Graham Wake nhìn tôi [phóng viên Homa Khaleeli] một cách kỹ lưỡng nhưng chỉ cần một cái liếc mắt là đủ. "Tôi có thể trả từ 75 bảng tới 100 bảng Anh nếu như cô đồng ý cắt cả bộ tóc", anh nói. "Nếu như cô chỉ cắt mỗi búi tóc, tôi sẽ trả cho cô 40 bảng".
Một phụ nữ hiến tóc để bán đấu giá tại ngôi đền Tirumala, Ấn Độ
Bạn thường không được trả tiền mỗi khi đi cắt tóc nhưng công việc làm ăn của Wake, Bloomsbury Wigs (kinh doanh tóc giả), lại dựa chỉ dựa vào nguồn tóc từ trên đầu những phụ nữ ở Anh. Mỗi tuần có khoảng 30-40 bao tải đựng đầy những lọn tóc được đưa tới văn phòng anh. Hàng ngày, một hoặc hai phụ nữ tới tìm Wake để cắt tóc và thay đổi phong cách. Một số người cảm thấy nhàm chán với mái tóc dài, trong khi một số khác lại cần tiền và đôi ba người cắt tóc để quyên tiền làm từ thiện.
Wake cho biết anh thích trả giá cao cho phụ nữ ở Anh hơn là mua tóc từ các đại lý và 90% số tóc thu mua được chất vào trong nhũng chiếc hộp nhựa trong suốt xung quanh anh dùng để tạo ra tóc giả.
Số tóc còn lại được dùng để nối tóc. "Nếu tóc của cô quăn, chúng tôi không thể chúng dùng để nối tóc", anh nói. "Nó có thể bị xỉn sau một thời gian".
Ngày nay, mái tóc của người phụ nữ không chỉ là biểu tượng của sự dịu dàng, nữ tính mà còn trở thành một ngành công nghiệp lớn. Từ Ấn Độ tới Peru, buôn bán tóc đã lan rộng khắp toàn cầu và nước Anh cũng không ngoại lệ. Năm ngoái, Hải quan Anh ghi nhận 38 triệu bảng Anh (1 bảng Anh tương đương 1,6 usd) giá trị tóc nhập khẩu (bao gồm tóc người và lông các loại động vật khác), khiến Anh trở thành nước nhập khẩu tóc ********* thứ ba trên thế giới.
Mặc dù kinh tế suy thoái, ngành công nghiệp nối tóc ở Anh vẫn phát triển mạnh mẽ với những công ty làm trong ngành này có doanh thu từ 45 triệu tới 60 triệu bảng Anh (theo số liệu của IBIS World có trụ sở tại London), tiền thuế từ các tiệm làm đẹp dự đoán sẽ tăng 3,64 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2012-2013.
Tại thẩm mỹ viện Inanch ở trung tâm London, nối tóc bằng sản phẩm của hãng Great Lengths có giá khoảng 900 bảng Anh và có thể giữ được trong 6 tháng. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc cắt, nhuộm vẫn không thay đổi thì lợi nhuận từ việc nối tóc tại thẩm mỹ viện này đã tăng 60% so với năm ngoái. Chủ thẩm mỹ viện Inanch Emir có những khách hàng nổi tiếng từ Cher Lloyd, Mischa Barton...
"Tôi nối hai hoặc ba bộ tóc một ngày", cô cho biết.
Theo Emir, sở thích nối tóc của người Anh khởi nguồn từ Victoria Beckham Posh. "Trong một thời gian dài chỉ có những người nổi tiếng mới biết về mái tóc nối của mình nhưng khi tóc Posh từ ngắn chuyển sang dài, mọi người đã nhận ra là cô nối tóc".
