Họ là Diệp Tuyển Ninh - con thứ của nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Lý Nguyên Triều - Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Hồ Đức Bình - con trai cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang.
Diệp Tuyển Ninh: Lặng lẽ, ôn hòa
Ông Diệp Tuyển Ninh mang thế lực gia tộc họ Diệp tại tỉnh Quảng Đông, là thế hệ thứ hai trong nhóm “Đảng Thái tử”, có tầm ảnh hưởng rất lớn. Người ngoài biết rất ít và cũng bàn rất ít về vai trò của ông trong đội ngũ Tập Cận Bình. Nhưng ông chính là người móc nối quan trọng trong quan hệ chính trị - thương nghiệp của ông Tập Cận Bình, bao gồm cả việc lôi kéo nhiều đại tướng quân đội, như Trương Hải Dương.
Ông Trương Hải Dương là ủy viên trung ương Đảng khóa 17. Năm 2009, ông được thăng lên hàm tướng quân. Ông và cha Trương Chấn là cặp “phụ tử thượng tướng” đầu tiên trong lịch sử quân giải phóng Trung Quốc. Quan hệ cá nhân giữa ông Trương Chấn và ông Diệp Kiếm Anh khá tốt. Ông Diệp Tuyển Ninh cũng giúp ông Tập Cận Bình và nhà họ Trương kết nối với nhau. Dưới sự giúp đỡ tận lực của ông Diệp Tuyển Ninh, ông Tập chắc chắn đã nắm trong tay quyền lực quân đội.
Ông Diệp Tuyển Ninh tốt nghiệp Học viện Công nghiệp Bắc Kinh năm 1968. Ông từng làm Phó Bộ trưởng Bộ Tác chiến không quân, ủy viên Chính hiệp toàn quốc. Trong nội bộ “Đảng Thái tử”, rất nhiều nhân vật gọi ông là “người đa mưu”.
Với tư cách ủy viên chính hiệp, ông Diệp Tuyển Ninh đã có nhiều hoạt động trên vũ đài chính trị. Trong giới thương nhân, ông cũng rất có tiếng nói, đặc biệt là ở phía Nam và Hong Kong, Macao. Ông Tập Cận Bình là phó chủ tịch nước kiêm đảm nhận những sự vụ trọng trách của Hong Kong, Macao.
Hồ Đức Bình và quan hệ hai gia đình
Ban đầu, bố của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân vì đi theo ông Hồ Diệu Bang nên đã đắc tội với ông Đặng Tiểu Bình, bị ép từ chức phó thủ tướng, về hưu non. Quan hệ hai nhà Hồ - Tập vốn vô cùng thân thiết, giờ đây thế hệ thứ hai của Hồ gia và Tập gia chắc chắn qua lại gặp gỡ riêng tư nhiều hơn, ủng hộ ông Tập Cận Bình kế nhiệm Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Ông Hồ Đức Bình từng là Phó Bộ trưởng Bộ Thống chiến và Phó Chủ tịch Liên hiệp Công Thương.
Lý Nguyên Triều đóng vai trò cố vấn
Trong các chủ trương liên quan đến cải cách chính trị gần đây của ông Tập Cận Bình, ông Lý Nguyên Triều đóng vai trò cố vấn, tham mưu. Hai người “tâm đầu ý hợp” trong các quan điểm chính trị.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều (Ảnh: Xinhua)
Một số thuộc cấp cũ của ông Tập Cận Bình cũng sẽ trở thành trợ tá chính trị sau này cho ông. Ông Tập Cận Bình từng làm tại UBND tỉnh Phúc Kiến, tỉnh Triết Giang và thành phố Thượng Hải.
Theo nhiều nhân sĩ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi nắm quyền lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình rất có thể sẽ đẩy mạnh cải cách chính trị nhằm xoa dịu một số bức xúc của người dân.
Gần đây, giáo trình môn học tại trường Đảng mà các ủy viên Bộ Chính trị theo học là làm thế nào để cải cách chính trị và mô hình cải cách chính trị là theo mô hình chuẩn của Singapore. Tuy nhiên, Tổng biên tập Ngũ Phàm của báo “Trung Quốc sự vụ” lại cho rằng, thông tin cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc được đưa ra nhiều, nhưng cũng cần nhiều thời gian để thực hiện.
