Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh viêm não - màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất hiếm gặp, nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong vòng 49 năm qua (1962 - 2011), Hoa Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp nhiễm, với số mắc trung bình từ 0 - 8 trường hợp trong một năm.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/7 bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 24 tuổi, nhập viện ngày thứ 2 của bệnh với chẩn đoán lâm sàng viêm não - màng não, xét nghiệm dương tính đơn bào Naegleria fowleri, bệnh nhân đã tử vong ngày thứ 3.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.
Hình ảnh amip ăn não người qua kính hiển vi (Ảnh: Lao động)
Theo Bộ Y tế, đơn bào Naegleria fowleri sống tự dưỡng trong môi trường nước ngọt (hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đơn bào Naegleria fowleri phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46 độ C, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi và gây bệnh viêm não - màng não.
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện một số nội dung hoạt động như không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao.
Trong khi tắm, bơi bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi.
Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kén amip có trong thức ăn, rau sống
Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết loại ký sinh trùng "ăn não người" như trường hợp mới ghi nhận ở TP HCM không phải là amip thực sự.
Theo ông Hà, những nước nhiệt đới như VN có ghi nhận sự lưu hành của amip. Khi ăn phải thức ăn, rau sống, tay bẩn có dính kén amip, amip sẽ theo thức ăn vào trong cơ thể và xuống đến tận ruột già.
Tại đây, nếu gặp điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng phá vỡ vỏ chuyển thành thể amip hoạt động, gây đi ngoài ra phân, máu, kiết lị, đau quặn, bị rối loạn tiêu hóa và sau đó đại đa số trở thành bệnh amip ruột mãn tính.
Ông Hà cho biết, tỷ lệ người Việt Nam nhiễm amip cao. Có những trường hợp amip di chuyển lên não gây áp xe não. Trường hợp này có xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ ở những người có hệ thống bảo vệ kém.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/7 bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 24 tuổi, nhập viện ngày thứ 2 của bệnh với chẩn đoán lâm sàng viêm não - màng não, xét nghiệm dương tính đơn bào Naegleria fowleri, bệnh nhân đã tử vong ngày thứ 3.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.
Hình ảnh amip ăn não người qua kính hiển vi (Ảnh: Lao động)
Theo Bộ Y tế, đơn bào Naegleria fowleri sống tự dưỡng trong môi trường nước ngọt (hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đơn bào Naegleria fowleri phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46 độ C, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi và gây bệnh viêm não - màng não.
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện một số nội dung hoạt động như không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao.
Trong khi tắm, bơi bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi.
Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kén amip có trong thức ăn, rau sống
Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết loại ký sinh trùng "ăn não người" như trường hợp mới ghi nhận ở TP HCM không phải là amip thực sự.
Theo ông Hà, những nước nhiệt đới như VN có ghi nhận sự lưu hành của amip. Khi ăn phải thức ăn, rau sống, tay bẩn có dính kén amip, amip sẽ theo thức ăn vào trong cơ thể và xuống đến tận ruột già.
Tại đây, nếu gặp điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng phá vỡ vỏ chuyển thành thể amip hoạt động, gây đi ngoài ra phân, máu, kiết lị, đau quặn, bị rối loạn tiêu hóa và sau đó đại đa số trở thành bệnh amip ruột mãn tính.
Ông Hà cho biết, tỷ lệ người Việt Nam nhiễm amip cao. Có những trường hợp amip di chuyển lên não gây áp xe não. Trường hợp này có xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ ở những người có hệ thống bảo vệ kém.