Từ cái đầu to bí ẩn
Bé có cái đầu kỳ lạ này là con của chị Hồ Thị Lệ và Trần Văn Việt (dân tộc Ca Dong) ngụ thôn 5, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bé Hoài với cái đầu to lạ thường
Vừa đặt chân đến cổng nhà bé, chúng tôi đã nghe tiếng rên rỉ kéo dài từng hồi. Thấy có người lạ, người hàng xóm Hồ Thị Lơi nói vọng theo: “Không ai ở nhà đâu, mẹ thằng đầu to đi rẫy, tối mới về cho nó ăn”.
Người hàng xóm vừa chỉ vào cửa vừa lắc đầu liên tục: “Cả xóm này có ai đến gần con ma rừng ấy đâu”.
Đẩy cửa bước vào, phóng viên (PV) vô cùng bàng hoàng trước một em bé có cơ thể lạ thường nằm giữa nhà, trên người chỉ đắp tấm chăn mỏng. Thấy có người lạ đến, mắt bé trợn tròn đảo liên tục rồi ứa khóc, kèm theo tiếng rú như người câm. Tay, chân bé co quéo lại, cơ thể từ cổ xuống chân gầy đét. Chiều cao vỏn vẹn chưa đầy 60 cm nhưng cái đầu to một cách lạ thường.
Theo ước tính, chiều cao của đầu (từ cằm lên) khoảng 35 cm, đường kính cũng đạt xấp xỉ 40 cm, toàn bộ phần đầu bé mềm nhũn, tóc thưa thớt lẫn vãi sừng. Rọi ánh sáng vào đầu bé, PV thấy nhiều chất lỏng như nước.
Đến hoàn cảnh xót xa
Chị Lệ (27 tuổi) thổn thức: Lúc mới sinh ra, cơ thể con trai chị bình thường như bao đứa trẻ khác. Đến 2 tháng tuổi, trong một lần tiêm chủng, các bác sĩ phát hiện sau đầu bé Hoài có một khối u nhưng không rõ u gì.
Chị Lệ rọi đèn pin chỉ vào chất lỏng như nước trong đầu con.
Ngày hôm sau, chị ẵm con xuống Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam (TP Tam Kỳ) chữa trị. Song kết quả nhận được là cái lắc đầu từ bác sĩ.
Không cam lòng nhìn con bệnh tật, chị Lệ bán hết gia sản lấy tiền đưa bé Hoài ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, song kết quả cũng không khả quan. Cuối cùng, chị ngậm ngùi mang con về chăm sóc.
Thấy con bệnh tật, người bố cũng nhẫn tâm bỏ ba mẹ con đi lấy vợ khác vì lý do “không thể ở chung với con ma rừng”. Ông bà nội cách đó 3 km cũng không một lần ghé thăm. Từ đó, gánh nặng tinh thần lẫn vật chất luôn đè nặng lên đôi vai của chị Lệ.
Hy vọng thông qua bài viết này, gia đình bé Hoài có thể sớm nhận được sự quan tâm của ngành y tế và toàn xã hội.
Theo B. Hải (Người lao động)
Bé có cái đầu kỳ lạ này là con của chị Hồ Thị Lệ và Trần Văn Việt (dân tộc Ca Dong) ngụ thôn 5, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bé Hoài với cái đầu to lạ thường
Vừa đặt chân đến cổng nhà bé, chúng tôi đã nghe tiếng rên rỉ kéo dài từng hồi. Thấy có người lạ, người hàng xóm Hồ Thị Lơi nói vọng theo: “Không ai ở nhà đâu, mẹ thằng đầu to đi rẫy, tối mới về cho nó ăn”.
Người hàng xóm vừa chỉ vào cửa vừa lắc đầu liên tục: “Cả xóm này có ai đến gần con ma rừng ấy đâu”.
Đẩy cửa bước vào, phóng viên (PV) vô cùng bàng hoàng trước một em bé có cơ thể lạ thường nằm giữa nhà, trên người chỉ đắp tấm chăn mỏng. Thấy có người lạ đến, mắt bé trợn tròn đảo liên tục rồi ứa khóc, kèm theo tiếng rú như người câm. Tay, chân bé co quéo lại, cơ thể từ cổ xuống chân gầy đét. Chiều cao vỏn vẹn chưa đầy 60 cm nhưng cái đầu to một cách lạ thường.
Theo ước tính, chiều cao của đầu (từ cằm lên) khoảng 35 cm, đường kính cũng đạt xấp xỉ 40 cm, toàn bộ phần đầu bé mềm nhũn, tóc thưa thớt lẫn vãi sừng. Rọi ánh sáng vào đầu bé, PV thấy nhiều chất lỏng như nước.
Đến hoàn cảnh xót xa
Chị Lệ (27 tuổi) thổn thức: Lúc mới sinh ra, cơ thể con trai chị bình thường như bao đứa trẻ khác. Đến 2 tháng tuổi, trong một lần tiêm chủng, các bác sĩ phát hiện sau đầu bé Hoài có một khối u nhưng không rõ u gì.
Chị Lệ rọi đèn pin chỉ vào chất lỏng như nước trong đầu con.
Ngày hôm sau, chị ẵm con xuống Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam (TP Tam Kỳ) chữa trị. Song kết quả nhận được là cái lắc đầu từ bác sĩ.
Không cam lòng nhìn con bệnh tật, chị Lệ bán hết gia sản lấy tiền đưa bé Hoài ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, song kết quả cũng không khả quan. Cuối cùng, chị ngậm ngùi mang con về chăm sóc.
Thấy con bệnh tật, người bố cũng nhẫn tâm bỏ ba mẹ con đi lấy vợ khác vì lý do “không thể ở chung với con ma rừng”. Ông bà nội cách đó 3 km cũng không một lần ghé thăm. Từ đó, gánh nặng tinh thần lẫn vật chất luôn đè nặng lên đôi vai của chị Lệ.
Hy vọng thông qua bài viết này, gia đình bé Hoài có thể sớm nhận được sự quan tâm của ngành y tế và toàn xã hội.
Theo B. Hải (Người lao động)