Năm 2012 này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) sau khi ông qua đời 28 năm. Trong danh sách các tác phẩm được vinh danh của ông, có tên bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” với rất nhiều chuyện bí ẩn.
Mối duyên sau 29 năm
Bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” do NSND Phạm Kỳ Nam đạo diễn ra đời năm 1975. Đúng 30 năm sau ngày lễ thiêng liêng diễn ra trên Quảng trường Ba Đình, đánh dấu ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người dân VN mới lần đầu tiên được tiếp cận một bộ phim tài liệu quý giá ghi lại chân thực diễn biến không khí của ngày đó.
Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
Những thước phim đen trắng làm người xem xúc động với hình ảnh những đoàn người nô nức kéo về Quảng trường Ba Đình, nắm tay vung cao và hát vang bài “Diệt phát xít”, cùng lời tuyên thệ Độc lập của quốc dân vang động quảng trường... Ít ai biết rằng, chỉ trước đó 1 năm, vào năm 1974, trong một chuyến sang Pháp để thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Phạm Kỳ Nam mới được tiếp cận với những thước phim lần đầu tiên.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Tú- vợ của đạo diễn, NSND Phạm Kỳ Nam nhớ lại: “Ông Nam có được những thước phim quý giá này rất tình cờ. Một buổi sáng mùa đông, khi đang ở Pháp, có một người gọi điện thoại đến phòng ông, nói là muốn gặp để chuyển một món quà rất có ích cho công việc của ông ấy. Ông đi tới nơi hẹn, đó là nhà của một Việt kiều tại Paris. Tại đó, ông được trao lại một hộp phim nhỏ đã được gìn giữ rất công phu và đó chính là 5 phút quý giá về Ngày Độc lập 2.9 thiêng liêng của dân tộc”.
Theo đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể lại, khi ông hỏi người Việt kiều về tác giả của đoạn phim, ông đã nhận được câu trả lời: “Tôi không biết gì hơn vì không phải là người quay. Chỉ biết những đoạn phim đó có ích cho các ông, và tôi đã trao tận tay ông, vì tôi rất yêu mến đất nước, nhân dân Việt Nam”. Với điện ảnh tài liệu VN, đây là những thước phim quý như vàng vì đã bao lâu rồi, các nghệ sĩ từng ước ao được sở hữu những cảnh quay ấy mà không thể có được do ông chủ hiệu ảnh Hương Ký- người được Ban tổ chức Lễ Độc lập 1945 giao nhiệm vụ ghi hình đã trả lời việc ghi hình thất bại vì máy bị trục trặc.
Khi có được những thước phim tư liệu quý giá này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã tổ chức biên tập, dựng lại, viết lời bình... để một thời gian ngắn sau, nó đến được với khán giả, giúp bao người VN được thấy, cảm nhận không khí oai hùng và không thể quên trong Ngày Độc lập.
Từ khi bộ phim ra đời ở thời điểm 1975 cho đến ngày đạo diễn Phạm Kỳ Nam mất (năm 1984), trong lòng ông vẫn luôn canh cánh với câu hỏi: Ai là người đã bí mật quay những thước phim quý giá ấy? Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã nhiều lần tìm kiếm câu trả lời, đã tìm hiểu thông tin từ ông Nguyễn Hữu Đang - người được giao trọng trách Trưởng ban Tổ chức ngày lễ Độc lập nhưng cũng không có manh mối gì hơn.
Người quay phim bí mật
Ông Nguyễn Hữu Đang đã từng cho đạo diễn Phạm Kỳ Nam biết: “Tôi chỉ có thể đoán theo hai khả năng, mà cũng chưa dám nghiêng hẳn về phía nào: Một là hiệu Hương Ký quay, hai là phái đoàn Patty (Mỹ) quay. Hiện chưa có đủ chứng cứ để khẳng định dứt khoát.
Chủ hiệu Hương Ký là người được giao nhiệm vụ quay lại buổi lễ nhưng một tuần lễ sau Ngày Độc lập, ông Hương Ký cho biết không quay được vì máy trục trặc. Nhưng chỉ ít ngày sau, quân Tàu Tưởng đưa bọn Vũ Hồng Khanh vào Việt Nam thì Hương Ký liền theo Quốc dân đảng.
