L0ngHackit
New Member
Cho rằng Trưởng khoa sản có dấu hiệu vi phạm quy định về khám, chữa bệnh khiến sản phụ tử vong tại phòng mạch tư, bác sĩ Nương bị xem xét trách nhiệm hình sự.
Mất chức trưởng khoa vì sản phụ tử vong tại phòng mạch tư
Sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
Chiều 9/9, Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bà Lê Mỹ Nương, nguyên trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa huyện Đầm Dơi, về hành vi Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh. Bác sĩ này được tại ngoại hầu tra, hiện bị đình chỉ công tác, đóng cửa phòng khám tư tại thị trấn Đầm Dơi.
Phòng mạch tư của bác sĩ Nương tại thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Ảnh:Hải Long
Hơn nửa tháng trước, anh Huỳnh Văn Hội ở xã Tân Thuận, Đầm Dơi, Cà Mau, đưa vợ là Trần Thanh Chi đến Bệnh viện Đầm Dơi siêu âm, được chẩn đoán khoảng 3 tuần nữa chị mới sinh. Nhà khá xa bệnh viện, anh Hội đưa vợ đến nhà người thân gần nhà bác sĩ Nương ở khóm 4, thị trấn Đầm Dơi để tạm trú chờ sinh.
Chiều 22/8, chị Chi sang phòng mạch tư của trưởng khoa để thăm khám. Bác sĩ Nương cho biết sản phụ có dấu hiệu sinh. Tin vào tay nghề của nữ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đỡ đẻ, gia đình quyết định cho sản phụ vượt cạn tại phòng mạch tư.
"Hơn 18h cùng ngày con trai tôi chào đời, nặng 3,2 kg. Lúc ấy bác sĩ bảo sức khỏe vợ tôi ổn định nhưng một lúc sau bà Nương thông báo bị băng huyết. Sau khi chuyển vào bệnh viện huyện cấp cứu, đến 1h35 ngày 23/8 vợ tôi tử vong", anh Hội kể.
Ngày 27/8, Bộ Y tế có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau khẩn trương xác minh trường hợp của chị Chi. Những vấn đề Bộ yêu cầu tập trung làm rõ là quá trình chuyển dạ, tổ chức sinh tại nhà bác sĩ cũng như theo dõi, cấp cứu tại bệnh viện huyện khi sản phụ bị băng huyết.
Báo cáo với Bộ, Sở Y tế Cà Mau cho biết, đêm 22/8 chị Chi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da niêm nhợt, thở dốc, máu chảy rỉ rả ở âm đạo, nhịp tim 40-50 lần mỗi phút, mạch và huyết áp bằng 0. Xác định đây là trường hợp bệnh lý nặng, Bệnh viện Đầm Dơi khẩn trương điều trị tích cực cấp cứu bù dịch, truyền 4 đơn vị máu, sử dụng thuốc vận mạch. Quá trình cấp cứu, kíp trực hội chuẩn chuyên môn với Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, quyết định điều trị tích cực khẩn cấp, không chuyển viện lên tuyến trên ngày vì không đảm bảo an toàn.
Qua 6 giờ hồi sức tích cực liên tục, bệnh vẫn diễn tiến xấu dần. Chị Chi tắt thở vào rạng sáng hôm sau với chẩn đoán bị sốc rối loạn đông máu, mất máu không hồi phục do băng huyết sau sinh.
Theo cơ quan điều tra, bác sĩ Nương bị tình nghi hoạt động hành nghề y tư nhân quá khả năng cho phép, vi phạm Luật Khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 242 Bộ Luật hình sự quy định về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 (tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác) của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Mất chức trưởng khoa vì sản phụ tử vong tại phòng mạch tư
Sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
Chiều 9/9, Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bà Lê Mỹ Nương, nguyên trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa huyện Đầm Dơi, về hành vi Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh. Bác sĩ này được tại ngoại hầu tra, hiện bị đình chỉ công tác, đóng cửa phòng khám tư tại thị trấn Đầm Dơi.
Phòng mạch tư của bác sĩ Nương tại thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Ảnh:Hải Long
Hơn nửa tháng trước, anh Huỳnh Văn Hội ở xã Tân Thuận, Đầm Dơi, Cà Mau, đưa vợ là Trần Thanh Chi đến Bệnh viện Đầm Dơi siêu âm, được chẩn đoán khoảng 3 tuần nữa chị mới sinh. Nhà khá xa bệnh viện, anh Hội đưa vợ đến nhà người thân gần nhà bác sĩ Nương ở khóm 4, thị trấn Đầm Dơi để tạm trú chờ sinh.
Chiều 22/8, chị Chi sang phòng mạch tư của trưởng khoa để thăm khám. Bác sĩ Nương cho biết sản phụ có dấu hiệu sinh. Tin vào tay nghề của nữ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đỡ đẻ, gia đình quyết định cho sản phụ vượt cạn tại phòng mạch tư.
"Hơn 18h cùng ngày con trai tôi chào đời, nặng 3,2 kg. Lúc ấy bác sĩ bảo sức khỏe vợ tôi ổn định nhưng một lúc sau bà Nương thông báo bị băng huyết. Sau khi chuyển vào bệnh viện huyện cấp cứu, đến 1h35 ngày 23/8 vợ tôi tử vong", anh Hội kể.
Ngày 27/8, Bộ Y tế có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau khẩn trương xác minh trường hợp của chị Chi. Những vấn đề Bộ yêu cầu tập trung làm rõ là quá trình chuyển dạ, tổ chức sinh tại nhà bác sĩ cũng như theo dõi, cấp cứu tại bệnh viện huyện khi sản phụ bị băng huyết.
Báo cáo với Bộ, Sở Y tế Cà Mau cho biết, đêm 22/8 chị Chi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da niêm nhợt, thở dốc, máu chảy rỉ rả ở âm đạo, nhịp tim 40-50 lần mỗi phút, mạch và huyết áp bằng 0. Xác định đây là trường hợp bệnh lý nặng, Bệnh viện Đầm Dơi khẩn trương điều trị tích cực cấp cứu bù dịch, truyền 4 đơn vị máu, sử dụng thuốc vận mạch. Quá trình cấp cứu, kíp trực hội chuẩn chuyên môn với Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, quyết định điều trị tích cực khẩn cấp, không chuyển viện lên tuyến trên ngày vì không đảm bảo an toàn.
Qua 6 giờ hồi sức tích cực liên tục, bệnh vẫn diễn tiến xấu dần. Chị Chi tắt thở vào rạng sáng hôm sau với chẩn đoán bị sốc rối loạn đông máu, mất máu không hồi phục do băng huyết sau sinh.
Theo cơ quan điều tra, bác sĩ Nương bị tình nghi hoạt động hành nghề y tư nhân quá khả năng cho phép, vi phạm Luật Khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 242 Bộ Luật hình sự quy định về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 (tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác) của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.