“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Đó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, nói về ca cấp cứu 17 công nhân công ty TNHH Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở KCN Viet Nam – Singapore 2 tại Bình Dương).
Như đã thông tin, khoảng 1 giờ rạng sáng 22/10, trong khi đang làm ca đêm (kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau) 17 công nhân nói trên bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
Đổ gục vì phong trào “tăng ca, né cơm nhà”
Bác sĩ Tài phân tích, một trong những nhân nguyên nhân có thể làm tụt canxi trong máu là ăn uống thiếu chất lại làm việc lao lực. Bác sĩ Tài nhận định, nhiều công nhân đang ăn uống rất kham khổ để tiết kiệm chi tiêu. “Nhiều em buổi sáng chỉ ăn một mẩu nhỏ thậm chí nhịn ăn sáng rồi đến nhà máy làm nhiều giờ liền. Tôi từng cấp cứu cho nhiều trường hợp như vậy”, bác sĩ Tài nói.
Lương èo uột, giá cả leo thang, công nhân mỗi lần ra chợ luôn phải đắn đo, tính toán
Tình trạng tránh ăn cơm nhà để tiết kiệm chi tiêu đang trở thành “phong trào” trong giới công nhân. Thủy, một công nhân công ty may ở thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, Bình Dương nói: “Cả dãy trọ rủ nhau làm thêm ca đêm hết. Nếu buổi chiều về thì phải ra chợ, mua đồ nấu cơm, trong khi ở lại tăng ca thì công ty cho ăn mì tôm hoặc hủ tiếu thay cơm chiều”.
Thủy than thở, cách đây một năm chỉ cần 40.000 đồng là 4 đứa công nhân trong một phòng trọ có thể quây quần bên mâm cơm với 3 món canh, rau xào, thịt kho. Còn bây giờ để ăn đủ no, đủ món như trước thì chi phí cho buổi chiều không dưới 100.000 đồng. Thủy cho biết ngoài giờ hành chính, công nhân tăng ca từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối sẽ được công ty trả 14.000 đồng/giờ. “Đạp máy may cả ngày, về tới nhà là chân cẳng em mỏi rục. Ngủ như chết. Sáng dậy lưng ê ẩm nhưng cũng ráng lê cái thân đi làm”, Thủy nói một cách chán chường.
Hàng loạt công nhân Hansoll Vina ngất xỉu trong khi tăng ca
Cũng vì tăng ca chống “bão giá”, cuối tháng 9 vừa qua, khoảng 700 công nhân công ty Hansoll Vina (chuyên may mặc, đóng ở KCN Sóng Thần, Thị xã Dĩ An, Bình Dương) ngất xỉu giữa nhà máy buộc phải nhập viện. Theo các bác sĩ bệnh viện Quân Đoàn 4 (Dĩ An, Bình Dương) trong số công nhân trên có một phần ngộ độc nghi do ăn bún chả cá tại công ty, phần còn lại ngất xỉu vì tâm lý căng thẳng sau thời gian làm việc nhiều giờ liền.
Bà bầu cũng “cày” thâu đêm
Ông Từ Tấn Thứ, người phát ngôn của Sở Y tế Bình Dương, tiết lộ một chi tiết mà chưa có phương tiện thông tin nào đăng tải, đó là: trong số hàng trăm công nhân ngất xỉu đồng loạt tại công ty Hansoll Vina vừa qua có hơn 10 nữ công nhân đang mang thai. Câu hỏi đặt ra: Vì sao bụng mang dạ chửa họ vẫn chấp nhận làm thêm ca đêm dù trước đó đã cày với 8 giờ đồng hồ trong ca ngày?
Một nữ công nhân mang thai làm việc tại công ty Hansoll Vina nói với chúng tôi: “Em cũng bị ngất xỉu trong đợt rồi. Cũng vì cần tiền mà em tăng ca thôi. Nhưng anh đừng đưa tên mặt em lên báo. Em sợ bị đuổi việc. Bây giờ xin việc thì khó mà mất việc thì dễ lắm anh ơi”. Khi chúng tôi hỏi thăm cái thai trong bụng của chị mấy tháng rồi, chị xoa xoa bụng nói: “Mới 4 tháng. Mẹ em ở quê gọi điện thoại vào dặn mấy tháng đầu phải kiêng cữ, không làm việc nhiều. Nhưng kiêng cữ thì lấy tiền đâu sinh con đây anh?”.