Những phụ nữ làm việc tại một nhà máy gia công tóc
Đằng sau sự lộng lẫy, lợi nhuận và các lọn tóc đóng gói gọn gàng là những gì mà nhà nghiên cứu Caroline Cox gọi là "góc tối" của ngành công nghiệp này. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp như Bloomsbury Wigs, hầu hết nguông tóc đều được thu thập từ những quốc gia nơi những mái tóc dài, tự nhiên vẫn còn là chuẩn mực của cái đẹp - tuy nhiên đó cũng là nơi có những phụ nữ nghèo tới nỗi phải bán tài sản quý giá nhất của mình.
Cox chỉ ra rằng việc khai thác nguồn cung cấp tóc từ những quốc gia trên đã củng cố ngành công nghiệp tóc kể từ khi tóc giả trở nên phổ biến ở Anh trong thời kỳ Edwardian.
"Nó thu lợi từ những người chịu thiệt thòi", bà nói. "Tóc của những phụ nữ lao động được sử dụng để trang trí trên đầu của những người có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Chuyện này đã diễn ra hàng trăm năm qua".
Phần lớn tóc thật được những người thu mua nhỏ lẻ mua tại các ngôi làng ở Ấn Độ, Trung Quốc và đông Âu, họ trả một khoản tiền nhỏ để đổi lấy bộ tóc của những phụ nữ nghèo. Theo một nhà nhập khẩu có trụ sở tại Ukraine: "Những người phụ nữ không bán tóc vì thích thú. Chỉ khi họ gặp khó khăn về tài chính tạm thời, họ mới bán tóc của mình."
Đáng lo ngại hơn, trở lại năm 2006, Observer đưa tin một số ông chồng tại Ấn Độ ép vợ mình phải bán mái tóc của họ, những trẻ em khu ổ chuột bị lừa cắt tóc để đổi lấy đồ chơi và thậm chí có trường hợp một nhóm người hiên ngang trộm tóc của một phụ nữ giữa thanh thiên bạch nhật.
Khi Victoria Beckham phát biểu vào năm 2003 rằng "mái tóc giả của tôi tới từ những tù nhân Nga, vì thế tôi mang khối tế bào của người Nga trên đầu" có lẽ nhiều người cô nói đùa cho tới khi cơ quan Cải cách Nhà tù Trung tâm Moscow thừa nhận rằng : những quản tù bị ép cạo râu và bán tóc của những tù nhân.
Nhờ những câu chuyện đáng sợ như vậy mà những công ty danh tiếng cố gắng đảm bảo rằng tóc họ bán là "hợp với luân thường đạo lý". Balmain Hair giải thích rằng họ có nguồn tóc từ Trung Quốc trong gần 50 năm và trả cho những người phụ nữ số tiền tương đương với lương 6 tháng của một người đàn ông (mặc dù không đưa ra số liệu chính xác).
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều trả tiền cho người hiến tóc. Tại những ngôi đền ở miền nam Ấn Độ, những người mộ đạo xếp hàng trong nhiều tiếng đồng hồ để được cạo tóc hoặc râu theo nghi lễ. Một số người cầu nguyện cho con cái, một số người khác cầu cho họ hàng hoặc mong muốn một mùa màng bội thu và khi những lời cầu nguyện của họ trở thành hiện thực, họ sẽ hiến tặng mái tóc của mình.
Theo một số báo cáo, hầu hết tóc thu được từ những ngôi đền này đều tới từ những phụ nữ tới từ vùng nông thôn, những người có mái tóc chưa từng bị nhuộm, sấy hay cắt và có giá trị khoảng 200 bảng Anh. Những lọn tóc được thu thập và rao bán, thường là trên mạng. Năm ngoái, ngôi đền Tirumala đã thu được 2.000 triệu rupee (hơn 22 triêu bảng Anh) từ việc bán đầu giá tóc. Great Lengths, doanh nghiệp bán tóc từ những ngôi đền, nói rằng những mái tóc đều được tự nguyện hiến dâng và họ có đại diện tại Ấn Độ, người mua tóc trực tiếp từ những ngôi đền, cũng như đảm bảo rằng số tiền bán tóc được ủng hộ cho các quỹ từ thiện ở địa phương.
