Đẹp và sành điệu
Đó là một bar nằm bên trong một khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Không gian bar được thiết kế nhẹ nhàng và dù cũng nhạc mạnh, cũng đèn màu tung toé, nhưng không có cảm giác bức bối. Khi đã dần quen, ta có thể bắt đầu thả hồn vào bản nhạc đang được cậu DJ “làm xiếc” trên một giàn âm thanh khủng, dần dần ta cũng cảm thấy... dậm dật, kích động nhưng thơ thới. Chân bắt đầu gõ theo nhịp, thân mình nhún nhảy. Ly rượu Remy Matin sóng sánh, lâng lâng.
Ở đây không có “chim mồi”, cũng không có “múa cột”. Phục vụ bàn là nam giới, áo sơmi dài tay trắng muốt. Cũng không thấy bóng những bảo vệ to béo khoanh tay đứng soi từng cử chỉ của ta. Có bàn để đứng nhảy nhót, cũng có những chiếc sofa rộng rãi và an toàn để ngả ngốn. Nói chung, bỏ qua vài “trục trặc” mà chúng tôi cũng đã có dịp nói đến ở kỳ trước, đây là chỗ khá lý tưởng để xua đi, xả đi mọi mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả.
Đến với bar là để thả lỏng, để xả strees (chụp rạng sáng 6/10 tại bar CV)
Những bar này thường nhỏ, xinh, lịch sự, nhạc mềm mại, có bàn bi-a, thường thu hút nhiều khách nước ngoài đến mỗi đêm. Ở đây, ta có thể uống rượu hay bia tuỳ ý, cũng có các em phục vụ, nhưng kín đáo và lễ phép. Các em 23h là về và đến 24h thì bar cũng đóng cửa.
Gần đây, hotgirl, hotboy ở Hà Nội lại thích tìm kiếm một số bar sành điệu và lạ, ví như bar La Casa (Hai Bà Trưng) có câu slogan hài hước “Sleep all day - Party all night”. Rooftop bar trên tầng 19 của một tòa nhà ở phố Lý Thường Kiệt được ưa chuộng bởi không gian thoáng và có thể nhìn ngắm Hà Nội từ trên cao. Hay Taboo Lounge & Bar như một du thuyền sang trọng trên hồ Tây. Voodoo (Đào Duy Từ) thì vô cùng náo nhiệt, còn T-Bar (Thi Sách) thì có bục DJ được thiết kế theo hình dáng một cái lavabo khổng lồ, đúng với ý nghĩa của cái tên T-Bar (Toilet Bar). Bar này chuyên chơi nhạc hip-hop và R&B... TPHCM nổi tiếng cả nước về bar “đen”, nhưng cũng không hề khó kiếm các bar lành mạnh, nhất là ở các quận trung tâm.
“Quản” chặt là bar “sạch”
Chúng tôi thử phỏng vấn ngắn một số người ngoài 35 tuổi về cảm nhận đối với bar, thì 90% cho rằng bar chỉ dành cho việc ăn chơi, thác loạn, là tiêu tốn tiền của và là nơi đầy rẫy tệ nạn. Quan niệm đó không sai, nhưng chưa đầy đủ.
Thực tế cho thấy, đối tượng tìm đến bar trẻ có, già có, ngoan có, hư có, trí thức có, lao động chân tay cũng có. Các bạn trẻ tìm đến bar chủ yếu là đi tìm sự náo nhiệt. ********* tuổi hơn đến để xả stress sau những sức ép của công việc... Nhiều bar thực hiện việc giám sát khách hàng rất gắt gao, nghĩa là phải chứng minh được mình trên 18 tuổi, mới được vào. Có thể nói, bản thân bar không hề “xấu xí”, mà chính những hành động lệch lạc của một số “khách cuồng” lẫn “chủ tham” đã làm méo mó hình ảnh bar.
Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cũng như thượng tá Đỗ Đức Quang - Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội -CA TP.Hà Nội - đều chung nhận định: Bản thân bar không xấu và xét nhu cầu xã hội thì bar là một loại hình giải trí cần thiết, nhưng đó là một loại hình kinh doanh hết sức nhạy cảm.
Từ năm 2005, CA TP đã dừng tiếp nhận hồ sơ và ký cam kết an ninh trât tự đối với các cơ sở kinh doanh kiểu vũ trường. Nhưng nhiều bar đang “biến tướng” thành vũ trường, “hộp đêm”, cũng thường sử dụng nhạc mạnh, rượu mạnh và cũng nhảy nhót. Việc kinh doanh bar được xác định là một trong những ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự, bởi trong thực tế, những hoạt động tội phạm và các loại* tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, sử dụng ma túy vẫn xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chỉ có quản lý chặt thì sẽ ngăn ngừa được tội phạm cũng như tiêu cực.