Chị kể thai đến tháng thứ 4 đáng lẽ đã phải uống sữa bà bầu nhưng mỗi lần ra quầy sữa chị đều trở về tay không vì tiếc tiền. “Lon nào cũng tiền trăm cả. Thôi nhịn uống sữa để dành mua thêm ít đậu phụ, cá thịt ăn cơm cho chắc bụng còn tốt hơn”, chị nói.
Một công ty may ở huyện Tân Uyên, Bình Dương treo băng rôn cần tuyển 1.000 lao động phổ thông với lương cơ bản sau thử việc là 2.150.000 đồng cộng với tiền phụ cấp, tiền thưởng chưa bao gồm tiền tăng ca là 1.300.000 đồng. Với thu nhập như thế này thì công nhân làm thêm ca đêm là điều tất yếu.
“Công nhân ăn uống thiếu chất, thiếu năng lượng. Vì vậy để đáp ứng công việc, cơ thể họ buộc phải đốt từng lớp cơ. Cứ thế họ gầy ốm, teo tóp. Chúng tôi hay nói đùa một cách chua xót: công nhân họ đang tự ăn thịt mình”, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, chia sẻ với chúng tôi bên hành lang một hội thảo về an toàn thực phẩm cho công nhân tổ chức tại Bình Dương vừa qua.
Bà Mai còn lo ngại nhiều công nhân sẽ sinh ra một thế hệ con cái suy dinh dưỡng và dễ mang nhiều bệnh vì chất lượng bữa ăn của người mẹ không bảo đảm, quá thiếu dinh dưỡng. Kết quả kiểm tra nhanh của Viện Dinh dưỡng quốc gia tại nhiều KCN cho thấy trong nguyên liệu chế biến thức ăn cho công nhân tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, hàn the và nhiều độc tố khác với hàm lượng cao.
Như đã thông tin, khoảng 1 giờ rạng sáng 22/10, trong khi đang làm ca đêm (kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau) 17 công nhân nói trên bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
Đổ gục vì phong trào “tăng ca, né cơm nhà”
Bác sĩ Tài phân tích, một trong những nhân nguyên nhân có thể làm tụt canxi trong máu là ăn uống thiếu chất lại làm việc lao lực. Bác sĩ Tài nhận định, nhiều công nhân đang ăn uống rất kham khổ để tiết kiệm chi tiêu. “Nhiều em buổi sáng chỉ ăn một mẩu nhỏ thậm chí nhịn ăn sáng rồi đến nhà máy làm nhiều giờ liền. Tôi từng cấp cứu cho nhiều trường hợp như vậy”, bác sĩ Tài nói.
Lương èo uột, giá cả leo thang, công nhân mỗi lần ra chợ luôn phải đắn đo, tính toán
Tình trạng tránh ăn cơm nhà để tiết kiệm chi tiêu đang trở thành “phong trào” trong giới công nhân. Thủy, một công nhân công ty may ở thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, Bình Dương nói: “Cả dãy trọ rủ nhau làm thêm ca đêm hết. Nếu buổi chiều về thì phải ra chợ, mua đồ nấu cơm, trong khi ở lại tăng ca thì công ty cho ăn mì tôm hoặc hủ tiếu thay cơm chiều”.
Thủy than thở, cách đây một năm chỉ cần 40.000 đồng là 4 đứa công nhân trong một phòng trọ có thể quây quần bên mâm cơm với 3 món canh, rau xào, thịt kho. Còn bây giờ để ăn đủ no, đủ món như trước thì chi phí cho buổi chiều không dưới 100.000 đồng. Thủy cho biết ngoài giờ hành chính, công nhân tăng ca từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối sẽ được công ty trả 14.000 đồng/giờ. “Đạp máy may cả ngày, về tới nhà là chân cẳng em mỏi rục. Ngủ như chết. Sáng dậy lưng ê ẩm nhưng cũng ráng lê cái thân đi làm”, Thủy nói một cách chán chường.
Hàng loạt công nhân Hansoll Vina ngất xỉu trong khi tăng ca
Cũng vì tăng ca chống “bão giá”, cuối tháng 9 vừa qua, khoảng 700 công nhân công ty Hansoll Vina (chuyên may mặc, đóng ở KCN Sóng Thần, Thị xã Dĩ An, Bình Dương) ngất xỉu giữa nhà máy buộc phải nhập viện. Theo các bác sĩ bệnh viện Quân Đoàn 4 (Dĩ An, Bình Dương) trong số công nhân trên có một phần ngộ độc nghi do ăn bún chả cá tại công ty, phần còn lại ngất xỉu vì tâm lý căng thẳng sau thời gian làm việc nhiều giờ liền.
