• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

“Bà lão đáng thương” đánh lừa cả xã hội

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Cựu “đại lý” ma túy thành “bà lão đáng thương”
Ít ngày gần đây, trên các trang mạng lan truyền thông tin về cụ bà Phạm Thị Đào, năm nay 83 tuổi, bán nước ở vỉa hè hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng). Chồng bà đã chết vì ung thư, có 6 người con, 3 đứa đã chết vì nghiện ma túy, 1 đang đi tù,* 2 con gái đã bị bán sang Trung Quốc, đứa duy nhất còn lại thì bị ngớ ngẩn do bị người ta đánh. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng vì không còn chỗ dựa, không nhà cửa, bà phải lang thang khắp nơi kiếm sống nuôi đứa con tật nguyền... Bà còn mong “con chết hết để nương tựa cửa Phật”... Cảnh đời “éo le” của nhân vật Phạm Thị Đào khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, khi tìm về phường Nam Đồng (quận Đống Đa) nơi bà Đào từng nhiều năm sinh sống, sự thật về “bà lão đáng thương” lại hoàn toàn khác.
Nhắc tới tên bà Phạm Thị Đào, nhiều ********* tuổi ở phường Nam Đồng “à” ngay lên. Họ không lạ gì bà Phạm Thị Đào, tên thường gọi là bà Trang Đào, bởi bà là một trong 2 người đàn bà “quậy” nhất Nam Đồng từ mấy chục năm trước. “Thành tích” bất hảo của bà, từ bài bạc, lô đề đến phạm pháp, tới nay vẫn còn được người dân Nam Đồng “lưu truyền”.
1349078860-ba-lao-lua-dao1.jpg

Mỗi khi gặp người hảo tâm, bà Đào lại “tua” bài “tố khổ”
Lục tìm lại hồ sơ ở CAP Nam Đồng, chúng tôi mới biết, bà Phạm Thị Đào đã có tới 2 tiền án. Giữa năm 1999, khi đã gần 70 tuổi, bà Đào bị bắt lần đầu tiên vì phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Bị kết án 9 năm tù giam nhưng tháng 9/2004, bà được đặc xá, ra tù trước thời hạn. Không đầy 1 năm tái hòa nhập cộng đồng, tháng 7-2005, bà lại “ngựa quen đường cũ” và bị bắt lần thứ hai cũng vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Lần này, vì tuổi đã cao, bà chỉ bị tòa án xử 30 tháng tù. Năm 2007, sau khi hết hạn thi hành án, bà Đào trở lại địa phương. Từng 2 lần tù tội vì bán ma túy, người mẹ như bà Đào cũng đã phải trả giá rất đắt vì thứ chất độc chết người đó. Bà có 2 người con trai đã chết vì nghiện ngập. Theo CAP Nam Đồng, bà Đào có tới 9 người con. Ngoài 2 người đã chết, bà còn 1 người con khác đang phải đi tù. 1 người con gái bị tâm thần sống với bà, 5 người còn lại đều bình thường.