Diệp Tuyển Ninh: Lặng lẽ, ôn hòa
Ông Diệp Tuyển Ninh mang thế lực gia tộc họ Diệp tại tỉnh Quảng Đông, là thế hệ thứ hai trong nhóm “Đảng Thái tử”, có tầm ảnh hưởng rất lớn. Người ngoài biết rất ít và cũng bàn rất ít về vai trò của ông trong đội ngũ Tập Cận Bình. Nhưng ông chính là người móc nối quan trọng trong quan hệ chính trị - thương nghiệp của ông Tập Cận Bình, bao gồm cả việc lôi kéo nhiều đại tướng quân đội, như Trương Hải Dương.
Ông Trương Hải Dương là ủy viên trung ương Đảng khóa 17. Năm 2009, ông được thăng lên hàm tướng quân. Ông và cha Trương Chấn là cặp “phụ tử thượng tướng” đầu tiên trong lịch sử quân giải phóng Trung Quốc. Quan hệ cá nhân giữa ông Trương Chấn và ông Diệp Kiếm Anh khá tốt. Ông Diệp Tuyển Ninh cũng giúp ông Tập Cận Bình và nhà họ Trương kết nối với nhau. Dưới sự giúp đỡ tận lực của ông Diệp Tuyển Ninh, ông Tập chắc chắn đã nắm trong tay quyền lực quân đội.
Ông Diệp Tuyển Ninh tốt nghiệp Học viện Công nghiệp Bắc Kinh năm 1968. Ông từng làm Phó Bộ trưởng Bộ Tác chiến không quân, ủy viên Chính hiệp toàn quốc. Trong nội bộ “Đảng Thái tử”, rất nhiều nhân vật gọi ông là “người đa mưu”.
Với tư cách ủy viên chính hiệp, ông Diệp Tuyển Ninh đã có nhiều hoạt động trên vũ đài chính trị. Trong giới thương nhân, ông cũng rất có tiếng nói, đặc biệt là ở phía Nam và Hong Kong, Macao. Ông Tập Cận Bình là phó chủ tịch nước kiêm đảm nhận những sự vụ trọng trách của Hong Kong, Macao.
Hồ Đức Bình và quan hệ hai gia đình
Ban đầu, bố của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân vì đi theo ông Hồ Diệu Bang nên đã đắc tội với ông Đặng Tiểu Bình, bị ép từ chức phó thủ tướng, về hưu non. Quan hệ hai nhà Hồ - Tập vốn vô cùng thân thiết, giờ đây thế hệ thứ hai của Hồ gia và Tập gia chắc chắn qua lại gặp gỡ riêng tư nhiều hơn, ủng hộ ông Tập Cận Bình kế nhiệm Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Ông Hồ Đức Bình từng là Phó Bộ trưởng Bộ Thống chiến và Phó Chủ tịch Liên hiệp Công Thương.
Lý Nguyên Triều đóng vai trò cố vấn
Trong các chủ trương liên quan đến cải cách chính trị gần đây của ông Tập Cận Bình, ông Lý Nguyên Triều đóng vai trò cố vấn, tham mưu. Hai người “tâm đầu ý hợp” trong các quan điểm chính trị.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều (Ảnh: Xinhua)
Một số thuộc cấp cũ của ông Tập Cận Bình cũng sẽ trở thành trợ tá chính trị sau này cho ông. Ông Tập Cận Bình từng làm tại UBND tỉnh Phúc Kiến, tỉnh Triết Giang và thành phố Thượng Hải.
Theo nhiều nhân sĩ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi nắm quyền lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình rất có thể sẽ đẩy mạnh cải cách chính trị nhằm xoa dịu một số bức xúc của người dân.
Gần đây, giáo trình môn học tại trường Đảng mà các ủy viên Bộ Chính trị theo học là làm thế nào để cải cách chính trị và mô hình cải cách chính trị là theo mô hình chuẩn của Singapore. Tuy nhiên, Tổng biên tập Ngũ Phàm của báo “Trung Quốc sự vụ” lại cho rằng, thông tin cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc được đưa ra nhiều, nhưng cũng cần nhiều thời gian để thực hiện.