NGUYENTHANHLAM
New Member
Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương thì bánh gai Ninh Giang là món quà được nhiều người ưa chuộng. Tuy về hình thức thìchưa được bằng một số các loại bánh khác, nhưng về chất lượng thì vượt hơn hẳn, trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng củaxứ Đông.
Ninh Giang là một huyện nằmở phía nam tỉnh Hải Dương, trong lịch sử Thị Trấn Ninh Giang xưa đã có một thời vang bóng, là một thị xã sầm uất với những người dân tứ chiếng hội tụ tạo nên một sắc thái văn hóa đa dạng. Đặc biệt về phương diện ẩm thực, cũng nhiều hình nhiều vẻ.
Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chúng tôi đã gặp gỡ khá nhiều các cụ cao tuổi ở Thị trấn Ninh Giang thì đều đượckể lại với dạng truyền thuyết như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để đượclâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi làbánh lá gai.
Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, những ngườilàm bánh gai đầu tiên là những ngư dân làng Quát (Gia Lộc). Từ thế kỷ XII – XIII(thời Trần) làng Quát có nghề chài lưới rất phát triển, quanh năm họ xuôi ngược các dòng sông. Đến khu vực bến đò Tranh ( Ninh Giang) họ dừng lại đánhcá và ngụ tại đây. Trong quátrình lấy bẹ của cây lá gai để đan lưới đánh cá, ban đầu họ thường vất bỏ lá gai.Vào một năm mất mùa, họ phải đi tìm hết thứ cây nọ đến thứ cây kia để ăn độn. Rồi đến lúc những loại cây có quả, có lá đều hết, họ bỗng nghĩ đến lá cây gai màlâu nay họ thường bỏ đi. Từ chỗ nấu cơm ăn, họ dần dầnchế biến thành bánh và trở thành bánh gai như ngày nay.
Lại có những ý kiến cho rằng ông tổ nghề bánh gai là Yêt Kiêu, người làng Hạ Bì ( huyện Gia Lôc), người đượcmệnh danh là tướng thủy quân số một của triều Trần( Thế kỷ13). Trong thờikỳ cầm quân đánh giặc, ông cho quân mai phục ven sông và đã phát hiện ra thứ lá cây (lá gai) ăn được. Khi đánh thắng giặc, ông về vùng này dậy cho dân lấy gạo nếp, lá gai ninh nhừ, luyện kỹ vào làm bánh ăn thấy dẻo, thơm ngon. Trong quá trình sản xuất đã cải tiến dần trở thành bánh gai như hiện nay...
Truyền thuyết thì mãi mãi vẫn là truyền thuyết, chỉ biết rằng thị trấn Ninh Gianglà nơi sản xuất ra những chiếc bánh gai có hương vị đặc thù và ngon hơn tất cả những nơi khác.
Ngược dòng lịch sử, trước năm 1945, ở thị trấn Ninh Giang chỉ có hai người làm bánh gai là cụ Hương Tụ và cụ Hương Viết, dần dần các cụ truyền nghề cho con cháu. Đến đầu những năm 40 của thế kỷ 20, ở thị trấn có hai hiệu bánh gai lớn là Ngọc chân, Ngọc Anh và vài ba hiệu nhỏ. Nhưng lúc đó bánh gai Ninh Giang đã có mặt khắp các tỉnh trong cả nước, nhất là Hải phòng, Nam Định, Thái bình. Sản phẩm bánh gai Ninh Giang từng tham dự các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc giành được 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.
Trải những thăng trầm lịch sử, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang có lúc sản xuất cầm chừng do nhiều nguyên nhân, nhưng không lúc nào bị thất truyền.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang đã được phục hồinhanh chóng, không chỉ pháttriển ở Ninh Giang mà còn phát triển ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhất là ở thị xã Hải Dương, số cửa hàng cửahiệu phải tính đến hàng trăm.
Nguyên liệu để làm bánh gai thì chỉ là những sản phẩm nông nghiệp như gạo nếp, đỗ xanh, đường mật và lá gai, ngoài ra còn có các loại gia vị khác như dừa, mỡ lợn, vừng, dầu thực vật, đường kính trắng, bí đao, hạt sen... Bánh gai được gói bằng lá chuối khô nhiều lớp. Các công đoạn làm bánh gai thì chắc chủ hiệu nào cũng biết, nhưng bí quyết nghề nghiệp trong những công đoạn chủ yếu như: Công thức pha chế các loại nguyênliệu, làm nhân bánh thì khôngphải chủ hiệu nào cũng thành công tuyệt đối.
Bánh gai Ninh Giang được sửdụng như một món quà quê giản dị mà hương vị thật đậm đà, bánh được dùng làmlễ vật trong lễ, tết, tuần, rằm, cúng giỗ tổ tiên theo phong tục Việt nam, bánh làmlễ vật trong lễ cưới, hỏi, hoặc dùng làm quà trong hội nghị, liên hoan... Đặc biệt trong giao tiếp thì là một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Xứ Đông.
Nghề sản xuất bánh gai hiện nay đã có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh...và còn theo chân các Việt kiều tại một số nước trên thế giới...
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường những năm qua, không ít loại hàng hoá thuộc chế biến nông sảnthưưòng nổi tiếng đã tự đánh mất mình do sản xuất chạy theo số lượng, giảm chất lượng, nhưng mặc dù vậy, sản phẩm bánh gai được sản xuất tại Ninh Giang vẫn giữ được nguyên vẹn danh tiếng vốn có của nó và xứng đáng là một trong những sản vật
----------> Bổ sung bài viết lúc 16:01 <----------> Bài viết trước lúc 16:00 <----------
nổi tiếng của Hải Dương được trân trọng dùng trong mọi nhà, mọi nơi trong và ngoài tỉnh trong dịp tết 2013 này.
