Sơ tán đối phó với siêu bão
Hàng chục triệu cư dân ở bờ Đông nước Mỹ đang gồng mình chuẩn bị đối phó với siêu bão Sandy mà theo cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ đây có thể là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào nước này. Sau khi đã cướp đi sinh mạng của 66 người ở Caribbean, Sandy đang trên đường tiến về khu vực dân cư đông đúc, gồm cả Washington, New York và Boston. Các quan chức Mỹ cảnh báo, tác động của nó có thể kéo dài hàng trăm dặm.
Hôm qua, chính quyền Mỹ đã ra lệnh sơ tán trên diện rộng dân cư sinh sống dọc vùng duyên hải và hủy hàng trăm chuyến bay xuyên Đại Tây Dương để đối phó với trận siêu bão này. Các chuyên gia dự báo thời tiết đã cảnh báo về những tác động thảm khốc khi trận bão lịch sử dự kiến sẽ đổ bộ vào cuối ngày thứ Hai hoặc sáng sớm thứ Ba, trong đó New Jersey và thành phố New York đang phải đối diện với những tình huống đặc biệt nguy hiểm.
Chính quyền New York đã ban hành lệnh sơ tán hàng trăm nghìn người ở những khu vực bờ biển thấp nằm trên đường đi dự kiến của bão Sandy. Khoảng 1.100 lính biên phòng đã được triển khai ở các thị trấn và khu dân cư.
Cư dân ở Long Beach, New York, chuẩn bị các bao cát đốt phó với bão Sandy hôm Chủ Nhật
Thị trưởng New York Michael Bloomberg đã ra lệnh sơ tán bắt buộc đối với 375.000 người, trong đó có những vùng duyên hải bị đe dọa là Coney Island và Staten Island.
Thành phố này có kế hoạch lập 72 trại tạm trú ở các trường học và tòa nhà và đêm Chủ Nhật cũng đã yêu cầu đóng cửa các hệ thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt và tàu hỏa.
Theo Trung tâm dự báo bão quốc gia Mỹ, vào lúc 15:00 GMT, bão Sandy đang ở vị trí cách New York khoảng 930 km về phía Nam. Dù vẫn còn ở xa ngoài biển nhưng siêu bão này đã cuộn theo những trận gió lớn và sóng biển cao cách xa tâm bão hàng trăm dặm. Gió bão dự kiến sẽ càn quét một khu vực rộng lớn bờ Đông nước Mỹ từ Virginia tới Massachusetts.
Các chuyên gia dự báo thời tiết cho rằng sự hội tụ giữa bão Sandy và không khí lạnh từ phía Bắc Canada có thể tạo ra một siêu bão gây ngập lụt, gió lớn và thậm chí tuyết dày dọc các bang phía Đông và vào sâu cả trong đất liền như Ohio.
Bẩu cử Mỹ bị đe dọa
Siêu bão Sandy đang trên đường đổ bộ vào nước Mỹ đã mang đến một mức độ không chắc chắn mới cho chiến dịch tranh cử tổng thống 2012, tác động tới lịch trình và các cơ hội bỏ phiếu sớm của các ứng viên khi chỉ còn đúng 9 ngày nữa là tới tổng tuyển cử.
Tổng thống Obama đã gọi Sandy là “nghiêm trọng và to lớn” sau cuộc họp ngắn tại trụ sở của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA), đồng thời cảnh báo người dân phải theo dõi sát sao hướng đi của cơn bão.
Ông Obama cũng đã phải hủy các chuyến vận động tranh cử tới Virginia và Colorado vào đầu tuần này, tuần vận động đầy đủ cuối cùng trước ngày bầu cử để tập trung giám sát siêu bão. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng đã hủy các chương trình vận động tranh cử được lên kế hoạch ở Virginia, một trong những bang ganh đua kịch tính nhất để tới Ohio.
Tổng thống Obama trong cuộc họp với Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) tại Washington ngày 28/10/2012
Siêu bão Sandy rất có thể biến phương ngôn “Bất ngờ tháng 10” thành hiện thực khi nó de dọa làm đảo ngược các nhân tố ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tại Mỹ, đặc biệt là bầu cử sớm đang được xem là lợi thế với đương kim tổng thống Obama.
Thống đốc Maryland Martin O'Malley đã hủy bầu cử sớm hôm thứ Hai ở bang của ông, một quyết định mà nhiều thống đốc bang miền Đông khác có thể noi theo. Điều này có thế gây nên tác động đặc biệt đối với những bang như Virginia, chiến trường quan trọng đối với cả bầu cử tổng thống Mỹ và cuộc chạy đua vào Thượng viện.
Đảng Dân chủ đang dựa vào số cử tri đi bỏ phiếu đông, cả qua bầu cử sớm và trong ngày tổng tuyển cử 6/11 để giúp ông Obama ở thêm Nhà Trắng nhiệm kỳ hai. Trong khi hướng di chuyển của Sandy còn chưa chắc chắn, lượng mưa lớn và gió mạnh của cơn bão này có thể làm suy giảm nhiệt tình của các cử tri đi bỏ phiếu sớm ở những bang chủ chốt còn dao động, chẳng hạn như Ohio.
“Rõ ràng, chúng tôi muốn mọi người không bị ảnh hưởng khi đi bỏ phiếu vì càng nhiều cử tri đi bầu chúng tôi càng sẽ có những kết quả tốt hơn”, David Axelrod, cố vấn cao cấp cho Ban vận động tái cử của Tổng thống Obama nói trên CNN hôm Chủ Nhật “Nếu quá khó khăn, đó là một mối quan ngại”.