Tôi đoán có thể ông chủ hiệu Hương Ký không thật lòng, không quay phim, rồi đổ lỗi cho máy, hoặc cũng có khả năng, ông ta cho quay nhưng lại không bàn giao phim cho ban tổ chức. Và gần 30 năm sau, những thước phim có số phận đặc biệt này đã tìm được đường quay lại với đất nước”.
Giả thiết có những thước phim này hoặc là từ hiệu ảnh Hương Ký đã được củng cố thêm từ những cứ liệu khác. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Trong một số tấm ảnh chúng tôi được ông David Marr- một nhà nghiên cứu sử học Úc gốc Mỹ, cung cấp và theo ông cũng do người Mỹ chụp, có một bức chụp lễ đài nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Quan sát kỹ có thể thấy, đứng bên phải Cụ có một người cầm ô và đáng chú ý là từ phía bên trái có một người đang quay phim hướng ống kính về phía Cụ Hồ. Góc quay này ứng với đoạn phim quay Người đọc Tuyên ngôn nhìn nghiêng mà chúng ta đã được xem. Quan sát trên ảnh thấy đó không phải là người nước ngoài, điều đó cho thấy, chỉ có thể là người của hiệu ảnh Hương Ký...”.
Cho đến Ngày Độc lập năm 2012 này, 67 năm từ ngày 2/9/1945 đã trôi qua, những người liên quan đến bộ phim như đạo diễn Phạm Kỳ Nam, ông Nguyễn Hữu Đang, ông chủ hiệu ảnh Hương Ký, người thực hiện các thước phim đặc biệt... đều đã trở thành người thiên cổ.
Vì vậy câu hỏi: “Ai là người thực hiện những cảnh quay quý giá bậc nhất về Ngày Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” cho đến nay vẫn không thể có câu trả lời chính xác. Chỉ có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, cho dù có những bí mật ẩn sau 5 phút phim tư liệu đó, bao nhiêu lưu lạc đã trải qua thì cuối cùng, nó cũng đã tìm được đường về với đất nước Việt Nam.
Mối duyên sau 29 năm
Bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” do NSND Phạm Kỳ Nam đạo diễn ra đời năm 1975. Đúng 30 năm sau ngày lễ thiêng liêng diễn ra trên Quảng trường Ba Đình, đánh dấu ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người dân VN mới lần đầu tiên được tiếp cận một bộ phim tài liệu quý giá ghi lại chân thực diễn biến không khí của ngày đó.
Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
Những thước phim đen trắng làm người xem xúc động với hình ảnh những đoàn người nô nức kéo về Quảng trường Ba Đình, nắm tay vung cao và hát vang bài “Diệt phát xít”, cùng lời tuyên thệ Độc lập của quốc dân vang động quảng trường... Ít ai biết rằng, chỉ trước đó 1 năm, vào năm 1974, trong một chuyến sang Pháp để thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Phạm Kỳ Nam mới được tiếp cận với những thước phim lần đầu tiên.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Tú- vợ của đạo diễn, NSND Phạm Kỳ Nam nhớ lại: “Ông Nam có được những thước phim quý giá này rất tình cờ. Một buổi sáng mùa đông, khi đang ở Pháp, có một người gọi điện thoại đến phòng ông, nói là muốn gặp để chuyển một món quà rất có ích cho công việc của ông ấy. Ông đi tới nơi hẹn, đó là nhà của một Việt kiều tại Paris. Tại đó, ông được trao lại một hộp phim nhỏ đã được gìn giữ rất công phu và đó chính là 5 phút quý giá về Ngày Độc lập 2.9 thiêng liêng của dân tộc”.