Ninh Giang là một huyện nằmở phía nam tỉnh Hải Dương, trong lịch sử Thị Trấn Ninh Giang xưa đã có một thời vang bóng, là một thị xã sầm uất với những người dân tứ chiếng hội tụ tạo nên một sắc thái văn hóa đa dạng. Đặc biệt về phương diện ẩm thực, cũng nhiều hình nhiều vẻ.
Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chúng tôi đã gặp gỡ khá nhiều các cụ cao tuổi ở Thị trấn Ninh Giang thì đều đượckể lại với dạng truyền thuyết như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để đượclâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi làbánh lá gai.
Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, những ngườilàm bánh gai đầu tiên là những ngư dân làng Quát (Gia Lộc). Từ thế kỷ XII – XIII(thời Trần) làng Quát có nghề chài lưới rất phát triển, quanh năm họ xuôi ngược các dòng sông. Đến khu vực bến đò Tranh ( Ninh Giang) họ dừng lại đánhcá và ngụ tại đây. Trong quátrình lấy bẹ của cây lá gai để đan lưới đánh cá, ban đầu họ thường vất bỏ lá gai.Vào một năm mất mùa, họ phải đi tìm hết thứ cây nọ đến thứ cây kia để ăn độn. Rồi đến lúc những loại cây có quả, có lá đều hết, họ bỗng nghĩ đến lá cây gai màlâu nay họ thường bỏ đi. Từ chỗ nấu cơm ăn, họ dần dầnchế biến thành bánh và trở thành bánh gai như ngày nay.
Lại có những ý kiến cho rằng ông tổ nghề bánh gai là Yêt Kiêu, người làng Hạ Bì ( huyện Gia Lôc), người đượcmệnh danh là tướng thủy quân số một của triều Trần( Thế kỷ13). Trong thờikỳ cầm quân đánh giặc, ông cho quân mai phục ven sông và đã phát hiện ra thứ lá cây (lá gai) ăn được. Khi đánh thắng giặc, ông về vùng này dậy cho dân lấy gạo nếp, lá gai ninh nhừ, luyện kỹ vào làm bánh ăn thấy dẻo, thơm ngon. Trong quá trình sản xuất đã cải tiến dần trở thành bánh gai như hiện nay...
Truyền thuyết thì mãi mãi vẫn là truyền thuyết, chỉ biết rằng thị trấn Ninh Gianglà nơi sản xuất ra những chiếc bánh gai có hương vị đặc thù và ngon hơn tất cả những nơi khác.
Ngược dòng lịch sử, trước năm 1945, ở thị trấn Ninh Giang chỉ có hai người làm bánh gai là cụ Hương Tụ và cụ Hương Viết, dần dần các cụ truyền nghề cho con cháu. Đến đầu những năm 40 của thế kỷ 20, ở thị trấn có hai hiệu bánh gai lớn là Ngọc chân, Ngọc Anh và vài ba hiệu nhỏ. Nhưng lúc đó bánh gai Ninh Giang đã có mặt khắp các tỉnh trong cả nước, nhất là Hải phòng, Nam Định, Thái bình. Sản phẩm bánh gai Ninh Giang từng tham dự các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc giành được 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.
Trải những thăng trầm lịch sử, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang có lúc sản xuất cầm chừng do nhiều nguyên nhân, nhưng không lúc nào bị thất truyền.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang đã được phục hồinhanh chóng, không chỉ pháttriển ở Ninh Giang mà còn phát triển ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhất là ở thị xã Hải Dương, số cửa hàng cửahiệu phải tính đến hàng trăm.
Nguyên liệu để làm bánh gai thì chỉ là những sản phẩm nông nghiệp như gạo nếp, đỗ xanh, đường mật và lá gai, ngoài ra còn có các loại gia vị khác như dừa, mỡ lợn, vừng, dầu thực vật, đường kính trắng, bí đao, hạt sen... Bánh gai được gói bằng lá chuối khô nhiều lớp. Các công đoạn làm bánh gai thì chắc chủ hiệu nào cũng biết, nhưng bí quyết nghề nghiệp trong những công đoạn chủ yếu như: Công thức pha chế các loại nguyênliệu, làm nhân bánh thì khôngphải chủ hiệu nào cũng thành công tuyệt đối.
Bánh gai Ninh Giang được sửdụng như một món quà quê giản dị mà hương vị thật đậm đà, bánh được dùng làmlễ vật trong lễ, tết, tuần, rằm, cúng giỗ tổ tiên theo phong tục Việt nam, bánh làmlễ vật trong lễ cưới, hỏi, hoặc dùng làm quà trong hội nghị, liên hoan... Đặc biệt trong giao tiếp thì là một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Xứ Đông.
Nghề sản xuất bánh gai hiện nay đã có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh...và còn theo chân các Việt kiều tại một số nước trên thế giới...
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường những năm qua, không ít loại hàng hoá thuộc chế biến nông sảnthưưòng nổi tiếng đã tự đánh mất mình do sản xuất chạy theo số lượng, giảm chất lượng, nhưng mặc dù vậy, sản phẩm bánh gai được sản xuất tại Ninh Giang vẫn giữ được nguyên vẹn danh tiếng vốn có của nó và xứng đáng là một trong những sản vật
----------> Bổ sung bài viết lúc 16:01 <----------> Bài viết trước lúc 16:00 <----------
nổi tiếng của Hải Dương được trân trọng dùng trong mọi nhà, mọi nơi trong và ngoài tỉnh trong dịp tết 2013 này.