rời để đem đi huấn luyện rồi”, một nhân viên nói với chúng tôi.
Xác chiếc máy bay còn rất tốt, nhưng nó lọt thỏm giữa khung cảnh nhếch nhác của quán cóc cơ quan. Quần áo phơi phóng, cây cảnh, đồ đạc ngổn ngang.
Một vị khách ngồi bên chiếc máy bay bảo tôi: “Nghe nói, hình như khu vực này cũng nằm trong quy hoạch thì phải, nên chẳng xây dựng được gì. Nhìn cái máy bay thấy thương, đúng là đại bàng gãy cánh”.
“Ly cà phê cỡ chục ngàn thôi, nhưng tháng nào đơn vị chúng tôi cũng nộp thuế, để an toàn, chúng tôi đã phải xây trụ bê tông đỡ máy bay, nhưng chẳng ai thanh toán chi phí cho chúng tôi”, một nhân viên nói. Dưới bụng chiếc máy bay khổng lồ có mấy trụ bê tông lớn đỡ cho nó khỏi sụp xuống.
Số phận không may
Chiếc Boeing 707 này xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ? Vì sao nó hiện diện ở một đất nước mà hệ thống hàng không không hề phù hợp? Thậm chí phi công lái nó cũng không có?
Lốp vẫn còn tốt. Ảnh: T.N.A
Có người nói chiếc máy bay này được đưa từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) vào TPHCM? Chị Nguyễn Thị Nội, cán bộ Phòng Đảng Đoàn của Trung tâm Huấn luyện bay TPHCM, cho biết: “Hoàn toàn không có chuyện sau năm 1975 chiếc máy bay 707 được đưa từ sân bay Gia Lâm vào Sài Gòn. Khi chúng ta vào giải phóng Sài Gòn, chiếc máy bay đã ở Sài Gòn. Còn nó có chính xác từ năm nào, sử dụng ra sao, thì không rõ”.
Tuy nhiên, chị Nội nói: “Ngày 30/4/1975, chiếc máy bay Boeing 707 không nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất mà nằm ở một vị trí nào đó trong thành phố. Sau đó, giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất nghĩ rằng, để chiếc máy bay hư hỏng theo thời gian thì lãng phí, nên ông cho kéo chiếc máy bay về gần sân bay, tức là ở vị trí hiện nay, để bán vé tham quan. Người dân tới tham quan, chụp ảnh rất đông”.
Theo chị Nội, tình trạng của chiếc Boeing 707 khi đó là không sử dụng được, chứ không hẳn là do không có xăng.
Chị Nội cho biết, bây giờ việc phục hồi sử dụng chiếc Boeing 707 là không thể vì máy bay đã hư hỏng từ lâu, thiết bị rất hiếm. Ngoài ra, Việt Nam đang sử dụng hệ thống máy bay hiện đại, đỡ tốn nhiên liệu hơn.
“Chúng tôi cũng muốn tôn tạo, làm đẹp cho chiếc máy bay, nhưng đơn vị chúng tôi là đơn vị huấn luyện, không có chức năng bảo tồn bảo tàng hay làm du lịch nên chẳng làm được gì hơn”, chị Nội nói.
Tôi đi vòng quanh máy bay và thấy khu nhà phụ đã được xây trùm lên một phần đuôi máy bay. Đuôi máy bay thò lên nóc nhà, nom kỳ quái.
Cánh máy bay dài đến mức người ta chỉ có thể bán cà phê dưới một cánh, còn dưới cánh phía bên kia, đất đai bỏ hoang.