Trong khi những phụ nữ nghèo chỉ nhận được rất ít tiền (hoặc không được gì) cho mái tóc của mình thì những khách hàng tại các tiệm làm đẹp vẫn phải trả giá cắt cổ để có được những mái tóc giả bồng bềnh, bóng bẩy như ý muốn.
Một phụ nữ hiến tóc để bán đấu giá tại ngôi đền Tirumala, Ấn Độ
Bạn thường không được trả tiền mỗi khi đi cắt tóc nhưng công việc làm ăn của Wake, Bloomsbury Wigs (kinh doanh tóc giả), lại dựa chỉ dựa vào nguồn tóc từ trên đầu những phụ nữ ở Anh. Mỗi tuần có khoảng 30-40 bao tải đựng đầy những lọn tóc được đưa tới văn phòng anh. Hàng ngày, một hoặc hai phụ nữ tới tìm Wake để cắt tóc và thay đổi phong cách. Một số người cảm thấy nhàm chán với mái tóc dài, trong khi một số khác lại cần tiền và đôi ba người cắt tóc để quyên tiền làm từ thiện.
Wake cho biết anh thích trả giá cao cho phụ nữ ở Anh hơn là mua tóc từ các đại lý và 90% số tóc thu mua được chất vào trong nhũng chiếc hộp nhựa trong suốt xung quanh anh dùng để tạo ra tóc giả.
Số tóc còn lại được dùng để nối tóc. "Nếu tóc của cô quăn, chúng tôi không thể chúng dùng để nối tóc", anh nói. "Nó có thể bị xỉn sau một thời gian".
Ngày nay, mái tóc của người phụ nữ không chỉ là biểu tượng của sự dịu dàng, nữ tính mà còn trở thành một ngành công nghiệp lớn. Từ Ấn Độ tới Peru, buôn bán tóc đã lan rộng khắp toàn cầu và nước Anh cũng không ngoại lệ. Năm ngoái, Hải quan Anh ghi nhận 38 triệu bảng Anh (1 bảng Anh tương đương 1,6 usd) giá trị tóc nhập khẩu (bao gồm tóc người và lông các loại động vật khác), khiến Anh trở thành nước nhập khẩu tóc ********* thứ ba trên thế giới.
Mặc dù kinh tế suy thoái, ngành công nghiệp nối tóc ở Anh vẫn phát triển mạnh mẽ với những công ty làm trong ngành này có doanh thu từ 45 triệu tới 60 triệu bảng Anh (theo số liệu của IBIS World có trụ sở tại London), tiền thuế từ các tiệm làm đẹp dự đoán sẽ tăng 3,64 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2012-2013.
Tại thẩm mỹ viện Inanch ở trung tâm London, nối tóc bằng sản phẩm của hãng Great Lengths có giá khoảng 900 bảng Anh và có thể giữ được trong 6 tháng. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc cắt, nhuộm vẫn không thay đổi thì lợi nhuận từ việc nối tóc tại thẩm mỹ viện này đã tăng 60% so với năm ngoái. Chủ thẩm mỹ viện Inanch Emir có những khách hàng nổi tiếng từ Cher Lloyd, Mischa Barton...
"Tôi nối hai hoặc ba bộ tóc một ngày", cô cho biết.
Theo Emir, sở thích nối tóc của người Anh khởi nguồn từ Victoria Beckham Posh. "Trong một thời gian dài chỉ có những người nổi tiếng mới biết về mái tóc nối của mình nhưng khi tóc Posh từ ngắn chuyển sang dài, mọi người đã nhận ra là cô nối tóc".
Những phụ nữ làm việc tại một nhà máy gia công tóc
Đằng sau sự lộng lẫy, lợi nhuận và các lọn tóc đóng gói gọn gàng là những gì mà nhà nghiên cứu Caroline Cox gọi là "góc tối" của ngành công nghiệp này. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp như Bloomsbury Wigs, hầu hết nguông tóc đều được thu thập từ những quốc gia nơi những mái tóc dài, tự nhiên vẫn còn là chuẩn mực của cái đẹp - tuy nhiên đó cũng là nơi có những phụ nữ nghèo tới nỗi phải bán tài sản quý giá nhất của mình.