Theo đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể lại, khi ông hỏi người Việt kiều về tác giả của đoạn phim, ông đã nhận được câu trả lời: “Tôi không biết gì hơn vì không phải là người quay. Chỉ biết những đoạn phim đó có ích cho các ông, và tôi đã trao tận tay ông, vì tôi rất yêu mến đất nước, nhân dân Việt Nam”. Với điện ảnh tài liệu VN, đây là những thước phim quý như vàng vì đã bao lâu rồi, các nghệ sĩ từng ước ao được sở hữu những cảnh quay ấy mà không thể có được do ông chủ hiệu ảnh Hương Ký- người được Ban tổ chức Lễ Độc lập 1945 giao nhiệm vụ ghi hình đã trả lời việc ghi hình thất bại vì máy bị trục trặc.
Khi có được những thước phim tư liệu quý giá này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã tổ chức biên tập, dựng lại, viết lời bình... để một thời gian ngắn sau, nó đến được với khán giả, giúp bao người VN được thấy, cảm nhận không khí oai hùng và không thể quên trong Ngày Độc lập.
Từ khi bộ phim ra đời ở thời điểm 1975 cho đến ngày đạo diễn Phạm Kỳ Nam mất (năm 1984), trong lòng ông vẫn luôn canh cánh với câu hỏi: Ai là người đã bí mật quay những thước phim quý giá ấy? Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã nhiều lần tìm kiếm câu trả lời, đã tìm hiểu thông tin từ ông Nguyễn Hữu Đang - người được giao trọng trách Trưởng ban Tổ chức ngày lễ Độc lập nhưng cũng không có manh mối gì hơn.
Người quay phim bí mật
Ông Nguyễn Hữu Đang đã từng cho đạo diễn Phạm Kỳ Nam biết: “Tôi chỉ có thể đoán theo hai khả năng, mà cũng chưa dám nghiêng hẳn về phía nào: Một là hiệu Hương Ký quay, hai là phái đoàn Patty (Mỹ) quay. Hiện chưa có đủ chứng cứ để khẳng định dứt khoát.
Chủ hiệu Hương Ký là người được giao nhiệm vụ quay lại buổi lễ nhưng một tuần lễ sau Ngày Độc lập, ông Hương Ký cho biết không quay được vì máy trục trặc. Nhưng chỉ ít ngày sau, quân Tàu Tưởng đưa bọn Vũ Hồng Khanh vào Việt Nam thì Hương Ký liền theo Quốc dân đảng.
Tôi đoán có thể ông chủ hiệu Hương Ký không thật lòng, không quay phim, rồi đổ lỗi cho máy, hoặc cũng có khả năng, ông ta cho quay nhưng lại không bàn giao phim cho ban tổ chức. Và gần 30 năm sau, những thước phim có số phận đặc biệt này đã tìm được đường quay lại với đất nước”.
Trước khi có những thước phim tư liệu màu của các nhà làm phim nước ngoài tặng hay bán bản quyền trong vài năm gần đây, phim tài liệu đen trắng “Ngày Độc lập 2/9/1945” do đạo diễn NSND Phạm Kỳ Nam sản xuất là tư liệu hết sức quý giá về thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc, khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
Quan sát kỹ có thể thấy, đứng bên phải Cụ có một người cầm ô và đáng chú ý là từ phía bên trái có một người đang quay phim hướng ống kính về phía Cụ Hồ. Góc quay này ứng với đoạn phim quay Người đọc Tuyên ngôn nhìn nghiêng mà chúng ta đã được xem. Quan sát trên ảnh thấy đó không phải là người nước ngoài, điều đó cho thấy, chỉ có thể là người của hiệu ảnh Hương Ký...”.
Cho đến Ngày Độc lập năm 2012 này, 67 năm từ ngày 2/9/1945 đã trôi qua, những người liên quan đến bộ phim như đạo diễn Phạm Kỳ Nam, ông Nguyễn Hữu Đang, ông chủ hiệu ảnh Hương Ký, người thực hiện các thước phim đặc biệt... đều đã trở thành người thiên cổ.
Vì vậy câu hỏi: “Ai là người thực hiện những cảnh quay quý giá bậc nhất về Ngày Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” cho đến nay vẫn không thể có câu trả lời chính xác. Chỉ có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, cho dù có những bí mật ẩn sau 5 phút phim tư liệu đó, bao nhiêu lưu lạc đã trải qua thì cuối cùng, nó cũng đã tìm được đường về với đất nước Việt Nam.