Tháng nào cũng lĩnh tiền trợ cấp

Không chỉ bán ma túy, bà Trang Đào còn không ngần ngại vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng. Vừa nhắc đến tên bà Phạm Thị Đào, ông Vũ Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng nói luôn: “Trùm lấn chiếm đất”! Ông Hồng kể: “Từ những năm 90, bà Đào đã lấn chiếm vài thửa đất bờ sông Tô Lịch (khi đó chưa được cống hóa) rồi bán lại cho người khác. Sau đó, bà còn chiếm thêm rẻo đất nhỏ phía sau nhà vệ sinh công cộng ở ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng. Chính quyền cứ cưỡng chế phá dỡ thì bà lại tái lấn chiếm. Không ít lần, bà còn xé quần, xé áo, lăn ra ăn vạ ngay giữa cổng phường khiến người dân kinh hãi...”. Gần đây nhất, năm 2009, bà bán nốt phần đất lấn chiếm ở ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng và biến mất, cho tới ngày xuất hiện dưới vai “bà lão đáng thương” sống “lay lắt bên hồ Thiền Quang” như trên một số trang mạng miêu tả.
Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng, bà Phạm Thị Thúy Hà cho biết, dù có nhân thân không tốt nhưng bà Đào vẫn được hưởng một số chính sách xã hội như nhiều công dân gương mẫu khác. Theo đó, bà được nhận trợ cấp dành cho người cao tuổi 350.000 đồng/tháng; người con tâm thần cũng được trợ cấp hàng tháng 350.000 đồng/tháng dành cho người tàn tật không có khả năng lao động. Chị Trang, cán bộ UBND phường Nam Đồng xác nhận, hàng tháng, vẫn có người đưa người con bị tâm thần tới nhận số tiền 700.000 đồng này. Mỗi lần như vậy, đều có ký nhận đầy đủ. Đây không phải là số tiền lớn song cũng là sự quan tâm của xã hội với bà Đào. Nên biết rằng, trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ cũng chỉ được 1,11 triệu đồng.
Tới đây, sự việc đã trở nên rõ ràng. Dù vậy, dưới sự “dẫn dắt” tài tình của một số trang mạng, nhân vật bà Phạm Thị Đào đã được “thêm mắm, dặm muối” thành ra không còn ai thân thích, cảnh đời cơ khổ, éo le để “câu khách”, đánh vào lòng trắc ẩn, “lấy nước mắt” của bạn đọc. Tin vào những thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng, nhiều người tìm đến bà để cho tiền, làm từ thiện. Số khác thì hào hứng tham gia trò chơi “ném đá” quen thuộc của cộng đồng mạng, trách chính quyền ở đâu trong khi “bà lão đáng thương” phải một mình mưu sinh nơi hè phố... Những tấm lòng hảo tâm đã bị đánh lừa. Những người tốt đã bị xúc phạm.
Trở lại câu chuyện của bà Phạm Thị Đào, nói cho cùng, bà cũng đã phải trả giá đắt cho những lầm lỗi của mình. Nhiều người dân Nam Đồng cho rằng, nếu bà không thể sống cùng những người con còn lại, bà có thể tới sống ở một trung tâm bảo trợ xã hội hoặc nhà dưỡng lão của thành phố. Đây cũng là mong muốn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, không ai có thể “bắt” bà Đào vào đó nếu bà không muốn. Chỉ khi nào bà không còn khả năng lợi dụng lòng trắc ẩn; chỉ khi nào những kịch bản éo le, cơ cực của cuộc đời do chính bà bịa ra không còn được vội vã tung lên mạng một cách thiếu trách nhiệm, có lẽ lúc đó bà Đào mới nghĩ đến việc tìm cho mình một nơi nương náu cuối đời.
Một người phụ nữ, trạc ngoài 50 tuổi ngồi bán trà đá ở góc ngã ba giao cắt phố Trần Nhân Tông - Quang Trung, cho biết: “Có người con của bà ấy khá giả lắm, chiều qua còn đi xe SH tới đây, bảo bà ấy về nhưng bà ấy nhất định không chịu. Hai hôm nay, chiều nào bà ấy cũng chơi mất vài trăm nghìn tiền lô đề, toàn là tiền từ thiện người ta biếu”. Mấy chị công nhân vệ sinh môi trường ghé vào uống nước cũng xác nhận: “Già thế rồi mà lô đề, cờ bạc thành thần. Có khi người ta vừa cho tiền xong, nổ máy quay xe đi, là bà ấy chửi vỗ ngược: “Chúng mày tưởng cho bà được vài trăm bạc là to à…”, rồi lập tức đi “thả con lô”, làm chúng tôi cứ gọi là “mắt tròn, mắt dẹt”. Rồi thì sáng nào cũng đi vệ sinh bừa bãi quanh chỗ này, bốc mùi xú uế, chúng tôi phải dọn”.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top