Vậy nhưng trong câu chuyện tưởng chừng đã quá cũ đó, chúng tôi vẫn thấy day dứt khi chứng kiến cảnh bệnh nhân ở BV Xanh Pôn tranh nhau xin được nằm ngoài hành lang… “cho sướng”.
Khổ hơn chạy lụt
Ngày 31/8, các phòng bệnh nội trú tại BV Xanh Pôn yên tĩnh và vắng vẻ hơn đôi chút so với các ngày trước, bởi theo y bác sĩ của BV giải thích có khá nhiều bệnh nhân nhẹ, nhà gần xin về ăn Rằm tháng 7. Tuy vậy, tình cảnh quá tải vẫn còn do lượng bệnh nhân quá nhiều.
Chẳng hạn tại buồng bệnh số 4 của khoa Nội 1, diện tích buồng bệnh được thiết kế chỉ đủ kê 4 giường song nhiều năm nay các bác sĩ đã khỏa lấp khoảng trống nhỏ nhoi dành để tác nghiệp trong buồng bệnh bằng 2 giường nữa. Công suất sử dụng giường bệnh cũng được tăng tối đa có thể, trong đó có những giường phải nằm ghép 3, 4 bệnh nhân, người nằm ngược, kẻ nằm xuôi vô cùng khổ sở.
Bệnh nhân Lý Thị Bảy (58 tuổi, ở Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) vào điều trị bệnh hen được 5 ngày nay giãi bày: “5 ngày ở viện là cả 5 ngày tôi mất ngủ bởi nóng bức và chật chội không sao chịu nổi.
Bệnh nhân nằm ở hành lang cũng phải nằm ghép
Cả phòng chỉ có một quạt trần, kê 6 giường, lúc nào cũng nhồi nhét 10-15 bệnh nhân, nhiều khi truyền dịch cũng phải ngồi vì không đủ chỗ cho 3 người nằm tráo đầu đuôi, đi viện mà khổ còn hơn chạy giặc”.
Bà Bảy kể tiếp “từ khi mắc hen hầu như tháng nào tôi cũng phải vào BV Xanh Pôn điều trị khoảng 7-15 ngày. Cách đây 3, 4 năm tôi đã được nghe bác sĩ nói BV chuẩn bị cải tạo và chúng tôi sẽ được chuyển sang khu điều trị khang trang hơn, khấp khởi mong đợi mãi mà đến giờ vẫn chẳng thấy thay đổi gì. Nằm ở tầng 1 như chúng tôi còn đỡ, nhiều bệnh nhân nằm ở tầng áp mái còn kêu mỗi hôm mưa to là tường, trần buồng bệnh bị ngấm nước, ẩm mốc cả tuần”.
Ngay cả khu vực hành lang của khoa Nội 1, nơi một số giường bệnh được kê thêm để tận dụng tối đa diện tích nhằm giảm quá tải, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép. Thông thường chỉ khi các buồng bệnh không thể “nhồi nhét” thêm được, bệnh nhân mới bị đẩy ra nằm tạm ngoài hành lang nhưng tại khoa Nội này, một nghịch lý là bệnh nhân “VIP” mới được… nằm hành lang.
Phe phảy chiếc quạt nan để xua đi oi bức, bệnh nhân Nguyễn Thị Kim (50 tuổi, ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) cho biết bà bị tai biến mạch máu não, vào điều trị tại BV Xanh Pôn chục ngày nay, phải xin mãi mới được bác sĩ cho ra nằm ở ngoài hành lang. “Lúc đầu người nhà vào thăm toàn lắc đầu thương cảm khi thấy tôi phải nằm ngoài hành lang nhưng khi chứng kiến cảnh các bệnh nhân nằm trong buồng bệnh lúc nào cũng chen chúc, ngột ngạt thì họ công nhận với tôi là nằm ngoài hành lang hóa ra lại sướng hơn” - bà Kim phấn chấn.
Bao giờ mới hết nằm ghép?