Bà bầu cũng “cày” thâu đêm
Ông Từ Tấn Thứ, người phát ngôn của Sở Y tế Bình Dương, tiết lộ một chi tiết mà chưa có phương tiện thông tin nào đăng tải, đó là: trong số hàng trăm công nhân ngất xỉu đồng loạt tại công ty Hansoll Vina vừa qua có hơn 10 nữ công nhân đang mang thai. Câu hỏi đặt ra: Vì sao bụng mang dạ chửa họ vẫn chấp nhận làm thêm ca đêm dù trước đó đã cày với 8 giờ đồng hồ trong ca ngày?
Một nữ công nhân mang thai làm việc tại công ty Hansoll Vina nói với chúng tôi: “Em cũng bị ngất xỉu trong đợt rồi. Cũng vì cần tiền mà em tăng ca thôi. Nhưng anh đừng đưa tên mặt em lên báo. Em sợ bị đuổi việc. Bây giờ xin việc thì khó mà mất việc thì dễ lắm anh ơi”. Khi chúng tôi hỏi thăm cái thai trong bụng của chị mấy tháng rồi, chị xoa xoa bụng nói: “Mới 4 tháng. Mẹ em ở quê gọi điện thoại vào dặn mấy tháng đầu phải kiêng cữ, không làm việc nhiều. Nhưng kiêng cữ thì lấy tiền đâu sinh con đây anh?”.
Chị kể thai đến tháng thứ 4 đáng lẽ đã phải uống sữa bà bầu nhưng mỗi lần ra quầy sữa chị đều trở về tay không vì tiếc tiền. “Lon nào cũng tiền trăm cả. Thôi nhịn uống sữa để dành mua thêm ít đậu phụ, cá thịt ăn cơm cho chắc bụng còn tốt hơn”, chị nói.
Một công ty may ở huyện Tân Uyên, Bình Dương treo băng rôn cần tuyển 1.000 lao động phổ thông với lương cơ bản sau thử việc là 2.150.000 đồng cộng với tiền phụ cấp, tiền thưởng chưa bao gồm tiền tăng ca là 1.300.000 đồng. Với thu nhập như thế này thì công nhân làm thêm ca đêm là điều tất yếu.
“Công nhân ăn uống thiếu chất, thiếu năng lượng. Vì vậy để đáp ứng công việc, cơ thể họ buộc phải đốt từng lớp cơ. Cứ thế họ gầy ốm, teo tóp. Chúng tôi hay nói đùa một cách chua xót: công nhân họ đang tự ăn thịt mình”, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, chia sẻ với chúng tôi bên hành lang một hội thảo về an toàn thực phẩm cho công nhân tổ chức tại Bình Dương vừa qua.
Bà Mai còn lo ngại nhiều công nhân sẽ sinh ra một thế hệ con cái suy dinh dưỡng và dễ mang nhiều bệnh vì chất lượng bữa ăn của người mẹ không bảo đảm, quá thiếu dinh dưỡng. Kết quả kiểm tra nhanh của Viện Dinh dưỡng quốc gia tại nhiều KCN cho thấy trong nguyên liệu chế biến thức ăn cho công nhân tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, hàn the và nhiều độc tố khác với hàm lượng cao.
Suất ăn công nghiệp: Trông chờ lương tâm ông chủ Giá suất ăn công nghiệp hiện nay đang “chìm” vì không có cơ quan chức năng nào biết, quản lý. Lãnh đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Dương xác nhận người chủ lao động muốn cho người lao động ăn suất ăn có giá bao nhiêu là tùy họ, cơ quan chức năng không thể can thiệp. Vừa qua, tại hội thảo do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức tại Bình Dương, nhiều đại biểu đề nghị Tổng Liên Đoàn LĐVN kết hợp với Bộ LĐ-TB-XH và các cơ quan liên quan xây dựng quy định về mức giá tối thiểu, chất lượng tối thiểu của suất ăn công nghiệp rồi buộc các chủ sử dụng lao động phải đảm bảo mức tối thiểu đó khi cung cấp suất ăn cho người lao động. Tuy nhiên theo một cán bộ ở Bình Dương, kiến nghị này rất khó thành hiện thực trong giai đoạn hiện nay vì khi đưa ra dễ bị các doanh nghiệp phản đối, tình hình thu hút đầu tư sẽ ảm đạm hơn. Song chừng nào giá suất ăn công nghiệp chưa bị ràng buộc về giá thành và chất lượng thì sức khỏe của công nhân chỉ có thể trông chờ vào lương tâm của chủ doanh nghiệp và các đầu bếp. |