Đó là một bar nằm bên trong một khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Không gian bar được thiết kế nhẹ nhàng và dù cũng nhạc mạnh, cũng đèn màu tung toé, nhưng không có cảm giác bức bối. Khi đã dần quen, ta có thể bắt đầu thả hồn vào bản nhạc đang được cậu DJ “làm xiếc” trên một giàn âm thanh khủng, dần dần ta cũng cảm thấy... dậm dật, kích động nhưng thơ thới. Chân bắt đầu gõ theo nhịp, thân mình nhún nhảy. Ly rượu Remy Matin sóng sánh, lâng lâng.
Ở đây không có “chim mồi”, cũng không có “múa cột”. Phục vụ bàn là nam giới, áo sơmi dài tay trắng muốt. Cũng không thấy bóng những bảo vệ to béo khoanh tay đứng soi từng cử chỉ của ta. Có bàn để đứng nhảy nhót, cũng có những chiếc sofa rộng rãi và an toàn để ngả ngốn. Nói chung, bỏ qua vài “trục trặc” mà chúng tôi cũng đã có dịp nói đến ở kỳ trước, đây là chỗ khá lý tưởng để xua đi, xả đi mọi mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả.
Đến với bar là để thả lỏng, để xả strees (chụp rạng sáng 6/10 tại bar CV)
Những bar này thường nhỏ, xinh, lịch sự, nhạc mềm mại, có bàn bi-a, thường thu hút nhiều khách nước ngoài đến mỗi đêm. Ở đây, ta có thể uống rượu hay bia tuỳ ý, cũng có các em phục vụ, nhưng kín đáo và lễ phép. Các em 23h là về và đến 24h thì bar cũng đóng cửa.
Gần đây, hotgirl, hotboy ở Hà Nội lại thích tìm kiếm một số bar sành điệu và lạ, ví như bar La Casa (Hai Bà Trưng) có câu slogan hài hước “Sleep all day - Party all night”. Rooftop bar trên tầng 19 của một tòa nhà ở phố Lý Thường Kiệt được ưa chuộng bởi không gian thoáng và có thể nhìn ngắm Hà Nội từ trên cao. Hay Taboo Lounge & Bar như một du thuyền sang trọng trên hồ Tây. Voodoo (Đào Duy Từ) thì vô cùng náo nhiệt, còn T-Bar (Thi Sách) thì có bục DJ được thiết kế theo hình dáng một cái lavabo khổng lồ, đúng với ý nghĩa của cái tên T-Bar (Toilet Bar). Bar này chuyên chơi nhạc hip-hop và R&B... TPHCM nổi tiếng cả nước về bar “đen”, nhưng cũng không hề khó kiếm các bar lành mạnh, nhất là ở các quận trung tâm.
“Quản” chặt là bar “sạch”
Chúng tôi thử phỏng vấn ngắn một số người ngoài 35 tuổi về cảm nhận đối với bar, thì 90% cho rằng bar chỉ dành cho việc ăn chơi, thác loạn, là tiêu tốn tiền của và là nơi đầy rẫy tệ nạn. Quan niệm đó không sai, nhưng chưa đầy đủ.
Thực tế cho thấy, đối tượng tìm đến bar trẻ có, già có, ngoan có, hư có, trí thức có, lao động chân tay cũng có. Các bạn trẻ tìm đến bar chủ yếu là đi tìm sự náo nhiệt. ********* tuổi hơn đến để xả stress sau những sức ép của công việc... Nhiều bar thực hiện việc giám sát khách hàng rất gắt gao, nghĩa là phải chứng minh được mình trên 18 tuổi, mới được vào. Có thể nói, bản thân bar không hề “xấu xí”, mà chính những hành động lệch lạc của một số “khách cuồng” lẫn “chủ tham” đã làm méo mó hình ảnh bar.
Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cũng như thượng tá Đỗ Đức Quang - Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội -CA TP.Hà Nội - đều chung nhận định: Bản thân bar không xấu và xét nhu cầu xã hội thì bar là một loại hình giải trí cần thiết, nhưng đó là một loại hình kinh doanh hết sức nhạy cảm.
Từ năm 2005, CA TP đã dừng tiếp nhận hồ sơ và ký cam kết an ninh trât tự đối với các cơ sở kinh doanh kiểu vũ trường. Nhưng nhiều bar đang “biến tướng” thành vũ trường, “hộp đêm”, cũng thường sử dụng nhạc mạnh, rượu mạnh và cũng nhảy nhót. Việc kinh doanh bar được xác định là một trong những ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự, bởi trong thực tế, những hoạt động tội phạm và các loại* tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, sử dụng ma túy vẫn xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chỉ có quản lý chặt thì sẽ ngăn ngừa được tội phạm cũng như tiêu cực.