Trước tình trạng quá tải BV ngày càng gia tăng, mới đây UBND TP Hà Nội đã giao Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng đề án “Giảm quá tải các BV thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020”. Đề án đặt ra mục tiêu sớm nhất từ nay đến năm 2015 phải giải quyết được tình trạng nằm ghép tại các BV, bằng giải pháp xây mới 25 BV, dự kiến đưa vào sử dụng thêm 8.350 giường bệnh; nâng cấp 14 BV và mở rộng 6 BV tại các cơ sở y tế hiện có. Về chuyên môn, ngành y tế cũng đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế, hiện đại hóa các BV khu vực nội đô, BV hạng I để triển khai các kỹ thuật cao; nâng cấp trang thiết bị cho các BV đa khoa tuyến huyện nhằm bảo đảm triển khai tốt kỹ thuật đã được phân tuyến.
Trong số này, BV Đa khoa Xanh Pôn được xác định là đơn vị tiên phong trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, triển khai, ứng dụng hiệu quả những kỹ thuật y học tiên tiến để giảm thời gian điều trị. Hiện nay, trình độ chuyên môn của các bác sĩ được đánh giá tốt, trang thiết bị y tế hỗ trợ đã được chuẩn bị cơ bản.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo BV, khó có thể triển khai chương trình phát triển ở mức tốt nhất nếu điều kiện cơ sở hạ tầng của BV xuống cấp nghiêm trọng và tình trạng quá tải không được cải thiện. Thậm chí, sự quá tải cũng như xuống cấp của cơ sở hạ tầng BV còn khiến cho công tác điều trị bị hạn chế, đang đe dọa tính mạng của cả người bệnh và nhân viên y tế.
Bà Nguyễn Phạm Ý Nhi, Giám đốc BV cho rằng, đề án cải tạo BV Đa khoa Xanh Pôn là việc làm cần thiết, mang tính cấp bách. Chỉ khi tình trạng quá tải được giải quyết thì người dân mới có thể được hưởng các dịch vụ, kỹ thuật điều trị hiện đại, được chăm sóc tốt hơn.
Khổ hơn chạy lụt
Ngày 31/8, các phòng bệnh nội trú tại BV Xanh Pôn yên tĩnh và vắng vẻ hơn đôi chút so với các ngày trước, bởi theo y bác sĩ của BV giải thích có khá nhiều bệnh nhân nhẹ, nhà gần xin về ăn Rằm tháng 7. Tuy vậy, tình cảnh quá tải vẫn còn do lượng bệnh nhân quá nhiều.
Chẳng hạn tại buồng bệnh số 4 của khoa Nội 1, diện tích buồng bệnh được thiết kế chỉ đủ kê 4 giường song nhiều năm nay các bác sĩ đã khỏa lấp khoảng trống nhỏ nhoi dành để tác nghiệp trong buồng bệnh bằng 2 giường nữa. Công suất sử dụng giường bệnh cũng được tăng tối đa có thể, trong đó có những giường phải nằm ghép 3, 4 bệnh nhân, người nằm ngược, kẻ nằm xuôi vô cùng khổ sở.
Bệnh nhân Lý Thị Bảy (58 tuổi, ở Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) vào điều trị bệnh hen được 5 ngày nay giãi bày: “5 ngày ở viện là cả 5 ngày tôi mất ngủ bởi nóng bức và chật chội không sao chịu nổi.
Bệnh nhân nằm ở hành lang cũng phải nằm ghép
Cả phòng chỉ có một quạt trần, kê 6 giường, lúc nào cũng nhồi nhét 10-15 bệnh nhân, nhiều khi truyền dịch cũng phải ngồi vì không đủ chỗ cho 3 người nằm tráo đầu đuôi, đi viện mà khổ còn hơn chạy giặc”.