Cox chỉ ra rằng việc khai thác nguồn cung cấp tóc từ những quốc gia trên đã củng cố ngành công nghiệp tóc kể từ khi tóc giả trở nên phổ biến ở Anh trong thời kỳ Edwardian.
"Nó thu lợi từ những người chịu thiệt thòi", bà nói. "Tóc của những phụ nữ lao động được sử dụng để trang trí trên đầu của những người có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Chuyện này đã diễn ra hàng trăm năm qua".
Phần lớn tóc thật được những người thu mua nhỏ lẻ mua tại các ngôi làng ở Ấn Độ, Trung Quốc và đông Âu, họ trả một khoản tiền nhỏ để đổi lấy bộ tóc của những phụ nữ nghèo. Theo một nhà nhập khẩu có trụ sở tại Ukraine: "Những người phụ nữ không bán tóc vì thích thú. Chỉ khi họ gặp khó khăn về tài chính tạm thời, họ mới bán tóc của mình."
Đáng lo ngại hơn, trở lại năm 2006, Observer đưa tin một số ông chồng tại Ấn Độ ép vợ mình phải bán mái tóc của họ, những trẻ em khu ổ chuột bị lừa cắt tóc để đổi lấy đồ chơi và thậm chí có trường hợp một nhóm người hiên ngang trộm tóc của một phụ nữ giữa thanh thiên bạch nhật.
Khi Victoria Beckham phát biểu vào năm 2003 rằng "mái tóc giả của tôi tới từ những tù nhân Nga, vì thế tôi mang khối tế bào của người Nga trên đầu" có lẽ nhiều người cô nói đùa cho tới khi cơ quan Cải cách Nhà tù Trung tâm Moscow thừa nhận rằng : những quản tù bị ép cạo râu và bán tóc của những tù nhân.
Nhờ những câu chuyện đáng sợ như vậy mà những công ty danh tiếng cố gắng đảm bảo rằng tóc họ bán là "hợp với luân thường đạo lý". Balmain Hair giải thích rằng họ có nguồn tóc từ Trung Quốc trong gần 50 năm và trả cho những người phụ nữ số tiền tương đương với lương 6 tháng của một người đàn ông (mặc dù không đưa ra số liệu chính xác).
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều trả tiền cho người hiến tóc. Tại những ngôi đền ở miền nam Ấn Độ, những người mộ đạo xếp hàng trong nhiều tiếng đồng hồ để được cạo tóc hoặc râu theo nghi lễ. Một số người cầu nguyện cho con cái, một số người khác cầu cho họ hàng hoặc mong muốn một mùa màng bội thu và khi những lời cầu nguyện của họ trở thành hiện thực, họ sẽ hiến tặng mái tóc của mình.
Theo một số báo cáo, hầu hết tóc thu được từ những ngôi đền này đều tới từ những phụ nữ tới từ vùng nông thôn, những người có mái tóc chưa từng bị nhuộm, sấy hay cắt và có giá trị khoảng 200 bảng Anh. Những lọn tóc được thu thập và rao bán, thường là trên mạng. Năm ngoái, ngôi đền Tirumala đã thu được 2.000 triệu rupee (hơn 22 triêu bảng Anh) từ việc bán đầu giá tóc. Great Lengths, doanh nghiệp bán tóc từ những ngôi đền, nói rằng những mái tóc đều được tự nguyện hiến dâng và họ có đại diện tại Ấn Độ, người mua tóc trực tiếp từ những ngôi đền, cũng như đảm bảo rằng số tiền bán tóc được ủng hộ cho các quỹ từ thiện ở địa phương.
Trong khi những phụ nữ nghèo chỉ nhận được rất ít tiền (hoặc không được gì) cho mái tóc của mình thì những khách hàng tại các tiệm làm đẹp vẫn phải trả giá cắt cổ để có được những mái tóc giả bồng bềnh, bóng bẩy như ý muốn.