Hàng chục triệu cư dân ở bờ Đông nước Mỹ đang gồng mình chuẩn bị đối phó với siêu bão Sandy mà theo cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ đây có thể là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào nước này. Sau khi đã cướp đi sinh mạng của 66 người ở Caribbean, Sandy đang trên đường tiến về khu vực dân cư đông đúc, gồm cả Washington, New York và Boston. Các quan chức Mỹ cảnh báo, tác động của nó có thể kéo dài hàng trăm dặm.
Hôm qua, chính quyền Mỹ đã ra lệnh sơ tán trên diện rộng dân cư sinh sống dọc vùng duyên hải và hủy hàng trăm chuyến bay xuyên Đại Tây Dương để đối phó với trận siêu bão này. Các chuyên gia dự báo thời tiết đã cảnh báo về những tác động thảm khốc khi trận bão lịch sử dự kiến sẽ đổ bộ vào cuối ngày thứ Hai hoặc sáng sớm thứ Ba, trong đó New Jersey và thành phố New York đang phải đối diện với những tình huống đặc biệt nguy hiểm.
Chính quyền New York đã ban hành lệnh sơ tán hàng trăm nghìn người ở những khu vực bờ biển thấp nằm trên đường đi dự kiến của bão Sandy. Khoảng 1.100 lính biên phòng đã được triển khai ở các thị trấn và khu dân cư.
Cư dân ở Long Beach, New York, chuẩn bị các bao cát đốt phó với bão Sandy hôm Chủ Nhật
Thị trưởng New York Michael Bloomberg đã ra lệnh sơ tán bắt buộc đối với 375.000 người, trong đó có những vùng duyên hải bị đe dọa là Coney Island và Staten Island.
Thành phố này có kế hoạch lập 72 trại tạm trú ở các trường học và tòa nhà và đêm Chủ Nhật cũng đã yêu cầu đóng cửa các hệ thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt và tàu hỏa.
Theo Trung tâm dự báo bão quốc gia Mỹ, vào lúc 15:00 GMT, bão Sandy đang ở vị trí cách New York khoảng 930 km về phía Nam. Dù vẫn còn ở xa ngoài biển nhưng siêu bão này đã cuộn theo những trận gió lớn và sóng biển cao cách xa tâm bão hàng trăm dặm. Gió bão dự kiến sẽ càn quét một khu vực rộng lớn bờ Đông nước Mỹ từ Virginia tới Massachusetts.
Các chuyên gia dự báo thời tiết cho rằng sự hội tụ giữa bão Sandy và không khí lạnh từ phía Bắc Canada có thể tạo ra một siêu bão gây ngập lụt, gió lớn và thậm chí tuyết dày dọc các bang phía Đông và vào sâu cả trong đất liền như Ohio.
Bẩu cử Mỹ bị đe dọa
Siêu bão Sandy đang trên đường đổ bộ vào nước Mỹ đã mang đến một mức độ không chắc chắn mới cho chiến dịch tranh cử tổng thống 2012, tác động tới lịch trình và các cơ hội bỏ phiếu sớm của các ứng viên khi chỉ còn đúng 9 ngày nữa là tới tổng tuyển cử.
Tổng thống Obama đã gọi Sandy là “nghiêm trọng và to lớn” sau cuộc họp ngắn tại trụ sở của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA), đồng thời cảnh báo người dân phải theo dõi sát sao hướng đi của cơn bão.
Ông Obama cũng đã phải hủy các chuyến vận động tranh cử tới Virginia và Colorado vào đầu tuần này, tuần vận động đầy đủ cuối cùng trước ngày bầu cử để tập trung giám sát siêu bão. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng đã hủy các chương trình vận động tranh cử được lên kế hoạch ở Virginia, một trong những bang ganh đua kịch tính nhất để tới Ohio.
Tổng thống Obama trong cuộc họp với Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) tại Washington ngày 28/10/2012
Siêu bão Sandy rất có thể biến phương ngôn “Bất ngờ tháng 10” thành hiện thực khi nó de dọa làm đảo ngược các nhân tố ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tại Mỹ, đặc biệt là bầu cử sớm đang được xem là lợi thế với đương kim tổng thống Obama.
Thống đốc Maryland Martin O'Malley đã hủy bầu cử sớm hôm thứ Hai ở bang của ông, một quyết định mà nhiều thống đốc bang miền Đông khác có thể noi theo. Điều này có thế gây nên tác động đặc biệt đối với những bang như Virginia, chiến trường quan trọng đối với cả bầu cử tổng thống Mỹ và cuộc chạy đua vào Thượng viện.
Đảng Dân chủ đang dựa vào số cử tri đi bỏ phiếu đông, cả qua bầu cử sớm và trong ngày tổng tuyển cử 6/11 để giúp ông Obama ở thêm Nhà Trắng nhiệm kỳ hai. Trong khi hướng di chuyển của Sandy còn chưa chắc chắn, lượng mưa lớn và gió mạnh của cơn bão này có thể làm suy giảm nhiệt tình của các cử tri đi bỏ phiếu sớm ở những bang chủ chốt còn dao động, chẳng hạn như Ohio.
“Rõ ràng, chúng tôi muốn mọi người không bị ảnh hưởng khi đi bỏ phiếu vì càng nhiều cử tri đi bầu chúng tôi càng sẽ có những kết quả tốt hơn”, David Axelrod, cố vấn cao cấp cho Ban vận động tái cử của Tổng thống Obama nói trên CNN hôm Chủ Nhật “Nếu quá khó khăn, đó là một mối quan ngại”.