Bà Bảy kể tiếp “từ khi mắc hen hầu như tháng nào tôi cũng phải vào BV Xanh Pôn điều trị khoảng 7-15 ngày. Cách đây 3, 4 năm tôi đã được nghe bác sĩ nói BV chuẩn bị cải tạo và chúng tôi sẽ được chuyển sang khu điều trị khang trang hơn, khấp khởi mong đợi mãi mà đến giờ vẫn chẳng thấy thay đổi gì. Nằm ở tầng 1 như chúng tôi còn đỡ, nhiều bệnh nhân nằm ở tầng áp mái còn kêu mỗi hôm mưa to là tường, trần buồng bệnh bị ngấm nước, ẩm mốc cả tuần”.
Ngay cả khu vực hành lang của khoa Nội 1, nơi một số giường bệnh được kê thêm để tận dụng tối đa diện tích nhằm giảm quá tải, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép. Thông thường chỉ khi các buồng bệnh không thể “nhồi nhét” thêm được, bệnh nhân mới bị đẩy ra nằm tạm ngoài hành lang nhưng tại khoa Nội này, một nghịch lý là bệnh nhân “VIP” mới được… nằm hành lang.
Phe phảy chiếc quạt nan để xua đi oi bức, bệnh nhân Nguyễn Thị Kim (50 tuổi, ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) cho biết bà bị tai biến mạch máu não, vào điều trị tại BV Xanh Pôn chục ngày nay, phải xin mãi mới được bác sĩ cho ra nằm ở ngoài hành lang. “Lúc đầu người nhà vào thăm toàn lắc đầu thương cảm khi thấy tôi phải nằm ngoài hành lang nhưng khi chứng kiến cảnh các bệnh nhân nằm trong buồng bệnh lúc nào cũng chen chúc, ngột ngạt thì họ công nhận với tôi là nằm ngoài hành lang hóa ra lại sướng hơn” - bà Kim phấn chấn.
Bao giờ mới hết nằm ghép?
Trước tình trạng quá tải BV ngày càng gia tăng, mới đây UBND TP Hà Nội đã giao Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng đề án “Giảm quá tải các BV thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020”. Đề án đặt ra mục tiêu sớm nhất từ nay đến năm 2015 phải giải quyết được tình trạng nằm ghép tại các BV, bằng giải pháp xây mới 25 BV, dự kiến đưa vào sử dụng thêm 8.350 giường bệnh; nâng cấp 14 BV và mở rộng 6 BV tại các cơ sở y tế hiện có. Về chuyên môn, ngành y tế cũng đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế, hiện đại hóa các BV khu vực nội đô, BV hạng I để triển khai các kỹ thuật cao; nâng cấp trang thiết bị cho các BV đa khoa tuyến huyện nhằm bảo đảm triển khai tốt kỹ thuật đã được phân tuyến.
Trong số này, BV Đa khoa Xanh Pôn được xác định là đơn vị tiên phong trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, triển khai, ứng dụng hiệu quả những kỹ thuật y học tiên tiến để giảm thời gian điều trị. Hiện nay, trình độ chuyên môn của các bác sĩ được đánh giá tốt, trang thiết bị y tế hỗ trợ đã được chuẩn bị cơ bản.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo BV, khó có thể triển khai chương trình phát triển ở mức tốt nhất nếu điều kiện cơ sở hạ tầng của BV xuống cấp nghiêm trọng và tình trạng quá tải không được cải thiện. Thậm chí, sự quá tải cũng như xuống cấp của cơ sở hạ tầng BV còn khiến cho công tác điều trị bị hạn chế, đang đe dọa tính mạng của cả người bệnh và nhân viên y tế.
Bà Nguyễn Phạm Ý Nhi, Giám đốc BV cho rằng, đề án cải tạo BV Đa khoa Xanh Pôn là việc làm cần thiết, mang tính cấp bách. Chỉ khi tình trạng quá tải được giải quyết thì người dân mới có thể được hưởng các dịch vụ, kỹ thuật điều trị hiện đại, được chăm sóc tốt hơn.